Những đoàn tàu ‘tử thần’ của Nga
Việc Nga thừa nhận số lượng những đoàn tàu bọc thép đã nối dài danh sách những đoàn tàu “tử thần” trong Quân đội Nga.
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin báo chi từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, cụm lực lượng đường sắt thuộc Quân khu phương Nam của hiện có 2 đoàn tàu bọc thép đặc biệt mang tên Baikal và Amur. Nguồn tin cho biết: “Các lực lượng đường sắt thuộc Quân khu phương Nam được biên chế 2 tiểu đoàn sửa chữa và cơ khí. Mỗi tiểu đoàn có một đoàn tàu bọc thép đặc biệt. Tên của chúng là Baikal và Amur”.
TASS cho biết thêm rằng, nhiệm vụ chính của các đoàn tàu không phải tham gia vào các hoạt động chiến đấu, mà là hộ tống các đoàn tàu quân sự chở hàng, xe bọc thép và binh lính, và còn sửa chữa ngay những đoạn đường sắt bị hư hỏng.
Mỗi đoàn tàu mang thiết bị đủ để sửa chữa và khôi phục 150 mét đường ray xe lửa và được trang bị 2 đầu máy diesel-điện cho mỗi đoàn tàu (trong đó một chiếc dự phòng) và 12 toa tàu, bao gồm các toa mui trần và toa bọc thép chở vũ khí, nguồn tin cho biết.
“Các đoàn tàu này được chỉ được trang bị vũ khí phòng không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không bay ở tầm thấp. Các nhân viên trên tàu được trang bị súng tự động tiêu chuẩn, súng máy và súng phóng lựu. Nếu cần thiết, các đoàn tàu có thể được tăng cường bằng các loại vũ khí khác, bao gồm cả pháo”, TASS tiết lộ thêm.
Ngoài những đoàn tàu này, Nga là quốc gia trên thế giới sở hữu những đoàn tàu vũ trang bằng vũ khí hạng nặng. Theo tiết lộ của hãng TASS hồi đầu năm 2015, Nga sẽ khôi phục toàn bộ 12 đoàn tàu tên lửa có từ thời Liên Xô.
Nguồn tin dẫn nguồn từ Tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này cho biết: “Chúng tôi sẽ sớm cho ra mắt biến thể mới của tên lửa Yars có thể đặt trên các khoang có hình dạng giống toa tàu hỏa thông thường, nhưng chúng có sức mạnh không kém gì phiên bản gốc. Vì vậy, không cần thiết phải phát triển dòng ICBM hoàn toàn mới cho Barguzin”.
Theo nguồn tin này, đoàn tàu &’tử thần’ Barguzin có thể sẽ được trang bị tới 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars hoặc Yars-M, hiện tại Barguzin vẫn đang trong quá trình phát triển. Nga dự định giới thiệu đoàn tàu hạt nhân Barguzin vào năm 2018 và sẽ mất thêm 2 năm để loại vũ khí chiến lược đặc biệt này trực chiến chính thức. “Nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch, Barguzin sẽ bắt đầu hoạt động trong giai đoạn 2019-2020″, TASS đăng tải.
Video đang HOT
RS-24 Yars (NATO gọi là SS-29), do Viện Công nghệ nhiệt Moscow thiết kế, là phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng Topol-M có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập, được thiết kế để lẩn tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương.
“Loại tên lửa này được thiết kế với các giải pháp khoa học và công nghệ đã được áp dụng trong các hệ thống tên lửa Topol-M, nhưng cắt giảm đáng kể giảm thời gian và chi phí chế tạo tên lửa”, Thiếu tá Andreyev, phát ngôn viên Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RSMF) cho biết.
Theo ông, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars sẽ gia tăng khả năng chiến đấu của RSMF chống lại các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương, do đó tăng cường khả năng răn đe của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga. “Trong tương lai, cùng với các tên lửa đạn đạo liên lục địa mang một đầu đạn hạt RS-12M2 (hệ thống tên lửa Topol-M), tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 sẽ tạo thành lực lượng tấn công nòng cốt của RSMF”, ông cho biết thêm.
RS-24 Yars được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế quả Topol-M. Về cơ bản RS-24 là phiên bản khác của Topol-M đã tăng trọng lượng, kích thước và vì thế cũng có tầm bắn xa hơn, khoảng 11.000km.
Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Nó được tạo ra như một câu trả lời với lá chắn tên lửa mà Mỹ dự định đặt ở châu Âu. Hiện nay, 15 hệ thống tên lửa di động Yars đang được triển khai tại các đơn vị ở Novosibirsk và Tomsk, Siberia, theo Interfax. Bộ Quốc phòng Nga cũng thông báo sẽ có thêm hai đơn vị được trang bị Yars. (Ảnh trong bài: Tổ hợp ICBM tàu hoả RT-23 Molodets)
Theo Đất Việt
RS-20 (SS-18 "Satan") tên lửa chiến lược không đối thủ
26.03.2015. Lực lượng chiến lược tiến hành phóng thành công tên lửa đẩy RS-20B (định danh NATO - "SS-18 Satan") tại bãi phóng Orenburg. Tên lửa có nhiệm vụ đưa vào quỹ đạo vệ tinh Hàn Quốc KOMPSAT3A.
Vệ tinh KOMPSAT3A kết nối thành một tổ hợp 3 vệ tinh, có sứ mệnh quan sát ngày đêm bề mặt trái đất trong mọi điều kiện thời tiết. Với các vệ tinh này có thể nhận được các thông tin chi tiết về các tình huống khẩn cấp và điều kiện môi trường trên toàn bộ hành tinh.
Phóng vệ tinh Hàn Quốc lên quỹ đạo được thực hiện bằng tên lửa vận tải có khối lượng đến 210 tấn, tầng thứ nhất và tầng thứ 2 của RS-20B. Được sử dụng trực tiếp không sửa đổi bổ xung.
Theo hiệp ước START-1, liên quan đến việc phá hủy 50% tổng số tên lửa đạn đạo chiến lược RS-20 (SS-18 "Satan"). Một lựa chọn được đề xuất là chuyển đổi các tên lửa đẩy này trở thành các tên lửa thương mại đưa các vệ tinh vào không gian.
Để thực hiện chương trình phát triển tên lửa vận tải "Dnepr" theo quyết định của Cơ quan Vũ trụ Nga và Cơ quan vũ trụ quốc gia Ukraine đã thành lập Công ty cổ phần liên danh " International Space Kosmotras." bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức từ Nga và Ukraine có sứ mệnh cải tạo và hiện đại hóa tổ hợp tên lửa RS -20, bảo hành và giám sát quá trình hoạt động. Các đơn vị gồm có: Trung tâm thiết kế "Miền Nam", cơ quan phát triển của tên lửa đạn đạo ICBM RS-20, Công ty cổ phần "Khartron" có nhiệm vụ xây dựng hệ thống quản trị, và những cơ sở công nghiệp tên lửa và phụ trợ khác....
Tên lửa vận tải Dnepr - RS-20
Cơ sở căn bản của chương trình "Dnepr" là hơn 150 tên lửa RS-20, phù hợp cho việc chuyển đổi thành tên lửa đẩy vận tải. Đặc trưng của tên lửa là có độ tin cậy rất cao, đã được khẳng định qua 160 lần phóng, trong đó có 5 lần tên lửa bay vào quỹ đạo không gian gần trái đất. Do có số lượng tên lửa đẩy dự phòng rất lớn RS-20, tập đoàn "Kosmotras" ngoài việc đưa tên lửa đẩy chính vào hầm phóng còn sẵn sàng một tên lửa dự phòng trong kho, có thể đưa vào phóng các trang thiết bị lên quỹ đạo trong vòng 30 ngày, hoàn thành bất cứ hợp đồng đưa trang thiết bị lên vũ trụ trong thời gian cho phép. Hiện chưa có một công ty vận tải hàng không vũ trụ nào trên thế giới đạt được dịch vụ này.
Khoang hàng hóa của tên lửa vận tải Dnepr - RS-20
Tên lửa đạn đạo chiến lược từ thời kỳ Xô viết RS-20A (SS-18), được thiết kế và chế tạo bởi nhóm kỹ sư thiết kế do Vladimir Utkin, giám đốc Cục thiết kế "Miền Nam" Ukraine lãnh đạo, theo những tính năng kỹ thuật và các thông số vượt trội hơn tên lửa đạn đạo Mỹ "Minuteman-3. RS-20A là một trong những hệ thống tên lửa chiến lược lớn nhất và có hiệu quả tác chiến cao nhất. Không ngạc nhiên khi Phương Tây đặt tên cho hệ thống là "Satan"
Tên lửa có chiều dài 34,6 m, đường kính 3m, khối lượng 211 tấn, tải trọng hữu ích (đầu đạn hạt nhân) 7,3 tấn.
Tên lửa đạn đạo chiến lược RS-20 "SS-18 Satan"
RS-20A phóng thử lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1973. Được đưa vào biên chế trong Lực lượng tên lửa chiến lược Liên xô ngày 30.12.1975.
Tên lửa có cấu trúc 2 tầng phóng sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Các tầng phóng lắp đặt theo sơ đồ "tandem". Nhiên liệu: chất oxy hóa - nitrogen tetroxide, nhiên liệu cháy - UDMH (dimethyl phi đối xứng). Hệ thống điều khiển - đạo hàng quán tính.
Các tên lửa chiến lược này được nâng cấp và hiện đại hóa thành phiên bản RS-20B (SS-18 Mod.2) vào những năm 1980. Phiên bản RS-20B được thử nghiệm vào tháng 10.1977. Đưa vào biên chế năm tháng 12. 1980.
Tên lửa đạn đạo chiến lược RS-20 (SS-18) là nguyên nhân gây ra sự lo ngại sâu sắc của phương Tây do đây thực sự là hệ thống tên lửa đạn đạo mạnh nhất từng được phát triển. Tên lửa được phóng "nguội" từ các hầm phóng silo. Lần phóng thử nghiệm đầu tiên vào tháng 4 - tháng 5 .1972. Nâng cấp lần 2 - tháng 9.1973, nâng cấp lần 3 - năm 1975, nâng cấp lần 4 - năm 1977. Đến năm 1981, đã có 308 tên lửa ICBM RS-20 được triển khai, độ sai lệch điểm rơi đầu đạn là 200 m.
Tên lửa RS-20 được phát triển ý tưởng vào năm 1964; nghiên cứu khoa học và thiết kế áp dụng thử vào giai đoạn năm 1964-1969. Thử nghiệm kỹ thuật vào những năm 1969-1974 ; Phóng thử RS-20 lần thứ nhất là tháng 4/5.1974, lần thứ hai là RS-20A (SS-18 Mod2) năm 1976, RS-20A (SS-18 Mod3) năm 1976 và RS-20B (SS-18 Mod4) năm 1979.
Theo tính năng kỹ chiến thuật: RS-20 có mục đích tấn công các công trình quân sự kiên cố, các hầm phóng tên lửa đạn đạo, sân bay quân sự và các trung tâm chỉ huy cao cấp.
Quỹ đạo bay tên lửa có độ chính xác rất cao. Độ sai lệch so với tâm mục tiêu là khoảng từ 260 đến 190 m.
Mặc dù vậy, những block chia tách của RS-20A có những nhược điểm nghiêm trọng. Năm 1985, Bộ tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược đã đưa vào biên chế hệ thống tên lửa đẩy RS-20B (SS-18 Mod5) có khả năng mang các đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ khoảng từ 550 - 750 kT, độ sai lệch mục tiêu - 250 mm. Phiên bản nâng cấp tiếp theo là tên lửa mang tên RS-20V - Voevod. Đến năm 1974, hệ thống RS-20 Satan đã được phóng thử nghiệm 35 lần, trong đó có 18 lần phóng vào năm 1974.
Tên lửa RS-20B (SS-19 Satan) là tên lửa đạn đạo chiến lược ICBM thế hệ thứ tư sử dụng nhiên liệu nặng, đầu đạn tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường chủ động. Tên lửa được thiết kế tại trung tâm CB Yangelya và được sản xuất hàng loạt tại nhà máy chế tạo tên lửa ở vùng Dnepropetrovsk, Ukraine.
Đầu đạn tên lửa mang theo 10 đầu đạn hạt nhân thứ cấp, tổng đương lượng nổ khoảng 500-550 kT.
Hầm phóng tên lửa RS-20B
Đưa tên lửa đạn đạo RS-20B Satan SS-18 vào hầm phóng
Quá trình phóng tên lửa
Tên lửa đạn đạo được phóng lên khỏi hầm
Tương tự như các tên lửa đạn đạo chiến lược khác, tên lửa RS-20B được vận chuyển trong các thùng container và phóng đạn từ các hầm silo gia cường SS-9; RS-20B được triển khai trên 6 căn cứ tên lửa chiến lược: Aleisk; Dambarovsky; nông trang mang tên Gastello; Carpathian Mountains; Uzhur (64 hầm phóng); Zhangiz Tobe;
Các silo của tên lửa RS-20 được cho là các hầm phóng tên lửa đạn đạo kiên cố nhất thế giới, theo tông tin có được độ kiên cố của hầm phóng là - 2500-4500 psi, một số hầm phóng đạt đến - 6000-7000 psi.
Ngày nay những tên lửa đã được triển khai là - 308 tên lửa (tính đến năm 1988 ), chủ yếu là hệ thống tên lửa RS-20V;
Theo Infonet
Moscow sẽ tấn công hạt nhân nếu Đan Mạch tham gia lá chắn tên lửa Đại sứ Nga tại Đan Mạch Mikhail Vanin ngày 21/3 tuyên bố, các tàu chiến Đan Mạch sẽ trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa hạt nhân Nga nếu nước này tham gia chương trình lá chăn tên lửa của NATO. Đại sứ Nga tại Đan Mạch Mikhail Vanin viết trong bài xã luận đăng trên nhật báo Đan Mạch Jyllands-Posten...