Những điều mẹ cần biết về ăn dặm đúng cách
Ăn dặm là quá trình tập cho bé làm quen với thức ăn của người lớn. Nếu không chuẩn bị kiến thức, mẹ dễ phạm những sai lầm khiến bé biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa…
Để giúp mẹ hiểu về ăn dặm đúng cách, BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood, đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích.
Thời điểm ăn dặm
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm bắt đầu ăn dặm tốt nhất là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Giai đoạn này, lượng sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần cho sự tăng trưởng “nhanh như thổi” của bé trong 3 năm đầu đời.
Thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi bé tròn 6 tháng tuổi.
Bắt đầu ăn dặm là thời điểm đánh dấu con đã lớn, mẹ hãy đồng hành cùng bé vui vẻ và thực hành đúng quy trình.
Chọn bột dinh dưỡng
Bột bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như lutein, DHA, lysine, kẽm, chất xơ hòa tan… sẽ giúp bé ăn ngon, phát triển tốt trí thông minh, tăng chiều cao và không táo bón. Trong đó, loại bột dùng được cho bé từ 6 đến 24 tháng tuổi có thể dùng thay cho một bữa cháo khi không nấu kịp hoặc cho bé đi chơi. Mẹ không mở nắp nhiều hộp bột cùng một lúc vì dễ gây nhiễm khuẩn do thời gian sử dụng quá lâu.
Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Hương, quá trình ăn dặm nên bắt đầu bằng bột loãng, sau đó chuyển sang đặc dần. Dấu hiệu cho thấy sự thích ứng với mức đậm đặc của bột là bé ăn ngon miệng và mau đói lại. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn một bữa trước, rồi tăng lên 2 bữa mỗi ngày vào lúc con vui vẻ tập ăn. Lượng bột cũng tăng từ ít đến nhiều.
BS Hương cho biết thêm, thực phẩm ăn dặm nên đa dạng để bé nhận đủ dưỡng chất cho quá trình tăng trưởng và tăng sức đề kháng. Đặc biệt, mẹ hãy tập cho bé thói quen tự phục vụ, sử dụng chén, ly, muỗng. Khi bé biết ngồi và biết cầm nắm, mẹ nên khuyến khích con tự ăn và ăn hết phần.
Tập cho bé thói quen tự lập trong ăn uống từ khi còn nhỏ.
Video đang HOT
Thời điểm chuyển chế độ ăn phù hợp: Bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 7 đến 9 tháng sẽ ăn bột; 10 đến 18 tháng chuyển sang ăn bột hoặc cháo đặc dần; 19 đến 24 tháng tuổi ăn cháo đặc, làm quen với cơm nát và thức ăn mềm. Đây cũng là lúc mẹ chọn thời điểm thích hợp để cai sữa và trên 2 tuổi, bé đã có thể ăn cơm cùng gia đình.
Những vấn đề thường gặp
Bên cạnh quy trình ăn dặm đúng cách, BS Nguyễn Thị Ngọc Hương chia sẻ thêm một số vấn đề thường gặp để mẹ khắc phục. Đầu tiên, việc pha bột vào sữa sẽ làm bé khó tiêu, táo bón, biếng ăn và rối loạn giấc ngủ, chậm mọc răng, chậm tăng chiều cao do kém hấp thu canxi.
Với món hầm xương, khoai tây, cà rốt hay củ dền thì trong nước hầm chỉ có vị ngọt và chất béo từ xương, còn năng lượng cung cấp từ khoai tây rất ít so với gạo. Vì vậy, chén cháo hầm vừa ít năng lượng, vừa khiến bé chán ăn do ít được đổi món.
Tiếp theo, bột 5 thứ đậu là món bột truyền thống không phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé, dùng lâu ngày có thể gây khó tiêu, biếng ăn, suy dinh dưỡng. Một số bé chỉ thích uống sữa mà không thích ăn, điều này rất trái với tự nhiên, làm bé chậm lớn và chậm phát triển về tâm sinh lý. Mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn mỗi ngày để dần đạt được chế độ ăn bình thường.
Cuối cùng, những bé chỉ thích bú mẹ không chịu ăn dặm rất dễ bị suy dinh dưỡng và còi xương do lượng sữa mẹ ngày càng ít dần, mẹ nên tập cho bé ăn trong 15-20 phút, khi bé không muốn ăn nữa thì cho bú mẹ ngay sau bữa ăn.
Theo Zing
Giải quyết nỗi lo trẻ biếng ăn giúp con nhanh lớn, mẹ nhàn tênh
Trẻ biếng ăn ảnh hưởng lớn đến phát triển thể chất. Tuy nhiên, ép ăn không phải là giải pháp tốt bởi sẽ khiến trẻ càng không muốn ăn. Làm thế nào để trẻ hết biếng ăn?
Trẻ biếng ăn là nỗi lo của không ít các bậc phụ huynh
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Ăn uống không hợp lý
Nhiều trẻ được mẹ cho ăn dặm bột, cháo quá sớm nên lượng tinh bột cùng glycoprotein có trong thức ăn không được tiêu hóa hết do hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non nớt nên đã sinh ra ứ hơi nhiều trong ruột, trẻ cảm thấy rất khó chịu, bỏ ăn, chậm tăng cân.
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, gây ra sự ức chế thần kinh, trẻ sẽ có phản ứng chống lại khiến mỗi bữa ăn trở thành một "cuộc chiến". Nên cho trẻ ăn nhiều bữa, ăn theo nhu cầu, không nên ép ăn quá nhiều.
Thói quen làm sẵn thức ăn sau đó để ngoài hoặc để tủ lạnh quá lâu và cho trẻ ăn dần dễ khiến thức ăn bị hỏng, ôi thiu, biến chất. Khi các con ăn phải thức ăn không đủ tươi ngon, chứa nhiều loại vi khuẩn dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng...
Cho trẻ ăn nhiều đồ nếp như bánh chưng, xôi hay thức ăn nhiều dầu mỡ cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc vất vả hơn.
Mắc bệnh đường ruột
Các bệnh lý giảm nhu động ruột cùng hội chứng ruột kích thích khiến trẻ thường xuyên bị đau bụng, không muốn ăn. Ngoài ra, phình đại tràng bẩm sinh cũng là một trong những bệnh làm giảm khả năng bài tiết của trẻ.
Ngoài những nguyên nhân trên, việc trẻ bị nhiễm kí sinh trùng trong đường ruột, bất dung nạp lactose cũng sẽ khiến trẻ ăn không tiêu, đầy bụng.
Khi bị tiêu chảy, trẻ bị mất điện giải nhiều qua đường phân (điển hình trong đó là kali) sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng đầy hơi, dẫn đến sự chèn ép giữa các cơ hoành gây ói nhiều, khiến cho bụng trẻ luôn khó chịu. Hậu quả là trẻ thường ăn kém, biếng ăn.
Táo bón gây ra tình trạng ứ đọng phân làm cho vi trùng có cơ hội sinh hơi trong đại tràng khiến trẻ đầy bụng, là nguyên nhân thường thấy ở trẻ biếng ăn.
Giải quyết nỗi lo trẻ biếng ăn
Chỉ ăn dặm khi đủ tuổi
Ăn dặm quá sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ. Dạ dày của trẻ ở giai đoạn 4 - 5 tháng còn rất yếu và nhỏ. Chưa kể, dịch vị dạ dày trẻ lúc này không nhiều nên rất khó tiêu hóa các thức ăn đặc. Vì vậy, cho trẻ ăn dặm sớm sẽ khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, quấy khóc thường xuyên. Bởi vậy, bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi đã đủ 6 tháng tuổi hoặc khi trẻ đã có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm.
Chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi
Bổ sung thực phẩm giàu xơ
Trẻ nhỏ thường không thích ăn rau. Tuy vậy, đây lại là thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và tăng cường khả năng thải độc của cơ thể. Bởi vậy, bạn nên cho trẻ ăn rau củ quả thường xuyên, có thể sáng tạo nhiều cách chế biến rau củ để trẻ thích thú hơn.
Thực hiện nguyên tắc 5
Không trên bàn ăn
Để tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh, ngay từ sớm, bạn nên thiết lập nguyên tắc khi trẻ ngồi bàn ăn. Nguyên tắc 5 Không được nhiều mẹ áp dụng là: Không xem tivi, không xem điện thoại khi ăn; Không ăn rong; Không chơi đồ chơi khi ăn; Không nô nghịch khi ăn; Không ép ăn.
Chuẩn bị món ăn hấp dẫn
Với những trẻ ăn ít, kén ăn hay biếng ăn, bạn hãy thử chuẩn bị món ăn đẹp mắt, nhiều màu sắc để kích thích bé. Để tạo thêm hứng thú, bạn có thể rủ bé cùng làm bếp với mình, như cùng nhặt rau, rửa rau củ. Chắc chắn, bé sẽ thích ăn những món do chính mình làm và sẽ ăn được nhiều hơn.
Bổ sung men vi sinh để hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Để giúp bụng con luôn khỏe và ăn uống tốt hơn, bổ sung men vi sinh là giải pháp được nhiều mẹ tin chọn. Men vi sinh có chứa những vi khuẩn tốt, giúp ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do vậy, bổ sung men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống... Đặc biệt, sản phẩm phát huy tác dụng tốt với những trẻ tiêu hóa kém, bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày, trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.
Cách lựa chọn loại men vi sinh chất lượng, an toàn và hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm men vi sinh trên thị trường với rất nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau. Bạn nên chọn sản phẩm có chứa bào tử Bacillus clausii để đảm bảo số lượng lớn lợi khuẩn xuống đến ruột non và phát huy công dụng tốt. Bởi bào tử chính là dạng "ngủ đông" của lợi khuẩn, nằm trong những chiếc kén để dễ dàng vượt qua hàng rào dịch vị và acid dạ dày một cách an toàn, không bị tiêu diệt như đa số các dạng lợi khuẩn bình thường. Nhờ vậy, bào tử Bacillus clausii sẽ xuống đến ruột non, nảy mầm và phát triển thành những vi khuẩn tốt, giúp ức chế vi khuẩn xấu, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm các rối loạn tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chỉ cần thở đúng cách, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ trong vòng 1 phút Để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc bạn hãy thử áp dụng bài tập thở dưới đây để chìm vào giấc ngủ trong vòng 1 phút. Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng với các triệu chứng như: khó ngủ, thức dậy liên tục, tỉnh giấc vào sáng sớm. Kiểu rối loạn này phổ biến...