Những điều rút ra sau tuần đầu tiên của Tổng thống Trump
Tuần đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ 2 đã có những khác biệt so với lần đầu ông lãnh đạo Nhà Trắng cách đây 8 năm.
Theo Hãng AP, tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào cho thấy những dấu hiệu về diễn biến tại Nhà Trắng trong những năm tới.
Một nhiệm kỳ 2 mạnh dạn hơn
Chỉ trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Trump đã ân xá cho hơn 1.500 người bị kết án hoặc bị buộ.c tộ.i trong vụ tấ.n côn.g Đồi Capitol ngày 6.1.2021, trong đó có những người gây gổ và xô xát với lực lượng cảnh sát. Quyết định của ông Trump trái ngược những bình luận của Phó tổng thống JD Vance, người khẳng định ông Trump sẽ chỉ ân xá cho những người không có hành vi bạo lực.
Tổng thống Donald Trump lên Không lực Một để đến bang Bắc Carolina ngày 24.1. ẢNH: REUTERS
Việc ân xá là động thái đầu tiên trong số nhiều quyết định của ông Trump cho những người ủng hộ. Theo AP, việc được cởi bỏ một số sức ép, chẳng hạn ông không còn phải nghĩ đến việc tranh cử do giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp Mỹ, hay Tòa án Tối cao đã trao quyền miễn trừ cho các tổng thống, đã giúp ông Trump phần nào thoải mái hơn khi đưa ra quyết định.
Đối với những người mà tân tổng thống Mỹ cho là có quan điểm đối lập, ông Trump đã đưa ra những biện pháp như ngừng gia hạn các biện pháp bảo vệ đối với tiến sĩ Anthony Fauci (cựu cố vấn về đại dịch Covid-19 dưới thời ông Trump), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Các quyết định bảo vệ những người trên được gia hạn liên tục dưới nhiệm kỳ cựu Tổng thống Joe Biden, khi có những đ.e dọ.a tính mạng nhằm vào họ. Ông Trump cũng hủy bỏ chứng nhận an ninh – tức một loại giấy phép giúp các quan chức tiếp cận tài liệu nhạy cảm – đối với các cựu quan chức chính phủ đã ch.ỉ tríc.h ông.
Ký lệnh ân xá, ông Trump báo hiệu sẽ ‘bất chấp’ hơn trong nhiệm kỳ hai
8 năm tích lũy kinh nghiệm
Trong những ngày đầu nhậm chức, Trump đã chứng minh được ông và đội ngũ của mình đã có những bài học từ 4 năm nhiệm kỳ đầu, cùng 4 năm đứng ngoài quan sát những diễn biến chính trị.
Ông Trump đã tận dụng thời gian để tạo dấu ấn với gần 200 sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên, cùng các quyết sách sau đó về nhiều vấn đề. Quy mô sắc lệnh cũng vượt qua người tiề.n nhiệm Joe Biden trong những ngày đầu tại Phòng Bầu dục.
Tổng thống Mỹ được cho là đã cố nhanh chóng xóa đi những gì được xem là hình ảnh của chính quyền ông Biden, bao gồm cải tổ lại bộ máy nhân sự chính phủ, xóa đi 4 năm sáng kiến liên bang về chương trình DEI (đa dạng, công bằng và hòa nhập), hủy bỏ các rào cản hành pháp của ông Biden về trí tuệ nhân tạo (AI) và tiề.n điện tử, điều thêm quân đội đến biên giới phía nam và cứng rắn trong quyết định trục xuất người nhập cư.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp ngày 23.1. ẢNH: REUTERS
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các sắc lệnh hành pháp ban đầu của Trump mang tính biểu tượng và phần lớn bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Lần này, dù vẫn có những giới hạn về thẩm quyền, giới quan sát cho rằng ông Trump đã thành thạo hơn trong việc tận dụng thẩm quyền của ông chủ Nhà Trắng.
Vẫn giữ được cá tính riêng
Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump được cho là mang giọng điệu tương đối trung dung, tuy nhiên sau đó khoảng một tiếng, công chúng và giới chính trường lại thấy được điều thể hiện tính cách đặc biệt của tổng thống Mỹ thứ 47.
Ông có màn côn.g kíc.h người tiề.n nhiệm Biden, Bộ Tư pháp Mỹ và các đối thủ chính trị, được đề cập từ cuộc gặp những người ủng hộ tại Điện Capitol sau diễn văn nhậm chức, đến bài phát biểu ở nhà thi đấu Capitol One Arena và buổi hỏi đáp với các phóng viên tại Phòng Bầu Dục.
Thẩm phán Mỹ chặn sắc lệnh của ông Trump hạn chế quyền công dân theo nơi sinh
Vai trò của tòa án
Hệ thống tư pháp Mỹ được dự báo sẽ có nhiều cuộc đối đầu pháp lý với Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2. Ngay trong ngày đầu tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy quyền dân theo nơi sinh, được quy định trong Tu chính án thứ 14 và tồn tại hơn 1 thế kỷ.
Thẩm phán tòa án quận John Coughenour, người đã chặn sắc lệnh trên, cho rằng “đây là một lệnh vi hiến trắng trợn”. Các vụ án không chỉ quyết định xem những hành động gây tranh cãi của ông Trump sẽ dẫn đến kết cục như thế nào, mà còn đán.h giá thẩm quyền và năng lực mà mỗi tổng thống Mỹ có thể thực hiện nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự.
Đứng giữa “sân khấu của những tỉ phú”
Xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Trump, một doanh nhân có tiếng tại Mỹ trước khi tham gia chính trường, là tập hợp các tỉ phú giàu nhất thế giới, với phần lớn tham gia vào lĩnh vực công nghệ.
Họ có thể là đối tác với chính quyền Mỹ, song lại là đối thủ trên thương trường, đặc biệt trong lĩnh vực có tính cạnh tranh cao hiện nay như công nghệ. Động thái đối đầu đã xuất hiện sau khi ông Trump công bố khoản đầu tư AI 500 tỉ USD từ 2 công ty OpenAI và SoftBank. Tỉ phú Elon Musk ch.ỉ tríc.h rằng SoftBank không có khoản tiề.n lớn như trên và con số chỉ là phóng đại, trong khi Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman khẳng định có đủ nguồn tài trợ.
Ông Trump dự sự kiện tại thành phố Las Vegas ngày 25.1. ẢNH: REUTERS
Bắt tay với những người giàu nhất giới công nghệ đồng nghĩa việc ông Trump có thể đứng giữa các cuộc cạnh tranh của các tập đoàn hàng đầu. Phát biểu hôm 23.1, ông Trump nói rằng: “Những người trong thỏa thuận 500 tỉ USD là những người rất thông minh, nhưng ông Elon Musk có thể không thích. Tuy nhiên, tôi cũng có một số người ghét tôi”.
Sự hâm mộ dành cho cố Tổng thống William McKinley
Ông Trump là một người dành sự hâm mộ cho Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley. Ngoài việc ký sắc lệnh trong ngày đầu tiên yêu cầu đổi tên núi Denali ở bang Alaska thành núi McKinley, ông Trump được cho là ưa thích chính sách thuế của cố tổng thống Mỹ, cho rằng nước Mỹ từng ở giai đoạn thịnh vượng nhất vào thập niên 1890, khi ông McKinley tại nhiệm.
Tuy nhiên, giới kinh tế học cho rằng chính sách của vị tổng thống thứ 25 không phải là hình mẫu hợp lý cho thế kỷ 21. Chẳng hạn, tổ chức nghiên cứu chính sách thuế Tax Foundation cho hay doanh thu thuế liên bang năm 1900, thời điểm ông McKinley tái đắc cử, chỉ đạt 3% tổng doanh thu nền kinh tế. Trong khi đó, doanh thu thuế hiện nay chiếm 17% tổng doanh thu nhưng vẫn không đủ gồng gánh chi tiêu chính phủ.
Kỳ vọng của Nga và Ukraine trong lời chúc mừng tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Cả Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều đã chúc mừng ông Donald Trump một lần nữa đảm nhận cương vị Tổng thống Mỹ.
Ngày 21/1/2025, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chúc mừng ông Donald Trump một lần nữa đảm nhận cương vị Tổng thống Mỹ. Ảnh chụp màn hình tài khoản X của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Viết trên mạng xã hội X ngày 21/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chúc mừng ông Donald Trump một lần nữa đảm nhận cương vị Tổng thống Mỹ, ca ngợi sự quyết đoán của ông Trump và nhấn mạnh rằng chính sách "hòa bình thông qua sức mạnh" của ông Trump mang đến cơ hội để củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ cũng như để đạt được một nền hòa bình lâu dài và công bằng.
Ông Zelensky cho rằng: "Hôm nay là một ngày của sự thay đổi và cũng là một ngày của hy vọng về việc giải quyết nhiều vấn đề, bao gồm cả những thách thức toàn cầu".
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, thế kỷ này đang được định hình ngay từ bây giờ và Kiev mong đợi sự hợp tác tích cực và cùng có lợi với Mỹ dưới thời ông Trump.
Ông Zelensky nhấn mạnh: "Chúng ta mạnh mẽ hơn khi cùng nhau, và chúng ta có thể mang lại an ninh, ổn định và tăng trưởng kinh tế lớn hơn cho thế giới và cho hai quốc gia của chúng ta".
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo ở Moskva ngày 19/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào ngày 20/1, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin cũng đã gửi lời chúc mừng đến ông Trump trước lễ nhậm chức, đồng thời hoan nghênh đề xuất của ông Trump về việc nối lại các cuộc tiếp xúc giữa hai quốc gia.
Theo đài RT của Liên bang Nga, tại cuộc họp, ông Putin nói: "Chúng tôi đang lắng nghe các tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ và các thành viên trong đội ngũ của ông về mong muốn khôi phục các cuộc tiếp xúc trực tiếp với Liên bang Nga, vốn đã bị chính quyền sắp mãn nhiệm ngăn chặn. Chúng tôi cũng lắng nghe tuyên bố của ông về mong muốn làm mọi cách để ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ ba. Tất nhiên, chúng tôi ủng hộ quan điểm này và chúc mừng Tổng thống đắc cử Mỹ nhậm chức".
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga cũng khẳng định Moskva chưa bao giờ từ chối đối thoại với Washington và luôn bày tỏ sẵn sàng đối thoại với bất kỳ chính quyền nào của Mỹ. Người đứng đầu Điện Kremlin nhấn mạnh các cuộc đối thoại phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Tờ The Guardian (Anh) đưa tin rằng ông Putin cũng bày tỏ sẵn sàng đàm phán với chính quyền mới của Mỹ về vấn đề Ukraine. Ông cam kết sẽ bảo vệ lợi ích của Liên bang Nga trong các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột, đồng thời nhấn mạnh rằng một nền hòa bình bền vững phải xuất phát từ việc giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng và tôn trọng quyền lợi chính đáng của tất cả người dân trong khu vực.
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tại Tòa nhà Quốc hội ở Washington, D.C., chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Trước đó vào đúng 12 giờ 01 phút (đúng 0 giờ 1 phút theo giờ Việt Nam), tại phòng mái vòm Rotunda ở Đồi Capitol, ông Donald Trump đã bước lên tuyên thệ nhậm chức dưới sự điều hành nghi thức của Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts, để chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.
"Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ. Vì vậy xin Chúa hãy giúp tôi!", Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ trước sự chứng kiến của Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts.
Lễ nhậm chức diễn ra hơn 2 tháng sau khi ông Trump giành chiến thắng áp đảo trước ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris với 312 phiếu, hơn đối thủ tới 86 phiếu.
Đặc biệt, ông Trump đã giành chiến thắng tại tất cả 7 bang chiến địa, nắm trọn 93 phiếu đại cử tri tại đây. Đây được đán.h giá là một chiến thắng ngoạn mục, xứng đáng với những toan tính chiến lược chi tiết được đề ra từ ngay những ngày đầu bắt đầu chiến dịch tranh cử.
Giải mã những tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Trump Từ kế hoạch mua Greenland đến ý định sáp nhập Canada, các tuyên bố gần đây của ông Trump hé lộ một tầm nhìn địa chính trị đầy táo bạo, đậm dấu ấn học thuyết Monroe thế kỷ XXI. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái). Ảnh: AP/TTXVN Theo kênh CNN ngày 25/1, các tuyên bố gây chấn động của Tổng thống Mỹ Donald...