Những điều mẹ bầu cần ghi nhớ khi mang thai lần 2
Dù đã có kinh nghiệm mang thai và sinh con, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan khi mang thai lần 2.
Mỗi lần mang thai, mẹ bầu đều có những trải nghiệm mới. Ở lần mang bầu thứ 2, chị em càng phải quan tâm đến các vấn đề sức khỏe hơn nữa để đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi.
1. Khoảng cách sinh con thế nào là phù hợp?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng cách giữa các lần sinh nở thường là 2 năm. Đây là con số thích hợp để đủ thời gian cho mẹ phục hồi hoàn toàn về thể trạng, sức khỏe sau sinh.
Việc chờ đợi con bước sang tuổi thứ 3, mẹ mới có thai cũng là cách để bé thứ nhất trưởng thành. Khi đó con có thể tự lập, không quá phụ thuộc vào cha mẹ. Đồng thời ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu có ý thức hơn. Con sẽ nhận biết được rằng mình sắp có em, mình cần yêu thương và bảo vệ em mình. Ngoài ra, khi bé lớn hơn chút, mẹ có thể nhờ cậy con một số việc đơn giản như chơi cùng em, cầm cho em bình sữa… trong lúc mẹ bận bịu.
Tuy nhiên, nếu chẳng may có thai khi bé thứ nhất chưa được 2 tuổi, mẹ nên biết cách làm công tác tư tưởng với trẻ đầu để bé không thấy tủi thân và không ảnh hưởng đến tâm lý tình cảm. Ngoài ra mẹ cần quan tâm chăm sóc hơn nữa đến sức khỏe của bản thân.
2. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Đối với việc mẹ bầu mang thai lần 2 thì yếu tố sức khỏe luôn được ưu tiên quan tâm hàng đầu. Lần mang thai này mẹ sẽ mệt mỏi hơn, do vừa phải chăm con thứ nhất lại phải đối mặt với những triệu chứng thường thấy trong thai kỳ như ốm nghén…
Vì vậy các bác sĩ khuyên chị em mang thai con rạ cần khám sức khỏe định kỳ. Khi đảm bảo một sức khỏe tốt và tinh thần sẵn sàng để có em bé thứ hai, mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.
3. Tiêm phòng đầy đủ khi mang thai lần 2
Nhiều mẹ chủ quan nghĩ rằng mình đã tiêm phòng khi mang thai lần 1 thì không cần thiết phải tiêm phòng khi mang thai lần 2. Điều này hoàn toàn sai lầm. Tiêm phòng lần 2 cũng quan trọng chẳng kém cạnh so với lần 1.
Lịch tiêm vắc xin cho mẹ bầu mang thai lần 2 như sau:
Video đang HOT
- Nếu là mang thai lần 2 mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
- Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
- Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
- Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.
4. Sinh thường lần 2 có đúng ngày dự sinh không?
Theo các bác sĩ phụ sản có kinh nghiệm, sinh con lần thứ 2 thường sớm hơn sinh con lần thứ nhất so với ngày dự sinh khoảng 1 tuần. Vì vậy, người mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục cũng như tâm lý và vật dụng cá nhân sẵn sàng cho việc chuyển dạ bất cứ lúc nào ít nhất 2 tuần trước ngày dự sinh.
5. Thời gian chuyển dạ ngắn hơn
Đa phần thời gian chuyển dạ trong lần sinh thường thứ 2 ngắn hơn một nửa so với lần thứ nhất. Như vậy mẹ cũng đỡ phải chịu đau đớn hơn.
6. Vòng bụng lớn, bụng bầu thấp
Vòng bụng lần mang thai thứ 2 thường lớn hơn, bụng bầu thấp hơn nguyên nhân do sinh nở lần 1 chưa co lại hoàn toàn khiến cho thành bụng không thể nâng đỡ được tử cung tốt như khi mang thai lần đầu.
7. Tiểu khó kiểm soát
Mẹ mang thai lần thứ 2 có các triệu chứng như đi vệ sinh nhiều hơn, khó kiểm soát hơn nếu thai lớn.
8. Dễ tăng cân hơn
Theo các bác sĩ, lần mang thai thứ 2 mẹ bầu có thể tăng cân nhanh hơn, sớm hơn nên cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Nhiều người sai lầm khi nghĩ rằng mẹ càng tăng cân con càng khỏe. Thực tế, nếu chế độ dinh dưỡng sai cách sẽ chỉ vào mẹ mà không vào con. Do đó, mẹ cần biết cách cân bằng cách dưỡng chất khi nạp vào cơ thể nhé.
9. Sinh thường lần 2 có bị rạch tầng sinh môn hay không?
Có nhiều mẹ cho biết, sinh thường lần thứ 2, mẹ cảm thấy dễ sinh hơn hẳn. Có thể là do cổ tử cung của mẹ đã giãn nở một lần nên giãn ra dễ dàng hơn.
Vì vậy, mẹ sinh thường lần hai có thể sinh con dễ dàng không cần rạch tầng sinh môn. Tuy nhiên, không phải ai cũng không cần rạch tầng sinh môn. Điều này phụ thuộc vào cơ địa của người mẹ.
10. Nguy cơ biến chứng sau sinh
Mẹ sau sinh lần thứ 2 có nguy cơ biến chứng thai kỳ cao hơn lần 1 nếu đã có tiền sử hoặc nguy cơ từ lần mang thai và sinh con trước như sinh non, dọa sinh non, tiền sản giật, vỡ nhau thai, xuất huyết, béo phì, tiểu đường…
Né tháng 'cô hồn', nhiều mẹ bầu 'đẻ chạy' để 'hoán số' cho con
Thai nhi dự kiến sinh trong tháng 8 dương lịch nhưng rơi vào tháng 7 âm lịch - tháng 'cô hồn' nên nhiều bà mẹ quyết định sinh sớm hơn.
Vừa chủ động sinh mổ khi thai nhi được 38 tuần, chị Nguyễn Thị K. (Long Biên, Hà Nội) cho biết đây là lần mang thai thứ 3. Hai lần trước đều mổ sinh nên lần thứ 3 chị K. cũng chủ động mổ sinh. Theo dự kiến em bé sẽ chào đời vào khoảng 10-12 tháng 8, rơi vào tầm rằm tháng 7 âm lịch.
Hai vợ chồng chị K. quyết định sinh chủ động trước tháng ngâu. "Con gái đẻ năm hổ đã vất vả nếu đẻ thêm vào tháng ngâu mọi người đều lo cho con nên thôi đẻ trước" chị K. cho biết.
Vợ chồng chị K. đã chọn mổ đẻ vào ngày 26/7. Em bé sinh ra được 3,2 kg, mẹ khoẻ con khoẻ nên chị K. và chồng rất vui vì chọn được ngày, giờ đúng như gia đình mong muốn.
Còn trường hợp của chị Vũ Thuý Đ. (24 tuổi, ngụ tại Phú Nhuận, TP.HCM) mang thai 37 tuần, dự kiến sinh vào tháng sau nhưng né tháng ngâu nên chị Đ và chồng đã tìm tới bác sĩ xin mổ sớm hơn dự kiến ngày sinh 3 tuần.
Bác sĩ sau khi siêu âm và tư vấn vẫn khuyên vợ chồng chị nên để bé phát triển thêm trong bụng mẹ 1, 2 tuần nữa vì cân nặng của bé chưa được 3 kg.
Khi bác sĩ tư vấn, người vợ thì im lặng nhưng người chồng cho rằng, bé sinh vào tháng 7 không tốt. Bà nội ở quê đã đi xem bói, thầy nói sinh tháng 7 bé sẽ khổ trong đường tình duyên và hạnh phúc. Vì vậy, gia đình có nguyện vọng "di căn hoán số" cho bé bằng cách cho đẻ trước tháng ngâu.
Hay trường hợp của Nguyễn Lan P. (34 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội), vợ chồng chị P. kết hôn 4 năm mới có con. Con đầu lòng của anh chị là con quý, con hiếm. Nhưng theo dự kiến sinh con sẽ sinh vào giữa tháng 8 dương lịch.
Chị P. luôn lo lắng đẻ vào tháng 7 (âm lịch) vì tháng đó vốn không tốt lại đúng tháng hạn của chồng chị. Đứa trẻ vốn không hợp tuổi ba, lại đẻ vào tháng không tốt cho công việc của ba nên vợ chồng chị đã xin mổ đẻ sớm.
TS Trung thực hiện 1 ca mổ đẻ
Nhiều lần bị doạ xảy ra, nên chị P. cũng được bác sĩ tạo điều kiện để mổ trước. Tuy nhiên, khi chọn mổ vào ngày cuối tháng thì gia đình cũng không đồng ý vì tâm lý "ngày cùng, tháng tận". Bác sĩ cũng đành bó tay với đủ các lý do để chọn ngày sinh cho bé.
TS BS Nguyễn Hữu Trung - Trưởng Khoa phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 2, cho biết hầu như năm nào vào những ngày cuối tháng 6 âm lịch các sản phụ có dự kiến sinh trong tháng 7 đều tìm tới bác sĩ bày tỏ nguyện vọng sinh con trước tháng "ngâu" vì quan niệm tháng 7 âm không tốt.
Năm nay, tỷ lệ này có thấp hơn so với mọi năm nhưng nhiều chị em vẫn có tâm lý e dè này. Tâm lý của nhiều người mong muốn con được chào đời ngày lành, tháng tốt, giờ đẹp để con tránh gặp phiền phức trong tương lai.
Tuy nhiên, BS Trung cho rằng việc chọn ngày, chọn giờ ích lợi thì ít mà nguy hiểm thì nhiều.
Hơn 20 năm gắn bó với chuyên ngành sản khoa, TS Trung cho biết, tỷ lệ chọn giờ sinh ngày càng tăng lên. Ba mẹ cố để con sinh ra vào giờ vàng, tháng đẹp dù bác sĩ giải thích kỹ về những nguy hiểm khi đứa trẻ sinh ra.
Ví dụ trẻ sinh không đủ ngày đủ tháng nguy cơ mắc các chứng nhiễm trùng sơ sinh, viêm phổi, viêm hô hấp xảy ra nhiều hơn. Thậm chí, có những trường hợp thai chết lưu do gia đình nhất định đợi đến đúng giờ lành mới đẻ.
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng con còn 2,3 tuần mới chào đời nhưng cân nặng con đã được hơn 3kg thì đẻ trước sẽ không sao nên "nằng nặc" tìm đủ lý do để được bác sĩ mổ sớm.
Thậm chí, có gia đình còn xem giờ đẹp, con phải mổ vào nửa đêm về sáng mới tốt nên chọn vào 3, 4 giờ sáng mới sinh. Khi đó, bác sĩ cũng cũng mệt mỏi thậm chí còn đang buồn ngủ. Nếu xảy ra tai biến thì cấp cứu cũng khó hơn ban ngày.
TS Trung cho rằng việc mổ sớm hay muộn không phải do mẹ bầu quyết định mà bác sĩ sẽ phải tư vấn cân nhắc làm sao để tốt nhất cho mẹ và bé, phù hợp về mặt chuyên môn sản khoa.
Việc sinh ngày nào, giờ nào hoàn toàn phụ thuộc vào an toàn cho bà mẹ và em bé.
Nắng nóng, làm sao để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ bầu và thai nhi? Mùa hè nắng nóng, các thai phụ rất dễ bị mất nước, sốc nhiệt, nhiễm khuẩn, viêm da, viêm đường hô hấp... gây ảnh hưởng đến bào thai. Dưới đây là những lưu ý để bảo vệ sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi trong mùa nắng nóng. Tránh mất nước Trong thời gian mang thai, thân nhiệt của thai phụ sẽ cao...