Những điều phái đẹp chưa biết về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường ở nữ giới.
Tuy nhiên, không phải ai hiểu biết đầy đủ về những ngày đèn đỏ, ví như chu kỳ ngắn có thể là dấu hiệu thiếu sắt, chỉ số BMI thấp sẽ dừng kinh.
Dưới đây là những điều có thể bạn nữ không biết về chu kỳ kinh nguyệt của mình:
Dấu hiệu trước khi có kinh tương tự với có thai
Chu kỳ kinh bắt đầu là sự đánh dấu khả năng mang thai của người phụ nữ. Nó bao gồm sự bài tiết các hormon đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị một “chiếc giường”(lớp niêm mạc tử cung) có tác dụng giữ phôi. Khi những hormon này (đặc biệt là progesteron) được bài tiết, nó sẽ gây giữ nước, cảm giác như đầy hơi, chướng bụng.
Đầy hơi, các rối loạn dạ dày như nôn và đau lưng có thể là dấu hiệu phổ biến trong cả tuần trước khi mang thai và bắt đầu chu kỳ kinh. Tuy nhiên, khi có kinh thì các triệu chứng này giảm đi, nhưng với mang thai thì các triệu chứng sẽ nặng thêm.
Ảnh minh họa: Blog.dotoroz.
Video đang HOT
Chu kỳ kinh ngắn hơn có thể là dấu hiệu thiếu sắt
Một chu kỳ kinh bình thường nằm trong khoảng từ 28 tới 35 ngày. Nếu bạn có chu kỳ kinh ngắn hơn (khoảng 15 ngày) với tình trạng ra máu nhiều, đây có thể là dấu hiệu của thiếu sắt, u xơ tử cung hoặc hemoglobin thấp.
Chu kỳ bình thường không ảnh hưởng đáng kể tới hàm lượng sắt trong cơ thể. Trong kỳ kinh mỗi phụ nữ thường mất khoảng 50-60ml máu, vốn không đủ để gây mất cân bằng trong hàm lượng khoáng chất. Chế độ ăn uống thường xuyên với rau xanh sẽ giúp bổ sung lượng sắt đã mất.
Khi mỡ cơ thể giảm 8-12%, chu kỳ kinh sẽ ngừng lại
Nếu BMI – chỉ số khối cơ thể của bạn quá thấp, mỡ cơ thể tương ứng cũng sẽ thấp. Khi không có sự hấp thụ chất béo, cơ thể rơi vào tình trạng “khẩn cấp”. Sau đó, cơ thể đốt cháy chất béo, hệ thống trao đổi chất tự thay đổi và ngừng những hoạt động quan trọng như kinh nguyệt. Hiện tượng này gọi là vô kinh. Tuy nhiên, với trường hợp phụ nữ béo phì cũng vậy, các hormon cũng bị rối loạn và có thể gây bất thường kinh nguyệt.
Đau lưng và chuột rút là dấu hiệu của estrogen cao
Vào thời điểm bắt đầu chu kỳ kinh, lượng máu lưu thông tới cơ quan sinh dục tăng có thể gây tắc nghẽn ở các dây thần kinh của lưng và chân, được gọi là chuột rút. Bạn nên giảm ăn muối trong tuần có kinh để giảm ảnh hưởng phù.
Nếu cơn đau không thể chịu nổi thì có thể là do vấn đề hormon. Những phụ nữ chưa từng bị khó chịu khi có kinh bỗng thấy đau tăng đột ngột thì cần tìm hiểu nguyên nhân. Có thể đây là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, một căn bệnh khá phức tạp.
Dấu hiệu thèm đường không liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt
Không có mối liên quan về mặt y học giữa thèm đường và hội chứng tiền kinh nguyệt. Chỉ đơn giản đường là loại thực phẩm khiến bạn dễ chịu. Đó là lý do giải thích tại sao bạn lại thèm ăn kem chocolate trong thời kỳ kinh nguyệt.
Theo Hải Ngân – VnExpress
Một năm không có kinh nguyệt
Em năm nay 28 tuổi, có kinh nguyệt lần đầu năm 13 tuổi. Từ đó đến nay kinh nguyệt không đều, khoảng 2,3 tháng có 1 lần, nhiều khi nửa năm đến 1 năm không có.
Em đã đi khám phụ khoa và siêu âm, bác sĩ kết luận buồng trứng của em hoạt động kém, khó sinh con. Anh chị có thể giải thích rõ hơn giúp em không ạ. Em phải uống thuốc gì, chế độ ăn uống làm sao để buồng trứng hoạt động tốt hơn? Liệu em có bị vô sinh không?
(NLH)
Ảnh minh họa
Kinh nguyệt đều đặn mỗi 28 - 32 ngày là kết quả của hoạt động điều hòa của buồng trứng. Hàng tháng, nang noãn buồng trứng tự động phát triển và tạo ra rụng trứng ở giữa chu kỳ. Chu kỳ kinh không đều như chị có thể do 3 tình huống:
(1) Buồng trứng bị suy, không còn trứng nên không rụng trứng, không có kinh và không có con được. Trường hợp này thường xảy ra ở các phụ nữ lớn tuổi, quanh thời kỳ mãn kinh hay xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng có phẫu thuật trên buồng trứng, điều trị hóa trị xạ trị do ung thư hay có thể do bất thường di truyền.
(2) Buồng trứng còn trứng nhưng thiếu sự kích thích của não bộ làm cho nang trứng không thể phát triển và rụng trứng làm cho không có kinh.
(3) Buồng trứng còn trứng, não bộ có kích thích đối với buồng trứng nhưng các cơ chế điều hòa hoạt động phát triển nang trứng và rụng trứng bị rối loạn nên kinh thưa hay vô kinh. Trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân có hội chứng buồng trứng đa nang.
Để chẩn đoán chị thuộc trường hợp nào trong 3 khả năng trên, chị cần đến BS chuyên khoa để được làm xét nghiệm nội tiết.
Tùy theo mục tiêu điều trị của chị là gì, loại thuốc sử dụng khác nhau.
- Nếu chị chỉ mong muốn có kinh đều, chị sẽ được BS cho sử dụng phối hợp nội tiết estrogen và progesterone hay progesterone đơn thuần để tạo ra vòng kinh nhân tạo đều đặn.
- Nếu chị mong muốn có con, chị thuộc trường hợp (2) và (3) thì sẽ được dùng thuốc KTBT để tạo ra sự phát triển nang noãn và gây phóng noãn ở buồng trứng. Nếu chị thuộc trường hợp (1), cách điều trị phù hợp là xin trứng của người khác để có con.
Thức ăn không có tác động rõ ràng trên đáp ứng buồng trứng.
Theo BS Vương Thị Ngọc Lan - Tuổi trẻ
"Chuyện ấy bằng miệng" có dính thai? Em và bạn gái có làm "chuyện ấy bằng miệng", không rõ có xuất tinh không. Hiện bạn em trễ kinh 12 ngày. Xin hỏi bác sĩ cô ấy có thể dính thai không? (Nguyễn Văn Căn). Ảnh minh họa: Menshealth. Chào em, Để thụ thai thì tinh trùng cần gặp trứng, thông thường theo cơ chế người nam phải xuất tinh vào...