Những dinh thự cổ không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt
Đà Lạt – thành phố du lịch nghỉ dưỡng danh tiếng, đang giữ gìn và tôn tạo rất nhiều dinh thự cổ như một bảo tàng kiến trúc quốc gia.
Mỗi căn dinh thự lại mang nét cá tính riêng, thể hiện phong cách của gia chủ và chúng cũng đều có sinh mệnh riêng từ khi được xây cất.
Có những căn đã trở thành resort, có những căn thì trở thành văn phòng hành chính nhà nước, vài căn thì đã bị bỏ hoang và cũng nhiều căn đang “vô chủ”. Tuy nhiên, dù số phận của những dinh thự cổ nổi tiếng ở Đà Lạt ra sao thì chúng đều khiến nhiều người trầm trồ bởi kiến trúc độc đáo và có nét quyến rũ rất riêng.
Dưới đây là 4 dinh thự cổ ở Đà Lạt đẹp hút hồn lữ khách
Dinh I Đà Lạt – King Palace
Dinh I Đà Lạt nằm trên đường Trần Quang Diệu, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 4km về hướng Đông Nam. Theo đó, dinh được nhà triệu phú Bourgery, chủ nhà đèn Thượng Hải, xây cất từ những năm trước 1940.
Dinh I Đà Lạt với nét kiến trúc cổ kính mang phong cách tân cổ điển châu Âu.
Vua Bảo Đại mua lại dinh thự này vào năm 1949 và trở thành nơi làm việc của các nguyên thủ quốc gia ở Đà Lạt, chính vì vậy Dinh I còn được gọi là Dinh Tổng thống.
Với nét kiến trúc cổ kính mang phong cách tân cổ điển châu Âu được bao bọc bởi rừng thông xanh bạt ngàn, thơ mộng, Dinh I hiên ngang và sừng sững trên ngọn đồi cao 1.550m. Đến đây, khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đẹp mắt, ấn tượng.
Dinh 1 trong nắng ban mai của Đà Lạt.
Hiện nay, Dinh 1 đã được trùng tu lại để phục vụ khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nơi lưu dấu ấn của vị vua Bảo Đại.
Dinh Bảo Đại
Đây cũng là một trong 4 dinh thự cổ ở Đà Lạt hấp dẫn du khách ghé thăm. Dinh Bảo Đại còn được gọi là biệt điện của vua Bảo Đại (Dinh 3), nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây Nam.
Đây cũng là một trong 4 dinh thự cổ ở Đà Lạt hấp dẫn du khách ghé thăm.
Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn nét kiến trúc của dinh thự được xây dựng và bài trí theo phong cách trang nhã, lộng lẫy, nguy nga tráng lệ dành cho vua chúa. Xung quanh Dinh Bảo Đại là hàng loạt các công trình khuôn viên như rừng Ái Ân, vườn Thượng Uyển và hồ nước nhỏ trong khuôn viên càng làm tôn thêm nét lãng mạn, nên thơ gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước.
Video đang HOT
Khu biệt thự Lê Lai
Khu biệt thự Lê Lai còn có tên là Làng biệt thự Pháp – góc châu Âu giữa thành phố mù sương.
Từ xa xưa, nơi đây còn được người Đà Lạt gọi là khu cư xá ngoạn mục hay trong tiếng Pháp là Cité Bellevue. Nằm cách trung tâm thành phố không xa, song khu biệt thự lại được sở hữu không gian tĩnh lặng riêng biệt. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm phố phường Đà Lạt phía trung tâm, hay cũng có thể nhìn qua thung lũng đầy hoa ngay ngoại ô Đà Lạt theo một hướng khác.
Khu biệt thự Lê Lai cũng có tên là Làng biệt thự Pháp.
Trải qua gần 1 thế kỷ, sau những thăng trầm của lịch sử, khu biệt thự Lê Lai được coi là chứng nhân lịch sử của một Đà Lạt thuở sơ khai.
Ngoài những nét kiến trúc cổ độc đáo, những vật dụng sinh hoạt còn lại trong các căn biệt thự gợi nhớ về cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu Pháp vào đầu thế kỷ 20 tại Đông Dương như: Công tắc đèn, sàn lát gỗ, hệ thống cửa sổ được làm bằng gỗ quý, lò sưởi…
Cung Nam Phương Hoàng hậu
Cung điện này là món quà mà thân sinh của Nam Phương Hoàng hậu tặng bà làm của hồi môn khi lấy vua Bảo Đại. Đây cũng được xem như dinh thự cổ ở Đà Lạt đẹp nhất nhì, nằm thơ mộng trên ngọn đồi cao và ngắm nhìn cả thủ phủ trong sương.
Toàn cảnh Cung Nam Phương Hoàng hậu.
Dinh thự gồm ba tầng với tổng diện tích khoảng 500 m2, tọa lạc trong khu vườn rộng giữa ngút ngàn thông xanh. Dinh thự có lối kiến trúc Pháp kết hợp với nét Á Đông. Tầng lầu được xây theo hình ngũ giác vọng nguyệt, với mái ngói nhô ra. Hệ thống ô thông gió có hoa văn trang trí cành đào cách điệu.
Không gian trong, ngoài dinh đều có nước sơn vàng thường thấy của biệt thự kiểu Pháp. Màu vàng cũng là biểu tượng hoàng gia. Hệ thống cầu thang, cửa sổ, trần mái, đồ nội thất được ốp gỗ quý, tạo nên vẻ ấm áp, sang trọng.
Cô gái rời TPHCM đến Đà Lạt thuê đất, dựng chốn thư giãn đẹp mê
Ngoài căn nhà gỗ được trang trí theo phong cách mộc mạc, cô gái còn trồng thêm hoa, cỏ cây ở xung quanh vườn, tạo không gian sống rộng 300m2 đẹp nên thơ, trong lành giữa Đà Lạt.
Không làm công việc với mức lương 8 chữ số ở TPHCM, tháng 7/2019, Huỳnh Gia Linh (SN 1996, quê ở Cam Ranh, Khánh Hòa) quyết định chuyển tới Đà Lạt sinh sống.
Cô hi vọng vùng đất mới là nơi có thể theo đuổi đam mê tìm hiểu về cà phê và gây dựng một không gian giao lưu, kết nối ấm cúng với những người "cùng tần số".
"Sau khi chuyển tới Đà Lạt, mình đã trải nghiệm đủ chỗ ở khác nhau, từ nông trại cà phê cho đến ở trọ, thuê nhà nguyên căn,... để đảm bảo thuận tiện cho công việc cũng như nhu cầu cuộc sống", Linh nói.
Sau 5 năm ở TPHCM, Gia Linh quyết định chuyển tới Đà Lạt
Hiện, 9X sống và làm việc trong một không gian nhà vườn được thuê lại ở đường Lữ Gia (phường 9, TP. Đà Lạt) với tổng diện tích khoảng 300m2.
Trên mảnh đất mà chủ cũ bàn giao đã có sẵn căn nhà gỗ và khoảng vườn khá rộng. Linh giữ lại phần lớn căn nhà ban đầu, chỉ sửa sang một số hạng mục cần thiết để nâng cấp cơ sở vật chất và trang trí thêm cỏ cây, hoa lá cho nhà thêm xanh mát.
Không gian nhà vườn tràn ngập sắc xanh của cỏ cây
Căn nhà hiện tại được bài trí giản dị, toát lên sự ấm cúng, gợi nhắc hoài niệm về một ngôi nhà kiểu Đà Lạt xưa giữa lòng thành phố đang đô thị hóa.
Ngoài vườn, cô gái trẻ ưu tiên trồng các loại hoa đặc trưng của Đà Lạt như hoa hồng, hồng thiên hương, sao nhái,... Rau chủ yếu là các loại ăn lá như cải kale, cải cầu vồng, xà lách,... vừa thuận tiện chăm sóc, vừa cho thu hoạch thường xuyên.
"Mình luôn cố gắng trồng thêm các loại cây ở trong và ngoài nhà để tạo nên sự mềm mại và dịu dàng cho không gian sống", cô nói.
Căn nhà sử dụng chất liệu chủ đạo là gỗ với tông màu nâu, gợi cảm giác thân thuộc, ấm cúng
Một góc vườn nhỏ được cô gái trẻ thiết kế vuông vắn, gọn gàng để trồng các loại rau ăn lá, rau thơm
Linh thừa nhận thời gian đầu ở Đà Lạt có nhiều khó khăn như không quen biết ai, không hợp thời tiết lạnh vì đề kháng yếu,... Song, cô nhanh chóng thích nghi và ngày càng yêu mến thành phố này.
"Ở đây, mình dễ định hình và tự do phát triển bản thân hơn. Lúc đầu, bạn bè luôn hỏi mình làm sao để sống ở Đà Lạt với mức lương chỉ bằng 1/4 ở TPHCM. Nhưng mình nghĩ, tiền khi ấy cũng chỉ đủ lo cho sức khỏe và đầu tư cuộc sống tiện nghi.
Khi về đây, mình thấy nhu cầu ít đi nên tiết kiệm được phần lớn thu nhập. Chưa kể ở nơi trong lành, vận động mỗi ngày như vậy, sức khỏe của mình cũng cải thiện rõ rệt hơn. Cuộc sống vui vẻ, thoải mái mà không cần chi tiêu nhiều như ở TPHCM".
Cuộc sống bình yên ở Đà Lạt giúp Gia Linh thấy tràn đầy năng lượng, sức khỏe được cải thiện rõ
Từ khi chuyển tới Đà Lạt, Linh không chỉ có cơ hội tìm hiểu về cà phê - nguyên liệu làm nên thức uống nổi tiếng của Việt Nam mà còn được sống thật là chính mình, tránh xa sự xô bồ, náo nhiệt.
Chưa kể, địa điểm này cũng khá gần quê nhà Cam Ranh, chỉ cách khoảng 230km nên 9X có thể thuận tiện di chuyển giữa hai nơi.
Thỉnh thoảng, cô còn đón bạn bè, người thân và cả những du khách xa lạ có chung đam mê tới đây để thư giãn, "đổi gió". Nhà không quá rộng nhưng đủ bình yên và tiện nghi để ai ghé thăm cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái.
Linh thừa nhận, ngôi nhà nhỏ không chỉ tiếp thêm năng lượng mà còn mang đến không gian riêng giúp cô duy trì công việc tự do và theo đuổi sở thích.
"Mình không theo trào lưu bỏ phố về rừng hay mưu cầu điều gì quá nhiều ở Đà Lạt. Mình chuyển tới đây chỉ đơn giản là muốn học về cà phê trước tiên.
Nhưng sau đó mình thấy vùng đất này đã cho mình nhiều thứ, từ các mối quan hệ cùng tần số, bầu không khí trong lành, thiên nhiên đủ đầy cho đến sự hiện đại vừa đủ và cơ hội để tự phát triển bản thân,...
Với mình, Đà Lạt gói gọn trong 4 từ - dễ chịu vừa đủ", 9X bày tỏ.
Golden Imperial Hotel Điểm nhấn giữa trái tim thành phố ngàn hoa Golden Imperial Hotel được xem là khách sạn 5 sao sang trọng bậc nhất trung tâm thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Với sự hiện diện của những kiến trúc mới đã tô điểm cho thành phố và hứa hẹn ghi dấu thêm một biểu tượng mới - biểu tượng của sự giao thoa. Biểu tượng đẳng cấp tại Đà Lạt mộng mơ...