Những điều ít biết về cung An Định, ‘viên ngọc’ trăm năm của xứ Huế
Cung An Định gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia ở giai đoạn cuối triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long, hoàng hậu Nam Phương…
Cung An Định là biệt cung của vua Khải Định, từng là nơi nghỉ ngơi, tiếp khách, chiêu đãi của Hoàng gia. Cung nằm về phía nam kinh thành Huế, bên bờ sông An Cựu, một dòng sông được khắc trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn. Vị trí này vào năm 1902 là phủ An Định, đến năm 1917, vua Khải Định mới cải tạo thành cung An Định theo lối kiến trúc như ngày nay.
Cùng với một số công trình kiến trúc khác thời Khải Định, cung An Định được xem là đại diện tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Tân – Cổ điển (Neo – Classique) của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Di sản này có ý nghĩa đánh dấu sự giao thoa Đông – Tây ngay trong kiến trúc cung đình nước ta.
Video đang HOT
Hai chữ Khải Tường do chính vua Khải Định đặt, với ý nghĩa là nơi khởi phát điềm lành. Lầu Khải Tường có 3 tầng, diện tích nền chữ nhật 745 m2, gồm hơn 20 phòng lớn nhỏ. Mặt tiền của tòa nhà, đặc biệt là gian giữa, được trang trí phong phú với phần lớn phong cách Tây phương.
Thể hiện phong cảnh lăng tẩm các vị vua nhà Nguyễn, 6 bức tranh tường lớn tại sảnh chính lầu Khải Tường được đánh giá là những kiệt tác của nghệ thuật tranh tường Việt Nam đầu thế kỷ 20. Các chuyên gia Đức đã giúp đỡ, phối hợp với nước ta cùng phục hồi nguyên bản các tác phẩm độc đáo này.
Cung An Định vốn có khoảng 10 công trình, song trải qua thời gian và sự tàn phá chiến tranh, hiện còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là cổng chính, lầu Khải Tường và đình Trung Lập. Mái đình Trung Lập đắp nổi 12 con rồng như bay về 4 phương, 8 hướng. Trong đình có đặt bức tượng đồng vua Khải Định mặc võ phục, đúc theo tỷ lệ 1:1.
Nhà hát Cửu Tư Đài từng có diện tích gần 1.200 m2, nằm gần lầu Khải Tường. Các nhà nghiên cứu đánh giá công trình này có kiến trúc và nội thất trang trí rất đặc sắc, lộng lẫy, có thể chứa hơn 500 khán giả. Đáng tiếc là nhà hát đã bị phá hủy vào năm 1947.
Cung An Định gắn bó với nhiều nhân vật Hoàng gia ở giai đoạn cuối triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long, hoàng hậu Nam Phương, hoàng thái hậu Đoan Huy (bà Từ Cung)… Sau năm 1975, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Nhiều du khách chọn tham quan địa điểm này vì những giá trị lịch sử quý báu của công trình.
Cung An Định: Di sản kiến trúc cố đô Huế
Sự kết hợp vô cùng độc đáo giữa hai nền kiến trúc Á- Âu của cung An Định luôn thu hút du khách thập phương ghé thăm. Với tổng diện tích lên tới gần 24.000m, cung điện cổ là một tổ hợp nhiều công trình khác nhau.
Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp kiến trúc truyền thống cung đình. Đây là nơi ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị. Đặc biệt, cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Cung An Định nằm trên một vùng đất bằng phẳng, ngay bên cạnh là dòng sông An Thịnh chảy hiền hòa quanh năm. Nơi đây đã chính thức mở cửa cho du khách vào tham quan từ lâu. Tuy nhiên chỉ thời gian gần đây, nơi này mới thực sự trở thành điểm tham quan được các bạn trẻ đua nhau tìm đến. Hiện, cung còn 3 công trình vẫn còn tồn tại là: cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Dù không còn giữ được nét mới mẻ, song giá trị kiến trúc của An Định vẫn chưa bao giờ khiến du khách hết trầm trồ.
Sau gần nửa thế kỷ bị rơi vào quên lãng, dưới tác động của thời gian, của chiến tranh, vẻ đẹp của cung An Định dần bị phủ lấp, thậm chí bị hủy hoại.Từ năm 2002, cung An Định được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và trùng tu tôn tạo để trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ.
Hiện nay, cung An Định là di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế. Du khách có thể kết hợp đi thăm các địa điểm khác tại cố đô Huế như: Đàn Nam Giao, Hoàng Cung Huế, Lăng Minh Mạng/ Tự Đức/ Khải Định... Sau khi tham quan chụp ảnh tại cung An Định, bạn đừng quên thưởng thức ẩm thực tại xứ Huế mộng mơ. Tại đây có vô số nhà hàng, quán ăn mang hương vị đặc trưng của cố đô cho các bạn thỏa sức khám phá.
Trong các dịp Festival Huế, cung An Định luôn là một trong những địa điểm quan trọng diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm trưng bày cổ vật... thu hút đông đảo lượng du khách đến tham quan đến Huế, góp phần không nhỏ làm nên thành công của các kỳ lễ hội Festival Huế.
Khung cảnh choáng ngợp những ngôi đền cổ nổi tiếng nhất Ai Cập Một số ngôi đền cổ nổi tiếng nhất Ai Cập thách thức thời gian khi có niên đại hàng ngàn năm tuổi. Trải qua nhiều triều đại với những biến cố lịch sử, những đền thờ này vẫn trường tồn với thời gian. 1. Đền Luxor là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng nhất Ai Cập. Nằm bên bờ sông Nile,...