Những điều ít biết về cha đẻ ca khúc ‘Vui trong ngày cưới’
Nói đến Lê Minh, người nghe có thể nhớ ngay đến ca khúc mà gần như ở đám cưới nào ở Việt Nam cũng đều có người hát, đó là ca khúc Vui trong ngày cưới.
Lê Minh được coi là một nhạc sỹ khá đặc biệt khi không hề được học hành bài bản nhưng lại có những sáng tác ghi dấu ấn cũng như một ông thầy khá mát tay trong đào tạo nhạc công, ca sỹ. Lê Minh kể ông yêu nhạc, thích đàn ca nhưng hồi nhỏ, gia đình không có điều kiện nên ông chỉ được học đàn qua radio, qua vài người biết chơi đàn trong xóm chỉ võ vẽ đôi chút. Nhưng sự đam mê đã giúp cho ông vượt qua khó khăn để trở thành một nhạc công, một nhạc sỹ có nhiều sáng tác ghi dấu ấn.
Lê Minh kể ông sáng tác những ca khúc đầu tay vào khoảng thời gian trước năm 1974, chưa in kịp phổ biến thì đất nước thống nhất. Nhờ biết chơi nhiều nhạc cụ, Lê Minh đã cùng một số bạn bè thành lập nhóm nhạc mang tên Thuỷ Ngân và đi biểu diễn ở nhiều nơi.
Năm 1980 nhóm Thuỷ Ngân đã đoạt giải Nhì trong Festival Âm nhạc do NVH Thanh Niên tổ chức và con đường của Lê Minh sang trang khi tham gia CLB Sáng tác trẻ do NVH tổ chức. Lê Minh tham gia sáng tác, tham gia các phong trào hoạt động của Thanh niên.
Thời điểm đó, nhiều nhạc sỹ trẻ thường lựa chọn sáng tác với những chủ đề mới, hiện đại thì Lê Minh lại lặng lẽ đi ngược lại khi chú tâm vào với những ca khúc mang đậm dấu ấn của dân ca, của quê hương sông nước Nam bộ. Từ những Phải duyên hay nợ, Tình ngăn đôi bờ, Cô Út theo chồng, Bậu buồn biết bao, Giữ lại dáng quê, Cô Út về làng… những ca khúc dung dị, nghe như lời kể chuyện nên dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.
Lê Minh đã biết vận dụng thế mạnh của mình để đạt được hiệu quả, thành công trên lãnh vực sáng tác ca khúc. Với Lê Minh, hình ảnh một vùng quê thân thương cùng với nhịp đập trái tim của bao thế hệ luôn là nguồi tài nguyên vô tận cho các sáng tác của anh. Lê Minh đã được Nhà xuất bản Âm Nhạc (Dihavina) in riêng cho 1 tuyển tập gồm 14 ca khúc chủ đề Còn mãi yêu nhau năm 1991. Năm 1992 là 2 album cassette chủ đề: Tình như bóng mưa và Ai đâu mong chia ly. Không những chỉ trong nước, những tác phẩm âm nhạc của ông cũng được nhiều trung tâm hải ngoại sử dụng bởi chính những ca từ chân chất mượt mà thắm đượm tình quê. Có thể kể ra những trung tâm hàng đầu như Làng Văn, Thúy Nga, Vân Sơn, Ca Dao, Asia…đều có những ca sĩ trình bày thành công những ca khúc của anh.
Video đang HOT
Năm 1989, khi Trung tâm Băng nhạc Trẻ TPHCM đã lựa chọn một số ca khúc tiêu biểu, phù hợp với đám cưới để làm băng cát- sét về chủ đề đám cưới, ca khúc Vui trong ngày cưới của Lê Minh đã được chọn vào và nhanh chóng trở lên phổ biến. Lê Minh kể: “Tới đám cưới nào, tôi cũng được nghe ca khúc của mình. Rồi khi có người giới thiệu tôi là nhạc sỹ của ca khúc, rất nhiều người tới bắt tay chúc tụng. Hôm rồi khi đi đám cưới cháu của một người quen, bố chú rể còn chay ra bắt tay tôi rối rít vào nói. Hồi trước đám cưới của tui cũng hát ca khúc này, giờ đến đám cưới con tui cũng hát tiếp.”
Hát thì nhiều, nhưng ngược lại ca khúc “Vui trong ngày cưới” của Lê Minh lại ít nhận được tiền tác quyền nhất, đó là vì ca khúc đó chỉ hát trong đám cưới. Nhưng Lê Minh lại cười: “Cả cuộc đời chỉ cần một ca khúc được nhiều người biết đến như thế là hạnh phúc rồi. Tôi sáng tác đâu để kiếm tiền. Tôi kiếm tiền theo cách khác”. Lê Minh kể khi cải lương còn thịnh hành thì anh đi làm nhạc công tân nhạc của các đoàn cải lương. Rồi khi các đoàn cải lương tan rã, Lê Minh quay sang viết nhạc phim. Nhiều bộ phim đã có dấn ấn của Lê Minh như Những nẻo đường phù sa, Bình minh châu thổ, Tình yêu còn lại, Mây trắng ngang trời, Kiều nữ & đại gia, Ghen, Tiếng dương cầm trên biển, Cô dâu tuổi Dần, Bóng tối rực rỡ… Mới đây nhất là ca khúc trong phim Hai Lúa mang tên: Câu hò điệu lý còn đây được thể hiện khá thành công qua giọng ca Á quân The voice Kids Phương Mỹ Chi.
Lê Minh kể cách đây chừng 20 năm, làm nhạc phim truyền hình có thu nhập rất cao. 1 tập phim 3 triệu, một bộ phim 30 tập thì Lê Minh làm chừng 1 tuần là xong. Ngày đó, giới làm nhạc phim chỉ có 2 nhạc sỹ được nhắc tới nhiều là Bảo Phúc và Lê Minh nên làm mải miết không hết việc. Nhưng 10 năm trở lại đây, khi công nghệ âm nhạc số phát triển, nhà sản xuất phim cũng dễ dãi hơn trong việc chọn nhạc nên nhiều nhạc sỹ trẻ lựa chọn những giai điêu tiết tấu có sẵn đưa vào phim, chính vì thế nên Lê Minh ít tham gia làm nhạc phim mà chú tâm vào việc đi dạy nhạc.
Không học hành trường lớp nhưng kinh nghiệm bao năm với âm nhạc, Lê Minh vẫn được nhiều bạn trẻ tới theo học. Lê Minh bảo: “Bao năm đeo đuổi nghề, tôi có thể tự hào mà nói rằng tôi hoàn toàn sống khoẻ nhờ âm nhạc. Với tôi, sáng tác và làm nhạc phải luôn cân bằng giữa sự đam mê và đời sống thực tế. Có người cho rằng phải có hoàn cảnh thì người nhạc sỹ mới có cảm xúc để sáng tác một ca khúc hay nhưng tôi không nghĩ thế: Bụng đói thì phải nghĩ đến no bụng trước đã chớ”- Lê Minh cười.
Theo tienphong
Nhạc sỹ "Nơi đảo xa" đã về nơi rất xa
Nhạc sĩ Thế Song - tác giả ca khúc "Nơi đảo xa" đã rời cõi tạm vào lúc 18h5' ngày 20.5, hưởng dương 86 tuổi.
Nhạc sĩ Thế Song
Nhạc sĩ Thế Hiển, con trai nhạc sĩ Thế Song cho biết: " Nhạc sĩ Thế Song - tác giả của ca khúc "Nơi đảo xa" đã rời cõi tạm sau một thời gian lâm trọng bệnh.
Ngay khi nhận được thông tin nhạc sĩ Thế Song qua đời, trao đổi với Báo Báo điện tử, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha xúc động cho biết: "Nhạc sĩ Thế Song đến với âm nhạc từ sớm. Ngay từ khi bước chân vào con đường âm nhạc chuyên nghiệp, ông tham gia vào vị trí ca sĩ hát trong tốp ca nam của Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông viết rất nhiều ca khúc cho thiếu nhi.Thời hậu chiến, nhạc sĩ Thế Song, đi nhiều, viết nhiều và đa dạng ở mọi thể loại, đề tài.
Nhạc sĩ Thế Song đã có nhiều năm gắn bó với bộ đội hải quân, các đơn vị lực lượng vũ trang để cho ra đời hàng loạt các tác phẩm như: Ngôi nhà lính đảo, Biển mưa, Biển chuyện tình hóa đá, Hoa hồng biển đảo, Mênh mang Trường Sa, Tình em theo cánh sóng, Hát từ vùng gió xoáy, Hòn mưa, Sóng ru, Vũng Tàu tình yêu biển, Cát Bà tình em, Biển hẹn Cà Mau... mà tiêu biểu là ca khúc "Nơi đảo xa" đã trở thành bài hát bất hủ.
Thế Song là nhạc sĩ sống rất tình cảm, chân thành nhưng trong ông vẫn toát lên nét sang trọng, lịch lãm của người Hà Nội, nên rất được bạn bè đồng nghiệp nể trọng..."
Sinh thời, nhạc sĩ Thế Song từng tâm sự về tác phẩm xuất thần - Nơi đảo xa của mình: "Năm 1979, trong một lần đi thực tế sáng tác tại các đồn biên phòng ở Quảng Ninh, tôi cùng nhạc sĩ Phạm Tịnh nghỉ tại trạm sửa chữa tàu biển số 48 của bộ đội hải quân. Tại đây, bên ly rượu chanh, các nhạc sĩ đã được anh em hải quân kể rất nhiều câu chuyện cảm động. Có chiến sĩ vừa từ đảo trở về kể rằng anh đã ở đảo 2 năm, mọi thứ gian khổ, khó khăn, thậm chí cả hi sinh, các anh đều chịu được, nhưng sợ nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ người thân. Chiến sĩ khác thì tâm sự rằng ở đảo toàn con trai, nhiều lúc thèm nhìn bóng dáng của một người con gái... Những câu chuyện cảm động đã thôi thúc tôi... và ca khúc Nơi đảo xa ra đời trên đoạn đường hơn 100 km từ Quảng Ninh về Hà Nội.
Nhạc sĩ Thế Song sinh năm 1933, tại Bích Câu, Hà Nội. Ông đến với âm nhạc bằng phương pháp tự học là chủ yếu rồi tham gia các khóa học hàm thụ. Năm 1955, nhạc sĩ Thế Song là diễn viên hát tại Đoàn Ca nhạc Đài phát thanh (nay là Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam), rồi ông trở thành biên tập viên âm nhạc của Ban Âm nhạc - Đài TNVN lúc bấy giờ.
Thời gian đó, hoạt động âm nhạc của ông chủ yếu là dàn dựng các tiết mục phát trên sóng Đài TNVN, thành lập thêm các chuyên mục mới, làm phong phú thêm các chương trình phát thanh, khuyến khích phong trào ca nhạc của đông đảo người yêu nhạc. Trong suốt 40 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, nhạc sĩ Thế Song đi nhiều, viết nhiều.
Tác phẩm của ông mang đạm hơi thở cuộc sống và có nhiều phát hiện mới trong sang tạo nghệ thuật. Sau khi nghỉ hưu ông vẫn cộng tác với Đài Tiếng nói Việt Nam, tham gia hoạt động âm nhạc của Hội Âm nhạc Hà Nội, với ba nhiệm kỳ là Ủy viên Ban Chấp hành của Hội (từ 1995, đến 2010).
Năm 2017, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Nơi đảo xa, Bài ca trên đỉnh Pò Hèn, Tình yêu bên suối.
Là người thể hiện khá thành công tác phẩm của nhạc sĩ Thế Song, Nghệ sĩ ưu tú Khánh Hòa cho biết: Em có hát "Tình yêu bên suối" của nhạc sĩ Thế Song và đưa vào phim ca nhạc tình biên cương. Từ lúc tập bài tôi đã qua nhạc sĩ Thế Song xin bản nhạc và hát cho ông nghe. Lúc đó nhạc sĩ đang nằm trên giường bệnh. Chú nghe tác phẩm của mình và đã rất xúc động. Sau đó, nhạc sĩ Thế Song có gọi điện và giải thich rằng chú khóc vì giờ "lực bất tòng tâm", chú muốn khoẻ để sáng tác nhưng không thể...
Sau đó, thi thoảng tôi có ghé qua thăm chú và khi thực hiện xong album Tình biên cương, tôi cũng đã mang DVD đến mở cho chú xem... Một lần nữa chú lại khóc... Mặc dù biết mình bệnh bặng, nhưng khi xem chính đứa con tinh thần của mình, tôi có cảm giác lúc ấy chú tỉnh táo hơn bao giờ hết! Thật khâm phục một nhạc sỹ tài hoa với nhiều tác phẩm để lại cho đời. Thế hệ nghệ sĩ từng biểu diễn tác phẩm của ông và khán giả vô cùng biết ơn ông".
Sau một thời gian dài lâm trọng bệnh, Nhạc sĩ Thế Song đã tạ thế vào hồi 18h5' ngày 20.5, hưởng dương 86 tuổi.
Theo Dân Việt
Hóa ra, đây là nơi mang 'Chạy ngay đi' của Sơn Tùng M-TP đến gần hơn với Sky Sơn Tùng M-TP cùng với công ty quản lý của mình đã lựa chọn SKY Music là đối tác phân phối độc quyền "Chạy ngay đi" trong nước. Ca khúc hứa hẹn là một bản hit mới sau 1 năm vắng bóng của Sơn Tùng trên đường đua Vpop. Không còn "thả thính" với từng đợt hình ảnh quảng bá, single Chạy ngay...