Những điều tuyệt đối không được giấu bác sĩ phụ khoa
Khi đã đi khám phụ khoa thì bạn nên trung thực với bác sĩ vì những thông tin bạn cung cấp sẽ rất có lợi cho bác sĩ trong việc chẩn đoán sức khỏe của bạn, đừng ngượng ngùng mà cung cấp thiếu thông tin, làm sự chẩn đoán thiếu chính xác.
Dưới đây là 6 điều bạn tuyệt đối không được giấu bác sĩ khi đi khám phụ khoa.
1. Số bạn tình của bạn
Đây là thông tin vô cùng hữu ích cho bác sĩ trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh của bạn là cao hay thấp và từ đó sẽ tư vấn bạn cách bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất, đặc biệt là trong việc phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.
“Nếu bạn có nhiều hơn một bạn tình, nguy cơ lây bệnh của bạn cũng tăng lên theo cấp số nhân”, bác sĩ sản phụ khoa Alyssa Dweck, đồng tác giải của cuốn “V is For Vagina” cho biết.
2. Số lần bạn có quan hệ tình dục không bảo vệ (dù chỉ là một lần)
Cho dù chỉ một lần có quan hệ tình dục không an toàn, bạn cũng có nguy cơ lây bệnh tình dục. Một số bệnh có thể không có dấu hiệu rõ ràng ngay từ đầu nên chỉ nhìn bề ngoài sẽ rất khó nhận biết, ví dụ như bệnh Chlamydia, giang mai… hoặc như nhiễm HPV có thể ủ bệnh trong nhiều năm. Chính vì vậy, nếu biết nguy cơ của bạn, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn kiểm tra và xét nghiệm bệnh đầy đủ hơn.
3. Bạn có bị chảy máu sau khi “quan hệ” hay không
Video đang HOT
“Nếu chỉ trong lần đặc biệt nào đó mà bạn bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục thì bạn không nhất thiết phải đi khám. Nhưng nếu tình trạng đó xảy ra thường xuyên thì bạn cần đi khám và nói cho bác sĩ phụ khoa biết”, Dweck nói. Chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng, khô âm đạo hoặc là triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh ung the mà bạn đang gặp phải, ví dụ như ung thư cổ tử cung… Nói chuyện với bác sĩ để được làm xét nghiệm cần thiết sẽ tốt hơn cho bạn.
4. Bị ra máu thất thường khi không phải ngày “đèn đỏ”
Nếu chắc chắn là không mang thai thì sự thất thường của chu kì kinh nguyệt cũng là điều bạn cần lưu tâm và trao đổi với bác sĩ. Các dấu hiệu như lượng máu kinh, thời gian có kinh… nếu không ổn định đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa hoặc ung thư nào đó, ví dụ như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… Vì vậy, nếu thấy có tình trạng ra máu thất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt và cần mô tả đầy đủ cho bác sĩ sự bất thường này.
5. Đau khi có quan hệ tình dục
“Hiện tượng này chưa từng xảy ra trước đây (trừ những lần đầu mới “quan hệ”) hoặc mức độ đau trở nên thậm tệ hơn trong thời gian này thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề ở tử cung (nghiêng tử cung), khô âm đạo….”, Mary Jane Minkin, Tiến sĩ, bác sĩ sản phụ khoa, giáo sư lâm sàng tại Trường Y Yale.
Những nguy cơ này cũng có thể xảy ra với phụ nữ trẻ tuổi. Tuy nhiên, nó cũng có thể là tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai mà bạn dùng. Vì vậy, bạn nên nói với bác sĩ để được kiểm tra, phát hiện nguyên nhân chính xác nhất.
6. Bạn nhận thấy mùi khó chịu ở “vùng kín”
Đây chắc chắn là điều khiến chị em cảm thấy ngại nhất khi nói ra. Nhưng nó cũng là một đầu mối vô cùng quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Khi “vùng kín” có mùi khó chịu, chắc chắn bạn đã bị viêm. Nhưng mức độ viêm và nguyên nhân gây viêm khác nhau nên cũng khiến “vùng kín” có mùi khó chịu không giống nhau. Vì vậy, bạn cần cung cấp “đầu mối thông tin” này cho bác sĩ khi khám phụ khoa.
Theo VNE
Giải đáp thắc mắc tế nhị khi "yêu"
Giải đáp được những thắc mắc dưới đây bạn sẽ tự tin với "chuyện ấy" hơn.
Tiểu không kiểm soát khi "quan hệ"
Nếu "áo mưa" không bị rách thì bạn có thể loại ngay nguyên nhân của vết ướt trên giường đó thuộc về chàng. Hãy ngửi xem vết ướt đó có mùi nước tiểu không? Nếu đúng thì câu trả lời của bạn chính là đây: ngay sau khi phụ nữ đi vệ sinh thì vẫn còn một lượng nước tiểu trong bàng quang - Lauren Streicher, phó giáo sư về sản phụ khoa thuộc trường đại học Y học Northwestern cho biết.
Những tư thế yêu như tư thế truyền thống có thể đẩy áp lực lên bàng quang khiến bạn bị rỉ chất lỏng hay còn gọi là nước tiểu này ra ngoài. Nếu chuyện này xảy ra duy nhất một lần trong khi "quan hệ" thì không có gì phải bận tâm về điều đó. Nếu chất lỏng đó không có mùi hoặc có mùi xạ hương và bạn đang trong chu kì thì có thể đó là dấu hiệu của việc xuất tinh.
Nhưng nếu bạn thường xuyên bị chảy nước tiểu thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu không kiểm soát, bà Streicher nói. Bà khuyên rằng nên tăng cường tập luyện cho cơ xương chậu của bạn thông qua bài tập Kegel. Đồng thời đến gặp bác sĩ phụ khoa và bác sĩ vật lí trị liệu sức khỏe để được tư vấn.
Cười hoặc khóc không kiểm soát khi "quan hệ"
"Sex là một việc liên quan đến cả thần kinh và cảm xúc", nhà khoa học nghiên cứu Debby Herbenick thuộc trung tâm xúc tiến sức khỏe tình dục của trường đại học Indiana đồng thời là tác giả của Sex Made Easy cho hay. Nói cách khác, đó là "làm việc" với cường độ cao với một ai đó gây hưng phấn với mình.
Phản ứng về cảm xúc đôi khi cũng bắt nguồn từ lượng hoocmon tiết ra khi bạn đang trong chu kì kinh nguyệt hoặc từ những nỗi sợ của bạn về mối "quan hệ" bạn đang có. Chỉ có mình là người hiểu rõ nhất về bản thân nên nếu thấy có gì không ổn thì hãy hỏi ý kiến của bạn bè hoặc đến gặp chuyên gia về lĩnh vực này, họ sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Chưa đến thời kì mãn kinh, nhưng vùng dưới rất khô thậm chí khi đang "sung sướng"
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc giữ cho âm đạo luôn được bôi trơn một cách tự nhiên, nhưng bất cứ điều gì làm thay đổi lượng hoocmon hoặc lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể sẽ làm khô âm đạo phụ nữ.
Khoảng 5% phụ nữ thực hiện "oral sex" dẫn đến việc khô âm đạo, nhưng các bác sĩ phụ khoa lại không đề cập đến nguyên nhân này. Những thủ phạm khác gây ra khô âm đạo mà không liên quan đến tuổi tác như: thuốc kháng sinh, đang cho con bú, hóa trị liệu, thụ tinh trong ống nghiệm và bệnh tiểu đường. Một giải pháp hữu hiệu là sử dụng chất bôi trơn silicon như Wet Platium trước khi "quan hệ".
Bị chảy máu sau "quan hệ"
Nếu máu có màu đỏ tươi và chỉ xảy ra một lần thì đó chỉ là kết quả của kích thích hoặc do ma sát. Nhưng nếu nó lặp lại và máu có màu hơi đục vàng thì bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa. Máu đó có thể từ cổ tử cung, tử cung hoặc gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng như nhiễm Chlamydia hoặc bệnh lậu.
Cô bé có mùi tanh
Tiến sĩ Streicher nói: nồng độ pH trung bình trong âm đạo là khoảng 3,5 đến 4,5 tạo môi trường hiệu quả cho những vi khuẩn có lợi sinh sôi. Nếu nồng độ pH quá cao, những vi khuẩn có lợi này không thể tồn tại được, thay vào đó là môi trường lí tưởng cho những vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến âm đạo có mùi tanh hoặc những bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng âm đạo. Chế phẩm sinh học và một loại gel có tên RepHresh giúp giữ nồng độ pH cân bằng. Nếu đó chỉ là mùi giống như thuốc tẩy hoặc clo thì đó chỉ là tinh dịch. Không có gì đáng lo ngại.
Theo VNE
Sau sinh 10 tuần lại "lâm trận" có được không? Không hẳn cứ sau sinh 6-8 tuần là "chạy tốt" mà còn phải căn cứ vào việc cơ thể chị em có khỏe mạnh hay không. Tôi mang thai theo phương pháp bơm con giống vào tử cung. Tôi cũng đã sinh con khỏe mạnh được 10 tuần. Theo tôi biết, phụ nữ sau sinh phải kiêng từ 6-8 tuần mới nên "động...