Những điều lưu ý với món dưa muối
Dưa muối là món phụ rất ngon nhưng bạn đã ăn và chế biến đúng cách chưa? Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi nhé!
Trong bữa cơm của người Việt, dưa muối là món ăn kèm, giải ngán cho những món quá nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, có những điều cần lưu ý khi ăn dưa muối tưởng chừng vô hại này.
Rửa, vắt sạch trước khi ăn
Nhiều người thường vớt dưa trong hũ ra và ăn ngay, không sơ chế thêm vì nghĩ trong môi trường muối mặn thì khó có vi khuẩn gây hại. Thật ra, việc rửa và vắt dưa kỹ trước khi ăn không chỉ nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn mà còn giúp xả bớt vị mặn và vị chua gay gắt trong dưa.
Không ăn quá nhiều
Không nên ăn quá nhiều dưa muối
Dù có thèm đến đâu thì lượng dưa muối bạn ăn vào mỗi lần chỉ nên khoảng 50g và không nên ăn thường xuyên. Trong dưa chua có chứa rất nhiều axit oxalic và canxi. Khi vào cơ thể, hai chất này không được thải ra ngoài nhiều mà phần lớn được hấp thu, lâu ngày sẽ gây sỏi thận. Hơn nữa, dưa muối chua tuy có vị chua nhưng cơ bản không chứa vitamin C, lại rất mặn nên ăn nhiều không tốt cho sức khỏe, dễ dẫn đến cao huyết áp.
Không ăn dưa muối chưa chín
Video đang HOT
Dưa muối còn xanh hay dân gian thường gọi là chưa chín thường chứa nhiều muối nitograt, dễ gây ngộ độc, làm tim mệt, thở dốc, tức ngực. Ngoài ra, hợp chất này khi tích tụ lâu trong cơ thể cũng dễ gây ung thư.
Không nêm bột ngọt
Thông thường, các loại vị món thực phẩm có tính chua hay kiềm thì không nên nêm bột ngọt khi nấu. Bởi trong môi trường kiềm, bột ngọt sẽ làm cho mùi món ăn giảm đi, còn trong môi trường axit hay nhiệt độ cao, bột ngọt dễ biến thành chất gây hại cho sức khỏe.
Theo VNE
Các cách chế biến món ăn từ rau xanh
Để có thêm nhiều món ngon từ rau xanh và thay đổi khẩu vị cho những món rau thông thường, bạn hãy tham khảo các cách chế biến món rau dưới đây nhé!
1. Luộc
Luộc là phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp này nhanh và dễ thực hiện. Nếu bạn thích ăn rau mềm thì luộc sẽ là phương pháp thích hợp nhất. Hầu hết các loại rau đều có thể luộc được. Tuy nhiên, cũng có những loại không thích hợp với cách chế biến này như cà chua, ớt chuông hay cà tím... Chúng sẽ ngon hơn khi được xào hoặc nướng.
Khi luộc các loại rau có lá màu xanh đậm, nên cho vào chút muối (1,5 lít nước luộc cho vào 1 muỗng cafe muối) để giữ màu xanh cho rau. Lượng nước luộc rau trong nồi phải đảm bảo đủ để rau được ngập hoàn toàn trong nước. Tuy nhiên cũng không nên dùng quá nhiều nước vì sẽ kéo dài thời gian đun nấu, vừa làm rau mất nhiều dưỡng chất hơn mức cần thiết. Để rau không bị mất nhiều chất dinh dưỡng, bạn không nên cho rau vào sớm mà cần chờ nước thật sôi. Thời gian luộc các loại rau có lá màu xanh đậm sẽ ít hơn so với các loại rau củ.
Nếu luộc rau củ, bạn nên đậy kín nắp nồi trong quá trình luộc. Sau khi luộc xong, cần vớt rau củ ra ngay và cho vào tô nước lạnh. Đối với những loại rau có màu trắng như bông cải trắng hoặc khoai tây, hãy cho thêm một ít nước chanh vào nước luộc rau để chúng không bị thay đổi màu sắc.
2. Hấp
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp bạn muốn món rau có độ giòn và chắc. Hấp cũng là cách chế biến giúp giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong rau. Đây là lựa chọn tốt dành cho những người quan tâm đến những phương pháp chế biến thực phẩm có ích cho sức khỏe.
Sử dụng nồi hấp sẽ giúp rau có được hương vị tươi ngon hơn. Măng tây, bông cải trắng, bông cải xanh và đậu ve là những loại rau thích hợp với phương pháp hấp.
3. Nướng trong lò
Nướng trong lò sẽ mang đến cho các món rau hương vị khá thơm ngon, đặc biệt là trong những bữa tối giá lạnh của mùa đông. Phương pháp này cũng giúp bảo quản được nhiều chất dinh dưỡng trong rau. Trước khi nướng, bạn có thể ướp thêm gia vị cho rau theo ý thích. Cà rốt, củ cải trắng, khoai tây, khoai lang, bí đỏ và hành tây là những loại rau củ đặc biệt thích hợp với phương pháp này. Bạn trộn chúng trong chiếc thố to cùng với các loại rau khác với ít dầu ô-liu, muối và mật ong. Điều tuyệt vời nhất mà món nướng với rau củ mang lại cho sức khỏe là chúng có hương vị khá thơm ngon nhưng lại không chứa quá nhiều calo.
4. Hầm
Đây là phương pháp chế biến rau thích hợp cho những tháng mùa đông. Nếu dùng rau để hầm chung với những nguyên liệu khác, cần nhớ rằng thời gian nấu chín rau sẽ nhanh hơn thịt. Do đó, phải dự kiến thời gian thật "chuẩn" để cho rau vào đúng lúc nhằm tránh trường hợp rau quá nhừ. Phương pháp hầm giúp giữ được hương vị tự nhiên của rau. Hành, nấm rơm và các loại rau có củ chính là những lựa chọn phù hợp nhất dành cho món hầm.
5. Xào
Nếu thích món rau có độ giòn thì xào sẽ là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, cách chế biến này lại làm cho rau mất đi nhiều chất dinh dưỡng hơn so với những phương pháp khác. Ưu điểm của món xào là nhanh, đơn giản và mang đến hương vị thơm ngon cho rau. Để xào những loại rau có độ cứng như su hào, cà rốt, bông cải xanh..., bạn nên chần sơ trước. Điều này giúp rút ngắn thời gian xào cho món rau.
6. Nướng vỉ
Những loại rau có chứa nhiều nước phù hợp với phương pháp nướng vỉ. Nếu muốn món rau nướng được thực hiện dễ dàng hơn, bạn nên cắt tất cả nguyên liệu có kích thước như nhau để chúng chín đều hơn. Phương pháp nướng vỉ giúp món rau có hương vị đậm đà và thơm ngon hơn, đặc biệt là với nấm rơm hay măng tây...
Theo PNO
Mẹo bảo quản cá tươi Đổ giấm pha loãng lên mình cá có thể giữ cho chúng luôn tươi. Để món cá chế biến ngon, cho vào nồi kho một ít bia... - Để cá tươi lâu: Khi cá có dấu hiệu chết ngộp, đừng để nó tự chết mà hãy đập đầu cho chúng chết để vẫn tươi. Dùng một miếng khăn giấy che mắt cá lại....