Những điều nên biết về sữa chua
Bạn có nắm rõ được các thành phần trong sữa chua? Thế nào là sữa chua an toàn? Có những cách ăn thú vị nào?….
Đó là các vi khuẩn lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Đây là 2 loại vi khuẩn được FDA công nhận và khi cho 2 khuẩn này vào trong nước sữa ấm, chúng sẽ bắt đầu quá trình lên men và làm sữa từ dạng lỏng sang dạng đặc, tạo ra vị chua.
Các nhà sản xuất cũng có thể thêm probiotics như Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium nhưng đây không phải là yêu cầu bắt buộc.
Lớp nước tách ra từ sữa chua
Thứ nước lỏng tách riêng với phần sữa đặc sệt xuất hiện phía trên bề mặt cốc sữa chua có chứa một lượn protein và vị chua đặc trưng. Vì vậy thay vì chắt bỏ, hãy trộn nó cùng với các phần khác trong sữa chua.
Sữa chua an toàn
Được thành lập bởi Hiệp hội Quốc gia Sữa chua Mỹ, con dấu của Hiệp hội này cho thấy sữa chua bạn ăn có ít nhất 100.000.000 con vi khuẩn/gram.
Ngoài ra, một số loại sữa chua được xử lý nhiệt sau khi lên men sẽ làm vô hiệu hóa các khuẩn có lợi. Vì thế sữa chua không qua xử lý nhiệt sẽ tốt hơn.
Video đang HOT
Làm phô mai tươi từ sữa chua
Sữa chua sau khi tách nước rõ rệt, cho vào một miếng vải xô và để trên 1 lưới lọc inox cho đến khi nước tách hoàn toàn khỏi hỗn hợp. Lấy sữa chua đặc đã tách nước hoàn toàn vào 1 cái bát, phủ 1 lớp nilon bọc thức ăn ở trên rồi cho vào tủ lạnh và để qua đêm để chút nước còn lại trong hỗn hợp tách ra nốt là được.
Sữa chua và bất dung nạp Lactose
Đối với những người bất dung nạp Lactose ở mức vừa phải thì có thể ăn sữa chua vì các khuẩn sống trong sữa đã bẻ gãy lactose thành glucose và galactose – 2 đường đơn dễ tiêu hóa.
Sữa chua đông lạnh
Sữa chua đông lạnh không được bày bán nhiều trên thị trường nhưng cũng là một món ăn ngon và bạn có thể tự làm dễ dàng bằng cách cho vào tủ đá hoặc cho 1 chút sữa chua mềm lên ly kem lạnh.
Các thành phần khác trong sữa chua
Chất béo: Chúng thường chiếm 1/3 lượng calo trong hộp sữa chua với hàm lượng thường là 10g/150g sữa chua; còn phô-mai tươi thì hàm lượng thường là 18g/200g.
Chất đường: Loại đường thường được bổ sung vào sữa chua là siro ngô, sucrose, dextrose, maltose, maple syrup hay nước cốt hoa quả.
Cứ 150g sữa chua trắng không béo có chứa 11g đường tự nhiên và 80calo; sữa chua có vị thì lượng đường là 14g và chứa khoảng 50 hoặc nhiều calo hơn.
Theo Nhân Hà
Dân trí/CNN
Điểm mặt những thủ phạm "đánh cắp" vitamin
Có những thủ phạm "đánh cắp" chất dinh dưỡng của cơ thể con người mà chúng ta không hề hay biết. Dưới đây là một số tên "kẻ cắp" và phương thức phòng ngừa chúng.
Những thủ phạm "đánh cắp" dinh dưỡng của cơ thể
1- TV, máy tính "đánh cắp" Vitamin A
Nếu ngồi làm việc trước máy tính từ 3 tiếng liên tục trở lên, các tế bào thần kinh thị giác sẽ bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin A. Nếu trẻ em xem tivi hay đọc sách trong một thời gian dài, Vitamin A trong cơ thể cũng bị mất đi một lượng lớn.
Lời khuyên của bác sỹ: Nên uống các Vitamin tổng hợp, vừa có thể bổ sung lượng Vitamin A bị mất đi, vừa có thể bổ xung thêm các Vitamin khác có lợi cho thần kinh thị giác như Vitamin B, Vitamin D... Không để trẻ em xem tivi và đọc sách trong thời gian dài.
2- Chất cồn "đánh cắp" Vitamin B
Để thực hiện trao đổi chất trong cơ thể, chất cồn nhất định phải có một lượng Vitamin B1 bổ trợ. Vì thế nếu chúng ta uống quá nhiều rượu bia, lượng Vitamin B1 trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Nếu không kịp thời bổ sung Vitamin B1, lượng chất cồn dư thừa sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng của gan và các hệ thần kinh. Nếu thiếu hụt dài dài, điều này sẽ tác hại đến tim, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Lời khuyên của bác sỹ: Sau khi uống rượu, nên uống Vitamin tổng hợp: vừa có thể bổ sung Vitamin B1 cho cơ thể, vừa có thể bổ sung các Vitamin cần thiết khác cho gan và hệ thần kinh. Cách tốt nhất là nên hạn chế uống rượu bia.
3- Thuốc lá "đánh cắp" Vitamin C
Trong khói thuốc có rất nhiều thành phần độc hại và làm giảm lượng Vitamin C trong cơ thể con người. Theo thống kê, mỗi điếu thuốc sẽ làm giảm 25 mg (25/1000 g) Vitamin C trong cơ thể con người và nếu bị "hút thuốc thụ động", lượng Vitamin C mất đi còn nhiều hơn, có thể tới 50 mg.
Lời khuyên của bác sỹ: Những người nghiện thuốc lá nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C. Nếu người hít phải khói thuốc thường xuyên thì mỗi ngày nên uống khoảng 50gram Vitamin C để tự bảo vệ mình. Nên nhớ không được dùng nước nóng để uống Vitamin C vì như vậy sẽ mất đi hiệu quả.
4- Café "đánh cắp" Canxi
Café có chất hòa tan canxi trong xương. Theo nghiên cứu, nếu mỗi ngày uống nhiều hơn 2 cốc café, từ cốc café thứ ba trở đi, mỗi cốc sẽ làm mất đi 8g canxi, làm tăng thêm nguy cơ bị loãng xương.
Lời khuyên của bác sỹ: Ăn thức ăn chứa nhiều canxi như đậu, tôm, cua... hoặc mỗi lần uống café nên cho thêm một ít sữa tươi, như vậy có thể bổ sung thêm một lượng canxi nhỏ.
5 - Kháng sinh cũng tiêu diệt những vi khuẩn có lợi
Trong quá trình tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, thuốc kháng sinh đồng thời cũng tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi cho cơ thể của con người - đặc biệt là các vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
Lời khuyên của bác sỹ: Trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, mỗi ngày nên uống một cốc sữa chua. Bởi vì trong sữa chua có chứa nhiều chất có lợi cho đường tiêu hóa. Dùng sữa chua không những giảm bớt tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, mà còn "bồi bổ sức lực" cho hệ thống tiêu hóa của con người.
Theo Khánh Ngọc
Tamnhin/dianping.com
Bệnh tiểu đường: Nên ăn gạo trắng hay gạo lức? Một chuyên gia người Mỹ cho biết, ăn gạo nâu và bánh mì thay cho gạo trắng có thể giảm một phần ba nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu. Gạo lức và các loại thực phẩm...