Những điều quan trọng cần làm khi xe bị ngập nước
Nếu chạy xe trong cơn mưa và đường xá chẳng may ngập lụt, bạn nên làm gì khi chiếc xế yêu của mình bị ngập nước?
Không cố gắng khởi động xe
Sau khi nước rút, việc đầu tiên chủ xe cần lưu ý là không khởi động động cơ hay hệ thống điện. Nước luồn vào bên trong xe lâu ngày sẽ gây hỏng, chập mạch điện. Nước có thể đi sâu vào khoang máy, dẫn đến tình trạng thuỷ kích nếu chủ xe khởi động động cơ.
Chủ xe cần chụp hình, quay phim và liên hệ phía bảo hiểm để ghi nhận tình trạng xe cũng như lập biên bản xác nhận giữa hai bên. Chủ xe có thể mở cửa để kiểm tra nội thất, mở nắp ca-pô để loại bỏ các dị vật theo nước lọt vào bên trong.
Có thể dùng khăn khô để vệ sinh sơ bộ bên ngoài, bên trong, vị trí các cầu chì, bugi hoặc các cực của ắc-quy. Sau đó, liên hệ garage uy tín để dùng xe cứu hộ đưa xe đi kiểm tra, sửa chữa.
Sau khi nước rút, việc đầu tiên chủ xe cần lưu ý là không khởi động động cơ hay hệ thống điện
Sau bước kiểm tra sơ bộ của chủ xe, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra chuyên sâu tình trạng khoang máy. Những chi tiết còn ẩm hay ngấm nước được làm khô và vệ sinh lại.
Video đang HOT
Các bộ phận như lọc gió, bugi, các đường ống nạp cũng được kiểm tra mức độ hư hại, nếu hỏng thì phải thay. Riêng động cơ, thợ sửa có thể hạ máy để kiểm tra tình trạng nước xâm nhập vào xi-lanh.
Các kỹ sư ôtô khuyến cáo không sử dụng lại nhớt trên xe bị ngập nước vì có thể ngấm nước hoặc cặn bẩn (bùn, cát). Vì thế, cần thay mới tất cả nhớt động cơ, hộp số, cầu… trước khi khởi động lại động cơ. Chi phí cho thay nhớt có thể tiêu tốn vài triệu đồng, tuỳ loại xe.
Kiểm tra sửa chữa nội thất, hệ thống điện
Nước ngập quá nửa xe và len vào bên trong gây hư hại cho nội thất lẫn hệ thống điện. Thông thường, kỹ thuật viên tháo rời ghế và sàn xe để phơi hoặc sấy khô. Những kẽ nhỏ đọng nước cần đến dụng cụ sấy khô chuyên dụng.
Nước ngập quá nửa xe và len vào bên trong gây hư hại cho nội thất lẫn hệ thống điện
Nếu chỉ bị bám bùn, đất, ghế da hay nỉ đều có thể vệ sinh, để khô tự nhiên hoặc sấy khô để sử dụng lại. Trần xe, bảng táp-lô, vô-lăng, các khe gió điều hòa… cũng cần vệ sinh. Riêng các nút bấm, công tắc cần kiểm tra kỹ để tránh tình trạng đọng nước, sau đó làm khô.
Với hệ thống điện gồm dây dẫn, giắc cắm, cầu chì… cách làm tương tự nội thất là tháo rời và để khô. Thời gian để khô tự nhiên có thể mất 3 ngày đến 1 tuần. Nếu dùng dụng cụ sấy khô (ví dụ súng hơi), thời gian làm khô các chi tiết này nhanh hơn, khoảng 1-2 ngày.
Những chi tiết khác cần lưu ý như đèn chiếu sáng, còi, hệ thống âm thanh… có còn hoạt động tốt. Bộ phận điện phức tạp như ECU điều khiển cần được kiểm tra chuyên sâu để xác định mức độ nhiễm nước, hư hại. Trong trường hợp hỏng nặng cần phải thay.
Khởi động động cơ
Chỉ khi các công đoạn kiểm tra khoang máy, hệ thống điện hoàn tất và khắc phục các hư hại, động cơ mới được khởi động lại.
Rửa xe máy quá thường xuyên có hại không?
Việc vệ sinh xe máy bao lâu một lần còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đơn cử như thời tiết, điều kiện đường sá và thời gian sử dụng.
Càng dành nhiều thời gian trên đường, xe của bạn sẽ càng bám nhiều bụi bẩn. Do đó, sau mỗi chuyến đi dài, bạn nên vệ sinh xe (đảm bảo động cơ đã nguội bớt) để loại bỏ bớt các vết bẩn, bùn đất bám trên xe.
Trong trường hợp ít di chuyển, bạn vẫn nên rửa xe 2 tuần một lần hoặc sau 5-6 lần lái xe. Để đảm bảo nước sơn không bị phai màu, người dùng nên sử dụng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng (không nên xài bột giặt, nước rửa chén...), 2 chiếc khăn mềm để vệ sinh xe từ trong ra ngoài. Nếu biết cách bảo dưỡng, xe của bạn sẽ luôn hoạt động trong tình trạng tốt và trông như mới.
Thời tiết cũng quyết định tần suất bạn nên rửa xe máy. Sau mỗi lần đi mưa, bạn nên sử dụng vòi nước để xịt toàn bộ xe, đặc biệt chú ý đến phần vỏ xe và má phanh. Nếu cát lọt vào bên trong, chúng sẽ làm xước phần đĩa và tạo ra tiếng kêu kít kít khó chịu.
Thường xuyên làm sạch phần má phanh để tránh cát lọt vào. Ảnh: TIỂU MINH
Dành thời gian để làm sạch xe máy sẽ giúp xe trông đẹp hơn, tuy nhiên, có nhiều chi tiết ở bên trong bạn cần phải đem đến các dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp.
Vệ sinh nhông sên dĩa là một trong những yếu tố rất thường bị bỏ qua khi rửa xe ở tiệm. Theo thời gian, bụi bẩn, sình lầy và đất cát sẽ bám vào sợi sên, khiến chúng bị khô và không còn độ bôi trơn, việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của xe, khiến xe sang số không được mượt mà, dễ bị chết mắt sên.
Vệ sinh sên là một trong những phần rất dễ bị bỏ qua. Ảnh: TIỂU MINH
Do đó, khi muốn rửa toàn bộ xe và vệ sinh sên, bạn nên kiếm những cửa hàng vệ sinh xe chuyên nghiệp, hoặc tự rửa tại nhà bằng các dung dịch chuyên dụng.
Vệ sinh xe máy quá thường xuyên có hại không?
Làm sạch xe máy một hoặc hai lần một tháng sẽ không làm hỏng lớp sơn cũng như làm rỉ sét các chi tiết, điều quan trọng là bạn phải sử dụng các sản phẩm chuyên dụng.
Nếu sử dụng máy xịt áp lực, bạn hãy sử dụng lực vừa phải, tránh xịt trực tiếp vào phần công tắc và những chỗ tiếp điện. Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên sử dụng vòi xịt thông thường, 2 chiếc khăn lau mềm và dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Xét cho cùng, xe máy tương đối nhỏ nên việc vệ sinh cũng sẽ không mất nhiều thời gian.
Vệ sinh kĩ càng và vừa đủ sẽ đảm bảo hiệu suất của xe và giảm chi phí bảo trì. Ảnh: TIỂU MINH
Xe máy nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ bị rỉ sét nhanh hơn. Điều này có thể dẫn đến chi phí bảo trì cao hơn và chi phí bổ sung để mua các bộ phận thay thế.
5 quan niệm sai lầm đối với việc bảo dưỡng ô tô Dưới đây là năm lầm tưởng phổ biến về bảo dưỡng ô tô bạn nên biết để có một kế hoạch tốt hơn cho chiếc xe của mình. Cần phải thay dầu định kỳ mốc 5.000km Thay nhớt là một trong những điều quan trọng nhất cần theo dõi trên xe của bạn. Nếu không thay dầu thích hợp, động cơ có thể...