Những điều luật “chống phụ nữ” kỳ quặc nhất thế giới
Những luật lệ phân biệt giới tính kỳ lạ trên thế giới dưới đây có thể khiến bạn thắc mắc liệu những người ban hành luật có phải là những người thù ghét phụ nữ hay không.
Việc Ả Rập Xê Út nghiêm cấm phụ nữ lái xe đã khiến nhiều người thắc mắc rằng tại sao những luật lệ lỗi thời đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và liệu những người ban hành luật vẫn còn lo lắng khi phụ nữ được hưởng quyền lợi như nam giới.
Hãy xem qua một số luật lệ dưới đây, chúng có thể khiến bạn thắc mắc liệu những người ban hành luật có thực sự sáng suốt hay không.
1. Những nơi không cho phép phụ nữ ly hôn.
Ngoại trừ tòa thánh Vatican, Philippines là quốc gia duy nhất trên thế giới không có luật ly hôn. Thực tế này đã khiến nhiều cặp vợ chồng ở Philippines dù không thể “đội trời chung” nhưng vẫn không thể đưa nhau ra tòa.
2. Phụ nữ ở Thổ Nhĩ Kỳ không được đi làm nếu đức ông chồng không cho phép.
Điều này dẫn đến thực trạng chỉ có 29% phụ nữ được đi làm.
3. Bạn nghĩ luật lệ trên thật kinh khủng ư? Ở Yemen thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều, ở đây phụ nữ không được phép ra ngoài nếu không có sự đồng ý của chồng.
Phụ nữ ở Yemen không được phép ra ngoài nếu không được chồng cho phép
4. Phụ nữ ở làng Asra, Uttar Pradesh, Ấn Độ không được đi chợ và không được sử dụng điện thoại di động.
Hội đồng kỳ mục làng Asra ở Uttar Pradesh cấm phụ nữ dưới 40 tuổi đi chợ và sử dụng điện thoại di động.
Video đang HOT
5. Ở Iran, khán giả nữ bị cấm đến xem các trận bóng đá.
Người Iran cho rằng hình ảnh những người đàn ông mang quần đùi áo số và những hành vi bạo lực ầm ĩ có thể khơi gợi ham muốn và dục vọng. Có lẽ đây là lý do khiến phụ nữ nước này không được tới xem các trận bóng đá, bóng chuyền nam.
6. Phụ nữ độc thân chơi môn thể thao nhảy từ máy bay, để rơi tự do một lúc và bung dù thì như thế nào? Không hề có ở Florida!
Phụ nữ độc thân, đã ly hôn và góa bụa không được phép chơi môn thể thao này tại Florida, Mỹ. Lý do vì sao? Lý do của điều luật này đến nay vẫn còn là một bí ẩn…
7. Tại Swaziland, chỉ có nam giới được phép mặc quần
Phụ nữ tại Swaziland, một đất nước ở đông nam châu Phi, không được phép mặc quần dài. Mặc váy thì tuyệt thật đấy nhưng không trang phục nào tiện lợi bằng một chiếc quần jean.
8. Bạn có thể bị phạt tới 12 tháng tù nếu kéo tất ở nơi công cộng tại Dennison, Texas và Tennessee
Hành động kéo tất chân ở nơi công cộng tại một số bang của nước Mỹ có thể bị phạt tới 12 tháng tù
9. Phụ nữ ở Vermont, Mỹ không thể mang răng giả nếu không được sự xác nhận bằng văn bản từ chồng mình.
10. Tại Cleveland, Ohio (Mỹ), phụ nữ mang giày da bóng là điều không thể chấp nhận được.
Nguyên nhân là cánh đàn ông có thể vô tình thấy những bộ phận riêng tư của phụ nữ qua lớp da bóng loáng.
11. Việc làm tóc được quản lý rất khắt khe tại Oklahoma, Mỹ.
Trước khi làm tóc, phụ nữ phải xin giấy phép từ bang.
Theo NTD
Khám phá đội vệ binh bảo vệ an nguy của Giáo hoàng
Vệ binh Thụy Sĩ là nhóm binh sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng, tòa thánh Vatican và còn là quân đội của quốc gia nằm gọn trong lòng thủ đô Roma của Italy.
Trong quá khứ, Vệ binh Thụy Sĩ, tên Latin là Custodes Helvetici, là tập hợp những người lính Thụy Sĩ ra đời cuối thế kỷ 15. Họ làm vệ sĩ, bảo vệ nghi lễ, canh giữ cung điện hay đánh thuê cho quân đội các nước tới cuối thế kỷ 19. Ngày nay, lực lượng này chỉ đảm trách nhiệm vụ bảo vệ Giáo hoàng và Tòa thánh Vatican. Họ cũng là quân đội của Vatican, theo Ibtimes.
Theo số liệu thống kê năm 2003, đội vệ binh này gồm 134 thành viên. Trong khi Vatican sử dụng tiếng Latin, đội Vệ binh Thụy Sĩ lại nói tiếng Đức.
Thành viên lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ được tuyển theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Họ buộc phải là nam giới độc thân, người Công giáo và từng hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản của quân đội Thụy Sĩ với hạnh kiểm tốt.
Về ngoại hình, người dự tuyển phải cao tối thiểu 1m74, nằm trong độ tuổi 19 tới 30 và tốt nghiệp trung học. Trong năm 2009, chỉ huy lực lượng này để ngỏ việc tuyển nữ giới nhưng nó chưa thể diễn ra trong thời điểm hiện tại.
Lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ kết nạp thành viên mới vào ngày 6/5 hàng năm tại sân San Damaso của tòa thánh Vatican. Nó diễn ra lần đầu 6 tháng 5 ngày sau khi vụ bạo loạn thành Roma xảy ra năm 1527 làm 190 vệ binh thiệt mạng.
Theo Ibtimes, một người có thể phục vụ trong lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ từ 2 tới 25 năm. Một binh sĩ bình thường nhận lương 20.200 USD cùng tiền lương ngoài giờ nếu họ làm thêm. Họ được cấp nơi ở nội trú tại Vatican.
Đồng phục hiện tại của lực lượng Vệ binh Thụy Sĩ ra đời từ năm 1914. Chúng khá rộng và hình dáng khá phổ biến trong các bộ quân phục thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu.
Lễ phục hiện nay của các vệ binh bao gồm bộ quần áo 3 màu cùng mũ, găng tay và giày.
Tuy nhiên, đồng phục hàng ngày của họ đơn giản hơn với màu xanh.
Thường ngày, họ đội mũ nồi đen nhưng trong các dịp lễ, Vệ binh Thụy Sĩ đội mũ với lông chim màu đỏ, trắng, vàng hoặc đen.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, họ sử dụng những loại vũ khí truyền thống như kiếm và giáo. Ngoài ra, họ cũng được trang bị súng.
Theo Tri Thức
Cái chết bất ngờ của nhân viên kế toán (Kỳ 2) Dùng số tiền chiếm đoạt được từ những ngươi khác, Andrew có thể duy trì những thú vui xa hoa của mình, trong đó có sưu tầm ô tô. Trong suốt thời gian đảm nhận chức vụ thủ quỹ kiêm kế toán của dự án, Andrew đã rất khôn khéo để có thể chiếm dụng được số tiền lớn, mọi khoản chi phí...