Những điều kiêng kỵ khi về làng biển miền Trung
Đến những làng biển dọc các tỉnh Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa…
Khi lên thuyền trò chuyện hay dùng bữa cùng gia đình ngư dân, bạn cần biết những điều kiêng kỵ nhất định. Nhỏ thôi, nhưng nếu chú ý thì sẽ được người dân vùng biển quý trọng.
Những người đi biển thường có quan niệm giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau một lớp ván thuyền. Điều đó cho thấy rủi ro rất lớn đối với người làng biển. Vì vậy, có những điều kiêng kỵ được truyền đời này sang đời khác chỉ mong mọi việc được thuận buồm xuôi gió.
Bạn là du khách hay là nhà báo tác nghiệp trên thuyền ngư dân, điều đầu tiên nên nhớ là hãy tránh xa mũi thuyền. Thường chỉ có thuyền trưởng mới được phép bước đến mũi thuyền. Đặc biệt là đừng bao giờ đặt chân lên cây xỏ – cây gỗ đóng trước mũi thuyền. Vì đây là nơi thiêng liêng nhất của thuyền, ngư dân thường đặt bàn cúng mỗi khi xuất bến, về bến. Nếu bạn là phụ nữ thì càng cần chú ý điểm này.
Trong việc trò chuyện khi lên thuyền, bạn nên tránh những từ như “lật”, “úp”, “chìm”, “gãy”, “đứt”… Với ngư dân, đây là những từ gợi lên điều không hay cho “ngôi nhà trên biển” của họ. Họ không muốn nghe, vậy nên bạn cũng đừng nhắc đến.
Cây xỏ (chỗ viền khung vuông) là nơi bạn không nên đặt chân lên
Dù là bạn dùng bữa trên thuyền hay bên mâm cơm cùng gia đình ngư dân, hãy nhớ đừng bao giờ lật thức ăn. Khi dùng món cá, bạn nên ăn hết một bên thân, gỡ xương rồi ăn tiếp phần còn lại. Lật thức ăn dễ làm ngư dân liên tưởng đến lật thuyền.
Sau bữa ăn, nhất là bữa ăn trên thuyền, đừng bao giờ dùng các từ như “đổ”, “vứt”, “ném” thức ăn thừa xuống biển, vì làm vậy là bội ơn với “ông cậu bà cậu” (tức thần Nam Hải). Người làng biển thường có quan niệm khai thác hải sản được ít hay nhiều, có thuận buồm xuôi gió còn tùy thần Nam Hải (vị thần tối cao của dân biển) có thương tình hay không. Ngay cả tên gọi thần Nam Hải họ cũng chẳng dám vì sợ phạm húy, phải gọi là “ông cậu bà cậu”. Thần cho mà đem vứt, đổ thì lần sau “ông cậu bà cậu” sẽ không cho nữa. Bạn phải dùng những từ như “gửi”, “nhờ” để thay cho những từ không hay ấy.
Với các thuyền khai thác xa bờ thì những điều kiêng kỵ càng khắt khe hơn. Đêm trước khi lên thuyền rời bến, tất cả người trên thuyền, từ thuyền trưởng đến thuyền viên, đều không được quan hệ tình dục. Nếu lỡ không cầm lòng được thì bạn phải tự giác không lên thuyền mà hãy lội hoặc bơi một đoạn từ bờ ra nơi neo đậu để lên thuyền. Việc lội hoặc bơi ấy được cho là để gột rửa những điều không hay ở bạn trước khi đặt chân lên thuyền. Nhiều chủ thuyền còn kỹ hơn, họ đặt một bếp than đỏ lửa ngay trên bờ. Mỗi người trước khi lên thuyền phải bước qua bếp than lửa ấy để “đốt” hết những điều không hay còn bám theo bạn.
Bạn đừng gọi thẳng “cá heo”, “cá voi” khi trò chuyện cùng ngư dân. Hãy gọi đó là “cá ông”. Càng tối kỵ khi nhắc đến việc giết thịt những loài cá này. Vì với ngư dân, cá voi hay cá heo đều là hiện thân của thần Nam Hải. Nếu bạn từng dự lễ an táng cá ông của một làng biển nào đó thì sẽ hiểu với ngư dân, họ tôn thờ 2 loài cá này ra sao. Cũng vì vậy, khi nghe những câu chuyện mang màu sắc huyền bí về cá ông cứu ngư dân thì bạn đừng vội cười.
Video đang HOT
Ai cũng cần phải trân trọng niềm tin của ngư dân bản địa ở nơi đầu sóng ngọn gió.
Bài và ảnh: Hồng Ánh
Theo nld.com.vn
Cảnh tai nạn, chết chóc và những kiêng kỵ khi đóng phim mà ít người hiểu rõ
Cũng bởi quan niệm sợ xui rủi khi đóng cảnh tai nạn, chết chóc của nhiều diễn viên nên trong hậu trường làm phim có không ít chuyện dở khóc dở cười...
Sợ xui rủi khi đóng vai chết chóc, bi đát
Trong giới làm phim có rất nhiều điều kiêng kỵ. Chẳng những nhà sản xuất kỵ mời bà bầu tham gia phim vì sợ xui xẻo, mà bản thân diễn viên cũng có những kiêng kỵ nhất định khi hành nghề.
Nghệ sĩ Minh Nhí từng cương quyết từ chối một vai diễn mà năm 70 tuổi, anh sẽ bệnh tật, tai biến, ung thư, sống nghèo khổ trong trại dưỡng lão, không ai còn nhớ tới mình, chỉ còn người bạn thân là thường xuyên lui tới.
Anh sợ đen đủi. Anh nói, ' mình đang mạnh khỏe, công việc thuận lợi, mọi thứ tốt đẹp như thế này mà lại diễn cảnh bi đát như thế lúc về già. Rủi mai mốt già, rơi vào đúng 'kịch bản' đó thì sao'.
Nhiều người cũng có quan niệm tương tự nên họ kỵ nhận những vai chết chóc, tai nạn, cấp cứu, ngồi xe lăn... Họ tin rằng, khi hóa thân vào những vai đó thì sẽ bị vận vào đời thật. Cũng bởi quan niệm này nên trong nghề vẫn rỉ tai nhau nhiều câu chuyện dở khóc dở cười trên hiện trường.
Nghệ sĩ Minh Nhí từng cương quyết từ chối vai có kết cục bi thảm vì sợ xui.
Ví dụ như có nam diễn viên lớn tuổi A phải đóng cảnh cấp cứu nguy kịch trong viện. Trên người diễn viên A được kỹ thuật gắn kim tiêm, ống trợ thở... y như thật rồi nằm bất động. Xung quanh là gia đình, vợ con đứng khóc lóc, kêu gào.
Không biết vì lỗi kỹ thuật gì mà diễn đi diễn lại mãi không xong. Trong lúc các diễn viên khác đang nhập tâm khóc thì nam diễn viên bực mình ngồi bật dậy, bứt dây ống thở, tháo dây nhợ ra khỏi người rồi nói 'diễn gì lâu vậy, tao không thích đóng cảnh này đâu, làm hoài'.
Dĩ nhiên, ai cũng hiểu tâm lý lo sợ của nam diễn viên khi đóng cảnh này nhưng kịch bản đã đọc, hợp đồng đã ký, là một người làm nghề chuyên nghiệp thì phải hoàn thành vai diễn cho trọn vẹn.
Thế là, đạo diễn vừa phải lớn tiếng về thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp vừa phải giải tỏa tâm lý để đả thông tư tưởng diễn viên, rằng đây chỉ là đóng phim và nó chẳng thể nào vận vào đời được mà sợ.
Sau đó, nam diễn viên kia mới quay lại, nằm im trên giường bệnh để mọi người cùng hoàn thành vai của mình.
NSƯT Phi Điểu 'bất chấp' mọi quan niệm để hoàn thành vai diễn tốt nhất khi đã nhận.
'Để tao thử hòm' và sự chuyên nghiệp thứ thiệt
Trong khi nhiều diễn viên sợ 'dớp' không dám diễn những cảnh tai nạn, chết chóc thì cũng rất nhiều người chỉ xem đây là công việc. Chẳng hạn NSƯT Phi Điểu khi phải đóng cảnh nằm trong quan tài, bà cười hớn hở bảo 'để tao thử hòm' rồi chui vào diễn rất chuyên nghiệp và 'ngon ơ'.
Hay ở một cảnh phim cấp cứu tương tự giống diễn viên A ở trên nhưng tình huống này lại khiến cả đoàn bật cười.
Theo đó, nam diễn viên đang trong tình trạng mê man, vợ ôm anh khóc vật vã còn con cái đứng 2 bên giường gọi cha thất thanh. Xung quanh anh là dây nhợ, ống nước, kim truyền, bình nước biển, máy trợ thở... rất bi đát.
Đang lúc mọi người sướt mướt thì nam diễn viên bất ngờ khò... khò... khịt... khịt... khò... khò... to hơn cả tiếng thoại của bạn diễn. Phim thu tiếng trực tiếp nên cả đoàn ai cũng cười lăn cười bò.
Gọi diễn viên dậy, anh xin lỗi rồi vào diễn lại. Đúng lúc đạo diễn hô 'diễn' thì anh lại khò... khò... khịt... khịt... khò... khò... Hôm đó, quay vào buổi trưa nên diễn viên thấm mệt và... dễ ngủ.
Ai cũng có quyền từ chối khi thấy vai không hợp hoặc còn e dè những điều xui rủi tới nhưng khi đã nhận vai, hãy làm tất cả để tròn vai như cách của Hạnh Thúy hay NSƯT Phi Điểu đã làm.
NSƯT Hạnh Thúy cũng thế. Trong phim 'Bán chồng', Hạnh Thúy thủ vai bà Tâm. Bà Tâm vì chứng kiến con trai làm trái lời mẹ, cưới Diệu Ngọc về làm vợ nên uất ức tự sát. Bà chết không nhắm mắt.
Khi thực hiện cảnh quay này, Hạnh Thúy cũng lo lắng lắm nhưng chị hiểu rằng, với một diễn viên chuyên nghiệp thì việc làm tròn vai diễn mới là điều quan trọng và là yếu tố số 1. Bởi vậy, chị đã hoàn thành vai diễn một cách xuất sắc.
Nhớ lại cảnh quay, Hạnh Thúy bảo, phân đoạn này thật sự đã 'làm phiền' chị nhất trong phim. Làm phiền không phải vì cái quan niệm kiêng kỵ kia mà vì... đã đóng cảnh chết rồi mà cũng không được nằm yên.
Đi quay phim, nhiều khi quay mệt quá, Hạnh Thúy cứ ước, phải chi bây giờ được quay phân đoạn ngất xỉu hay chết, để được nhắm mắt ngủ một giấc ngon thì hay biết mấy.
Thế nhưng hôm quay cảnh này là lúc 7,8h tối. Phần vì chưa tới giờ ngủ, phần vì nằm nghe bạn diễn quá xuất thần nên cứ tưởng tượng rồi chảy nước mắt theo họ. Đúng ra, bà Tâm chết rồi thì biết gì mà khóc, vậy mà bà Tâm cứ nằm đó chảy nước mắt...
Theo tiin
Kiêng kị tuyệt đối tránh vào ngày Rằm hàng tháng kẻo rước "hạn" vào nhà, xui rủi cả tháng Vào ngày rằm hàng tháng, dân gian ta vẫn lưu truyền về những điều kiêng kị cần tránh sau đây: Kiêng nói bậy, chửi tục Ông cha ta ngày xưa từng nói: "Họa từ miệng mà ra" ý nói lời nói không đúng, không tốt đẹp, không có ý nghĩa thì không nên nói, kẻo rước họa vào người. Theo quan niệm, cho...