Những điều ít biết về máy bay quân sự Su-22
Khi được trang bị đầy đủ, Su-22 là một mối đe dọa đáng gờm với mọi đối thủ.
Hai máy bay cường kích Su-22 trong trạng thái xòe và cụp cánh.
Tính năng chính của Su – 22 là tiêm kích bom, nhưng một số phiên bản như Su-22M4 lại đóng vai trò như tiêm kích phòng không, máy bay có thể mang 4 tấn bom với thời gian hoạt động nhiều giờ đồng hồ, bán kính hoạt động khoảng 600km.
Thông số kỹ thuật cơ bản: Phi hành đoàn 1 người; chiều dài 19,03 m; sải cánh 10,02 m (cụp) hoặc 13,68 m (xòe); chiều cao 5,12 m; trọng lượng rỗng 12.160 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 19.430 kg.
Máy bay được trang bị 1 động cơ Lyulka AL-21F-3 công suất 76,5 kN (17.200 lbf) và lên tới 109,8 kN (24,675 lbf) khi đốt nhiên liệu phụ trội cho tốc độ tối đa 1.860 km/h; tầm hoạt động 2.300 km; trần bay 14.200 m.
Video đang HOT
Vũ khí trang bị của Su-22M4 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn, các điểm treo vũ khí trên cánh cho phép mang tải trọng 4.000 kg vũ khí gồm bom, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không R-60.
Đặc điểm nhận dạng Su-22M4 là máy bay có 1 cửa lấy khí cho bộ phận làm mát động cơ nằm ở mặt trước, phía trên gốc cánh đứng và thêm 2 vị trí gắn đạn gây nhiễu tên lửa tầm nhiệt và tên lửa dẫn đường radar trên thân máy bay.
Su-22 và đạn Kh-29 lắp ở giá bụng máy bay.
Trên máy bay cường kích Su-22M4 – biến thể hiện đại nhất dòng Su-22 – có thể mang được 2 đạn tên lửa không đối đất Kh-29.
Tên lửa không đối đất Kh-29 (NATO định danh là AS-14 Kedge) do Cục thiết kế Vympel (nay thuộc Tổng công ty tên lửa chiến thuật – chiến dịch Nga KTRV) phát triển trang bị cho các loại tiêm kích đa năng MiG-29, Su-30/33/35 và cường kích Su-22/25/34.
Tên lửa được thiết kế chủ yếu để tấn công các mục tiêu lớn trên đất liền (gồm kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, cầu cống, sân bay). Tuy nhiên, khi cần nó có thể dùng để tấn công các mục tiêu trên biển. Theo quảng cáo của nhà sản xuất, Kh-29 có khả năng gây hư hỏng nặng tàu chiến có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn. Với Kh-29, khả năng tác chiến biển của Su-22M4 được tăng lên đáng kể, cho phép tiêu diệt tàu chiến mọi cỡ với độ chính xác cao.
Theo Danviet
Israel tiết lộ danh tính nữ đại úy bắn rơi máy bay của Syria
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) xác nhận, người chỉ huy khẩu đội tên lửa bắn rơi máy bay chiến đấu Su-22 của Syria ngày 24/7 là một nữ quân nhân, hãng tin Jerusalem Post cho biết.
Đại úy Or Na'aman thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (Ảnh: IDF)
Theo Jerusalem Post, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, hai khẩu đội tên lửa Patriot của nước này đã bắn rơi một máy bay chiến đấu Su-22 của Syria bị cáo buộc đi vào không phận phía trên Cao nguyên Golan. Nguồn tin quân đội Syria cho biết, một trong hai phi công của Su-22, Omran Muri, đã thiệt mạng trong khi hiện chưa rõ số phận của phi công còn lại.
IDF hôm nay xác nhận, nữ quân nhân của lực lượng này, Đại úy Or Na'aman, chính là người đã chỉ huy khẩu đội tên lửa Patriot bắn rơi máy bay chiến đấu của Syria.
Theo thông tin từ IDF, Na'aman cũng là người phụ trách chặn một máy bay trinh sát không người lái của Syria cách đây 2 tuần.
Vụ bắn rơi Su-22 tiếp tục khiến quan hệ Israel-Syria leo thang căng thẳng trong bối cảnh Israel bị cáo buộc đứng sau hàng loạt các cuộc tấn công sang biên giới Syria nhằm vào lực lượng của Iran ở đây.
Bình luận về vụ bắn rơi Su-22, Đại sứ Israel tại Liên Hợp Quốc nói rằng, IDF đã tìm cách để liên lạc với máy bay Syria nhưng không nhận được phản hồi. Theo lập luận của Israel, máy bay này đã vi phạm thỏa thuận năm 1974 giữa Israel và Syria về một vùng đệm ở Cao nguyên Golan.
Minh Phương
Theo Dantri
Căn cứ không quân lớn nhất của Syria bị tấn công bằng tên lửa Căn cứ không quân T4 của Syria đã bị tấn công bằng tên lửa vào tối ngày 8/7. Hệ thống phòng thủ của Syria đã đánh chặn thành công hầu hết các tên lửa. Một máy bay Su-22 tại căn cứ T4 của Syria (Ảnh: Sputnik) Sputnik dẫn tin truyền thông quốc gia Syria cho biết, vụ tấn công xảy ra tối ngày...