Những đồ ăn, uống không được để qua đêm
Một số món ăn, đồ uống nhằm tránh lãng phí bạn có thể để qua đêm và dùng lại vào ngày hôm sau, nhưng không phải thực phẩm nào cũng dùng được như vậy, bởi nó không những không tốt cho sức khoẻ mà còn có tác dụng ngược.
Trà xanh
Theo ThS Nguyễn Thị Huyền, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, chè xanh có tác dụng chống ô-xy hóa, kéo dài tuổi thọ và làm cho làn da nhuận sắc hơn.
Tuy nhiên, uống chè xanh cũng phải đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến một số hậu quả không mong muốn.
Buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Không uống nước chè xanh để qua đêm, bởi khi để lâu như vậy nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B, C trong nước chè sẽ bị phân hủy, còn sản sinh nhiều vi khuẩn, nấm độc hại, do vậy rất nguy hại cho sức khoẻ nếu bạn uống trà xanh thừa của ngày hôm trước.
Vì vậy, tốt hơn hết, buổi sáng khởi đầu cho một ngày, bạn nên hãm ấm chè xanh mới và chỉ thưởng thức chúng trong ngày mà thôi.
Video đang HOT
PGS.TS Phan Thị Sửu, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, trứng gà để qua đêm có nên ăn hay không còn tùy thuộc vào quả trứng đó đã luộc chín hay chưa, bạn có luộc lại trước khi ăn hay không, và bảo quản ở đâu.
Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì cũng không có vấn đề nhiều, một số vi chất sẽ giảm. Tuy nhiên, nếu để ở ngoài thì với nhiệt độ từ 10oC trở lên sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển, khi ăn vào rất có hại cho dạ dày, đường ruột, gây đầy hơi, nóng, thậm chí tiêu chảy.
Nếu lần đầu bạn đã luộc chín trứng, lần sau, trước khi ăn bạn luộc lại một lần nữa thì sẽ không vấn đề gì, vẫn có thể ăn được.
Nhưng đối với những quả trứng luộc chưa chín hẳn (hay còn gọi là “lòng đào”) thì tốt nhất là không nên ăn.
Những món gỏi
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thêm, những món gỏi như gỏi cá, gỏi bò, gỏi tôm…
Khi làm gỏi bạn cho rất nhiều gia vị như giấm, ớt… nếu để qua ngày hôm sau kể cả khi bạn cất trong tủ lạnh, món ăn cũng dễ sinh nấm mốc, gây ngộ độc, vì vậy, tốt nhất là ăn hết trong ngày.
Theo dân trí
Chế độ ăn uống trong ngày xuân
Trong những ngày xuân, chúng ta được nghỉ ngơi, thăm thú bạn bè, người thân, đi du lịch... nhưng chúng ta lại vô tình không cho anh "ruột" thư giãn khi ăn uống không điều độ, ăn nhiều những thức ăn thịnh soạn, nhiều đường bột và chất béo khiến anh ậm ạch, khó chịu. Cộng thêm yếu tố thời tiết thay đổi thất thường càng làm anh thêm mệt mỏi. Các bác sĩ khuyên rằng, để những ngày vui này không mất vui vì anh "ruột" bị "tai nạn ăn uống" thì cần cho anh được thoải mái bằng cách tăng cường thêm cho anh rau xanh và nước uống.
Những rối loạn tiêu hóa thường gặp
Trướng bụng đầy hơi: có lẽ đây là rối loạn thường gặp nhất của các bệnh lý đường tiêu hóa trong dịp tết. Đó là biểu hiện no hơi, nặng bụng, khó chịu do có sự tích khí trong đường tiêu hóa, do tiêu hóa không tốt, thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những ngày đầu xuân ăn uống thất thường, ăn quá nhiều các chất đạm, lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích. Xử trí bằng cách dùng gừng giã nhỏ lấy nước hòa với nước ấm rồi uống hoặc chườm ấm vùng bụng. Nếu không đỡ thì có thể dùng các thuốc trị khó tiêu đầy bụng như thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày, thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày - ruột hoặc sử dụng các loại men tiêu hóa có bán tại các nhà thuốc, nhưng cũng chỉ nên dùng trong thời gian 3 - 5 ngày. Nếu các biểu hiện không đỡ cần đi khám bác sĩ vì có thể có nguyên nhân khác gây trướng bụng đầy hơi.
Tiêu chảy, nôn ói do ngộ độc thức ăn:
Biểu hiện thường là nôn ói và đi tiêu chảy, đôi khi có sốt. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hơn hay tiêu chảy nhiều hơn. Cần bổ sung oresol để bù lại lượng nước và muối đã mất. Tuy không điều trị được nguyên nhân nhưng đây là biện pháp căn bản để chống mất nước và điện giải từ đó tránh được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra. Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước. Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải. Ngoài ra có thể dùng một số thuốc có tác dụng hấp thụ, thuốc làm chậm nhu động ruột hoặc các chất kháng tiết ở ruột non. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy khi có ý kiến của bác sĩ.
Đầy bụng trướng hơi thường gặp khi ăn uống no.
Các bệnh về gan:
Điển hình nhất là gan nhiễm mỡ (do uống nhiều bia rượu, ăn vặt nhiều). Không nên uống hơn 2 cốc rượu nhỏ một ngày. Rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen (panadol, decolgen, eferalgan, alaxan...). Bất cứ người nào uống rượu nhiều, ngay cả uống chỉ vài ngày cũng sẽ dễ phát triển thành gan nhiễm mỡ, tế bào gan sưng lên chứa mỡ và nước. Gan nhiễm mỡ do rượu có thể hồi phục được sau khi ngừng uống rượu.
Ngoài ra với những người có bệnh lý gan mạn tính như viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan trong dịp xuân, do bị mời ép nhiều nên không ít bệnh nhân ăn uống quá độ hoặc ăn những món không phù hợp, khiến các bệnh về gan bộc phát mạnh hơn. Đối với người có bệnh gan mạn tính, lan tỏa, điều cần lưu ý đầu tiên trong ngày này là phải tiếp tục duy trì việc kiêng rượu, nhất là các loại rượu nặng. Không nên vì cả nể hoặc ham vui mà quên mất bệnh tật của mình. Đối với rượu vang hay bia, có thể dùng để khai vị nhưng không nên uống nhiều (tối đa 1 lon bia hoặc 1-2 chén nhỏ rượu vang mỗi ngày), cũng không nên uống đều đặn tất cả các ngày.
Các món ăn giàu mỡ - vốn rất nhiều trong dịp Tết - cũng không có lợi cho người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều đạm vì lá gan bị bệnh sẽ không đủ khả năng chuyển hóa hết các chất này, gây khó tiêu và đầy bụng. Ngoài ra, bệnh nhân gan phải cẩn thận hơn người bình thường trong việc giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong ngày xuân hay dịp Tết sắp đến. Ở những người bị viêm gan mạn tính đang ổn định, các chứng tiêu chảy và ngộ độc thức ăn có thể gây ra một đợt tiến triển, có khi rất nặng. Những rối loạn về tiêu hóa cũng có thể làm cho bệnh xơ gan trở nên nặng hơn, gây phù hoặc cổ trướng.
Táo bón: mọi người có xu hướng ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, các loại thức ăn chế biến nhiều từ thịt. Do đó, sẽ dễ mắc chứng táo bón. Xử trí bằng ăn nhiều hoa quả, trái cây và uống nhiều nước. Chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng khi các biện pháp trên không có hiệu quả, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
Viêm dạ dày cấp: Viêm dạ dày cấp được hiểu là phản ứng viêm chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của các tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày. Thông thường trong ngày đầu năm mới, nguyên nhân chủ yếu là do uống nhiều rượu và sử dụng các chất kích thích như cà phê, ớt... biểu hiện chủ yếu là đau bụng cồn cào nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn; trường hợp nặng có thể có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu và đại tiện phân đen. Chẩn đoán dựa vào hình ảnh trên nội soi, có thể xung huyết toàn bộ hoặc một phần niêm mạc dạ dày. Nên gặp bác sĩ để có được phác đồ điều trị hợp lý.
Bia, rượu và thực phẩm giàu chất béo dễ khiến gan nhiễm mỡ.
Cách hạn chế các rối loạn trên
Để đảm bảo sức khỏe nói chung và sức khỏe của ông anh "ruột" nói riêng nên áp dụng một số biện pháp sau:
Đảm bảo đầy đủ lượng rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm dạng hạt trong khẩu phần ăn; đặc biệt nên bổ sung và khẩu phần ăn một số thực phẩm có tác dụng chống đầy hơi như tỏi, nấm hương, mộc nhĩ...
Uống nhiều nước, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu và đồ uống có cồn; có thể sử dụng các loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà kim ngân, hồng trà, trà nhài, trà ô long; hạn chế tối đa sử dụng đồ ngọt như bánh, kẹo, mứt...
Nghỉ ngơi hợp lý: Nên đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giấc ngủ sẽ giúp bạn phục hồi sức lực nhanh chóng để chuẩn bị cho các hoạt động ngày hôm sau. Thậm chí những giấc ngủ ngắn cũng có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại được sức khoẻ, tránh rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi và nhất là có tác dụng hỗ trợ cơ quan tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn.
Theo PNO
"Triệt tiêu" 9 điểm ẩn náu vi trùng nhiều nhất trong bếp Ngoài việc lên một thực đơn cầu kỳ, chọn các loại thực phẩm tươi ngon và chế biến khéo léo thì thường xuyên vệ sinh và tẩy trùng nhà bếp rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe gia đình. Rất khó tin, nhưng nhà bếp là "ổ" nhiều vi khuẩn nhất trong nhà bạn, thậm chí hơn cả nhà vệ sinh!...