Những điều hối tiếc nhất khi sắp chết
Một nữ y tá đã ghi lại những hối tiếc thường thấy nhất ở những người sắp chết, trong số đó có câu “Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn”. Bạn sẽ hối tiếc gì nhất nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời.
Bronnie Ware là một nữ y tá người Australia, từng có vài năm làm việc ở khu chăm sóc, chuyên chăm lo cho những bệnh nhân trong 12 tuần cuối đời của họ. Ware đã ghi lại những điều mà những người sắp chết thường hối tiếc nhất trong một blog và trang blog này được chú ý nhiều tới mức cô đã đưa tất cả những gì quan sát được vào một cuốn sách có tên “5 điều hối tiếc nhất của những người đang hấp hối”.
Những điều mà người sắp chết thường hối tiếc đó là:
1. Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn
“Đây là điều hối tiếc thường thấy nhất. Khi mọi người nhận ra rằng cuộc đời của họ sắp kết thúc và có thể nhìn lại những gì đã qua một cách rõ ràng, họ sẽ dễ dàng nhận thấy có bao nhiêu giấc mơ đã không thể thực hiện. Hầu hết mọi người đều không thể thực hiện được 1/2 giấc mơ của mình và phải chết dù biết rằng đó là những lựa chọn của họ. Sức khỏe mang tới một đặc quyền mà ít người nhận ra, mãi cho tới khi họ không còn nó thì mới biết được điều đó”.
2. Tôi ước không làm việc chăm chỉ như vậy
“Đây là điều hối tiếc của những nam bệnh nhân mà tôi từng chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ thời tuổi trẻ của con cái và tình cảm của người bạn đời. Phụ nữ cũng nói về điều hối tiếc này nhưng phần lớn đều là người của thế hệ cũ, nhiều nữ bệnh nhân không phải là người trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi chăm sóc đều tiếc nuối sâu sắc vì đã dành phần lớn cuộc đời vào guồng quay công việc.
3. Tôi ước có đủ dũng cảm để bày tỏ cảm xúc
Video đang HOT
“Nhiều người đè nén cảm xúc của mình để giữ yên ổn với người khác. Kết quả là, họ tồn tại một cách tầm thường và không bao giờ trở thành một người mà họ hoàn toàn có khả năng trở thành người như mong muốn. Kết quả là nhiều người bị bệnh liên quan tới những cay đắng và oán giận mà họ đem theo”.
4. Tôi ước luôn giữ quan hệ với bạn bè
“Thường thường, mọi người không nhận thức hết được lợi ích đầy đủ của những người bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và lúc đó thì hoàn toàn không thể làm được gì nữa. Nhiều người cố bắt kịp cuộc sống của riêng mình và để tình bạn quý báu trôi đi theo thời gian. Có nhiều người tiếc nuối sâu sắc vì không dành thời gian và những nỗ lực xứng đáng cho bạn bè. Tất cả mọi người đều nhớ tới bạn bè mình khi họ hấp hối”.
5. Tôi ước, giá tôi để bản thân được hạnh phúc hơn.
“Đây là điều hối tiếc phổ biến một cách ngạc nhiên. Nhiều người không nhận thấy rằng cho tới cuối cùng, hạnh phúc là một sự lựa chọn. Họ bị kẹt trong những thói quen. Nỗi lo sợ thay đổi khiến họ phải trả vờ người khác cũng như chính mình”.
Theo VietNamNet
Em đã không còn hối tiếc
Nhiều lúc cuộc sống gặp khó khăn, trắc trở, những lúc buồn hay thất vọng, tôi đã nghĩ đến anh với một sự ngưỡng vọng và niềm hối tiếc khôn nguôi...
Trong chuyến công tác miền Nam, tôi nghe đứa bạn thân rỉ tai:
- Này, ông Sâm đang công tác ở bệnh viện gần đây đấy. Hôm nào rảnh mình điện trước, mấy anh em gặp nhau nhé. Dạo này ông ấy là Trưởng khoa Ngoại, có phòng khám riêng, nghe đâu làm ăn phát đạt lắm. Ngày xưa sao hai người lại chia tay hả? Yêu nhau đến thế cơ mà? Cậu mà lấy ông ấy, giờ cuộc sống chẳng khác gì bà hoàng.
- Thôi nhắc chuyện ngày xưa làm gì? Anh ấy thành đạt, giỏi giang, có cuộc sống đầy đủ, sung sướng là mừng rồi.
Nói thì nói vậy nhưng sao tôi vẫn cứ thấy chạnh lòng. Một cảm giác thật khó giải thích. Tôi mong được gặp lại anh, rồi lại không muốn gặp. Không biết anh có thay đổi nhiều không nhỉ? Liệu anh có còn nhận ra tôi? Cô bé con lúc nào cũng lẽo đẽo theo anh lên giảng đường, được anh dành cho một chỗ ngồi thật tốt để học bài. Thỉnh thoảng lại theo anh và mấy người bạn ra hái trộm quả vú sữa ngoài công viên. Lúc nào tôi cũng được anh ưu tiên cho quả to và chín nhất. Bên anh, tôi lúc nào cũng bé bỏng, trẻ con và đáng yêu nữa. Không biết tự lúc nào, tôi đã phải lòng chàng sinh viên y khoa có dáng người cao mảnh khảnh, đôi mắt sáng và nụ cười thân thiện. Càng hiểu về anh, tôi càng yêu anh hơn. Bởi anh là một người đầy ý chí và nghị lực. Dù con nhà nghèo, không có điều kiện học hành tử tế nhưng anh đã luôn cố gắng vươn lên và thi đậu vào đại học Y.
Anh thường nói: Sau này ra trường, có cơ hội, anh sẽ tổ chức chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Tôi tin anh sẽ làm được mọi điều anh dự tính. Gần 3 năm yêu nhau, chúng tôi đã có những sắp đặt cho tương lai. Khi cả hai cùng ra trường, tôi nhanh chóng có việc làm ổn định. Còn anh, chật vật mãi vẫn chưa xin được việc làm. Không biết vì tự ái, hay vì lý do nào đó, anh lần lữa không muốn nhắc đến chuyện cưới xin. Sau đó, anh cắt đứt liên lạc với tôi. Dù rất đau khổ nhưng tôi cũng quyết định quên anh. 2 năm sau, tôi gặp và yêu Trung, chồng tôi bây giờ. Cuộc sống gia đình hạnh phúc với bao bận rộn lo toan và tôi cũng dần quên chuyện cũ. Vô tình chuyến đi công tác này, tôi lại biết anh đang ở đây. Quả thật, tâm trạng tôi rối bời. Vui buồn, bâng khuâng lẫn lộn. Tôi quyết định cùng cô bạn gái đến thăm anh. Dù sao cũng ân tình xưa cũ.
Tận mắt chứng kiến những điều vừa xảy ra, tự nhiên tôi cảm thấy hụt hẫng, xấu hổ... (Ảnh minh họa)
Muốn tạo ra sự bất ngờ, tôi và Thanh đến gặp anh mà không báo trước. Trên đường đi, chúng tôi gặp một ca tai nạn xe máy. Cùng với những người bên đường, chúng tôi gọi báo tin cho người nhà rồi vội vàng gọi taxi chở hai cha con người đàn ông vào viện cấp cứu. Lúc đó thật sự chúng tôi chẳng kịp nghĩ gì. Chỉ lo cho tính mạng cô bé. Nhưng khi vào đến bệnh viện, trái với tâm trạng hoảng hốt của chúng tôi, những cán bộ trực ở đây vẫn bình thản. Có lẽ họ đã quá quen với cảnh tượng này rồi. Cô bạn gái tôi sốt ruột chạy quanh. Thấy thế cô y tá liền bảo:
- Đợi chút nữa, bác sỹ tới rồi tính.
Sau 15 phút, một người đàn ông xuất hiện. Anh ta đưa mắt nhìn qua hai người bệnh rồi hất hàm hỏi:
- Đã có người nhà nộp tiền viện phí chưa? Chưa có thì đợi đấy, khi nào có tiền nộp thì khám rồi nhập viện luôn.
- Nhưng anh ơi, người ta bị tai nạn dọc đường.
- Không nói lôi thôi gì hết. Chưa chết đâu mà lo.
Lúc đó tôi đã không nhận ra anh ngay. Nhưng nghe giọng nói, tôi giật mình thấy quen quen. Khi anh bước vào phòng, mở khẩu trang ra, tôi mới ngỡ ngàng. Anh thay đổi nhiều quá, nếu chỉ nhìn qua chắc không thể nhận ra. Gặp lại anh trong một tình huống thật trớ trêu khiến tôi không thể thốt ra được lời nào. May mắn thay tôi đã kịp kéo chiếc khăn che mặt. Dù vẫn biết anh chẳng hơi đâu để ý đến xung quanh.
Tôi kéo cô bạn ra về. Cả hai đều im lặng. Riêng tôi cứ đeo đuổi ý nghĩ: Đó có phải là anh không? Con người ta dễ dàng thay đổi đến thế sao? Một người như anh lại có thể xử sự với bệnh nhân như thế ư? Có ai đó nói rằng: Làm nghề bác sỹ phải có một trái tim nóng và cái đầu lạnh. Nhưng lạnh lùng đến mức vô cảm như anh thì không thể chấp nhận được. Lẽ nào cuộc sống bon chen, xô bồ lại làm anh thay đổi đến thế. Ngày xưa, anh đã từng mơ ước được làm bác sỹ để chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mà? Người đời thường nói: Con cá to là con cá sảy. Tôi cũng đã từng nghĩ vậy. Nhiều lúc cuộc sống gặp khó khăn, trắc trở, những lúc buồn hay thất vọng, tôi đã nghĩ đến anh với một sự ngưỡng vọng và niềm hối tiếc khôn nguôi. Tận mắt chứng kiến những điều vừa xảy ra, tự nhiên tôi cảm thấy hụt hẫng, xấu hổ. Mặc cho cô bạn nài nỉ ở lại chơi thêm ngày nữa, tôi vẫn quyết định quay trở ra ngay chiều hôm đó.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hối tiếc Tôi đã dứt khoát ly hôn vì không ngày nào trong nhà tôi lại không có tiếng chửi rủa, la hét, tiếng đồ vật bể và không khí luôn nặng nê như có chứa bom hẹn giờ, chỉ cần ai làm chuyện gì không vừa ý là ngay lập tức chiến tranh bùng nổ. Đã nhiều lần chúng tôi ngồi lại nói chuyện...