Những điều con gái muốn con trai biết về ngày “đèn đỏ” của mình
Vì cho rằng đó là “bí mật con gái” nên cả hai phái đều ngại chia sẻ cũng như chủ động tìm hiểu. Thế nhưng để tránh những hiểu nhầm và lệch lạc không đáng có, con trai cũng có quyền được biết và hiểu về điều mà một nửa thế giới luôn phải trải qua vào mỗi tháng.
“Kinh nguyệt” – hai chữ vừa lạ lẫm vừa mới mẻ nhưng cũng rất bí ẩn với lứa tuổi mới lớn, đặc biệt là phái nam. Từ lâu, ở nhiều quốc gia trên thế giới, hiện tượng sinh học này được xem là một chuyện “tế nhị”. Con gái học được cách giấu kĩ băng vệ sinh trong ngăn cặp, nhân viên cửa hàng luôn dùng túi nilon đen đặc biệt khi bán băng vệ sinh, và các nhà sản xuất thì nghiên cứu chế tạo các loại băng vệ sinh “siêu mỏng cánh”, hứa hẹn không để lộ cho người ta biết về việc hành kinh của phái nữ.
Trên thực tế, chúng ta không cần thiết phải cho cả thế giới biết là mình đang hành kinh, song việc che giấu nó trong thời gian dài sẽ vô tình tạo nên một loại tâm lý “lén lút”, thậm chí có cảm giác việc đơn giản như thay băng vệ sinh cũng là “sai trái”, là cần phải giấu. Có nhiều trường hợp nữ sinh làm rơi băng vệ sinh của mình và bị trêu chọc đến phải khóc, cũng có nhiều trường hợp các cô gái không dám tìm kiếm sự giúp đỡ, hay cảm thấy buồn bã, cô đơn hơn trong những ngày này. Mặt khác, vì xu hướng này mà phái nam cũng hình thành nên cảm giác rằng “đó là chuyện con gái”, “đó là chuyện mình không nên xen vào” hoặc có những hiểu biết lệch lạc về kì kinh nguyệt nói chung dẫn tới thiếu cảm thông.
Đây cũng là lý do vì sao mà có đôi khi, con gái cũng “tha thiết” mong muốn các bạn nam quanh mình hiểu đúng về hiện tượng sinh học rất bình thường này:
Không chỉ là máu
“Con gái là sinh vật nguy hiểm, vì họ chảy máu 7 ngày mỗi tháng mà vẫn có thể sống được” là câu nói đùa rất thịnh hành trong giới trẻ. Trong khi không thể phủ nhận là nó khá hài hước, thì các bác sĩ sẽ phải “chỉnh” bạn một chút, rằng không ai chảy máu ròng rã mấy ngày liền mà sống sót cả, và con gái cũng thế. Thứ chất lỏng màu đỏ chảy ra từ âm đạo của các bạn gái trong những ngày này chỉ có khoảng 36% là máu, 64% còn lại là các bong tróc của tử cung, các chất nhầy trong âm đạo. Đó là điều cơ bản con trai cần biết về kì kinh nguyệt của con gái.
Mặt khác, đây cũng không phải là chảy máu do bị thương, mà là hiện tượng khi trứng không được thụ tinh trong cơ thể phụ nữ “già đi” và “rụng” để dành chỗ cho trứng mới. Phần không sử dụng này trôi ra ngoài cùng với một số thành phần khác và được biết đến như “máu kinh nguyệt”. Đó là một vòng tuần hoàn kì diệu thể hiện khả năng sinh sản của người phụ nữ đấy!
Chuyện đau bụng khi tới kì
Có lẽ bạn đã nghe phong phanh từ đâu đó rằng con gái khi tới kì sẽ rất đau bụng, tuy nhiên may mắn là không phải ai cũng trải qua chuyện này. Song đối với những người chẳng may thường xuyên đau bụng khi tới kì, đó là cơn đau mà bạn khó có thể tưởng tượng được. Hiện tượng đau bụng này là do tử cung phải co bóp để “đẩy” phần trứng không được sử dụng ra, gần giống với nguyên lý co bóp để đẩy khi sinh nở. Cơn đau này thường xuất hiện ngay ngày đầu của kì kinh nguyệt và giảm dần cho đến ngày thứ hai. Có một số người có thể đau đến ngất đi, hoặc không làm được gì.
Chính vì vậy, các bạn hãy quan tâm, để ý đến mẹ, chị gái, em gái hoặc những bạn nữ thân thiết vào kì kinh nguyệt nhé. Bạn không cần phải làm gì nhiều, chỉ cần chủ động mang cho họ túi chườm ấm, hỏi họ xem có việc gì cần bạn làm giúp khi họ không thể hoạt động bình thường được. Con gái bình thường mạnh mẽ lắm, nhưng có đôi khi đau bụng kinh thì sẽ không kiềm được yếu đuối một chút, bạn hãy chú ý quan tâm chăm sóc họ nhé!
Không phải cứ bực tức là “đến ngày”
Các loại nội tiết tố có quan hệ mật thiết đến phản ứng sinh lý và tâm lý của con người. Vào những ngày này, sự sản xuất nội tiết tố của các bạn gái có thể sẽ trở nên bất thường, thiếu ổn định và cân bằng nên một số người sẽ đặc biệt nhạy cảm. Họ có thể dễ khóc hơn, dễ cáu gắt hơn, song những sự buồn bã và cáu gắt đó không phải là “vô cớ” đâu nhé. Nội tiết tố không tự tạo ra cảm xúc cho bạn mà nó khiến bạn nhạy cảm hơn với cảm xúc vốn có. Nếu bình thường xem một bộ phim cảm động, bạn nữ không khóc mà chỉ thấy hơi buồn bã, thì sự buồn bã này có thể được nhân lên thêm. Vậy nên nếu có “nhỡ miệng” khiến ai đó cáu gắt và buồn bã, thì hãy hiểu rằng bình thường câu nói đó khiến họ không được vui.
Mặt khác, không phải cứ cáu gắt hay dễ khóc là “đến ngày”. Các loại nội tiết tố trong cơ thể của bạn có thể thay đổi bất chợt dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ kì kinh nguyệt. Có đôi khi bị stress hoặc ăn uống không điều độ cũng có thể dẫn đến thay đổi nội tiết tố. Thậm chí, nếu cứ cáu bẳn là “đến ngày” thì cả con trai cũng có thể “đến ngày” đấy. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phái nam cũng thường xuyên phải trải qua những lúc nội tiết tố biến đổi và không kiềm chế được cảm xúc vì điều này.
Đừng trêu chọc vì nó rất bình thường
Có một nỗi “ác mộng” khi hành kinh đối với con gái là phải thay băng vệ sinh ở những nơi công cộng như trường học, rạp chiếu phim. Bởi vì lỡ chẳng may bị con trai phát hiện thì sẽ lúng túng vô cùng. Nhiều bạn thậm chí còn có thể chọc ghẹo bằng lời nói hay thậm chí là ném băng vệ sinh của bạn nữ, mở nó ra xem khi không có sự cho phép… Đây là một kiểu đùa rất không hay và nếu bạn đã từng có ý nghĩ hoặc từng làm điều đó, thì đừng làm như thế nữa nhé, vì nó rất gây tổn thương cho con gái đấy.
Thay vì làm như thế, hãy cố gắng giúp đỡ họ bằng cách này hay cách khác, như cho họ mượn một chiếc áo khoác để che đi phần váy bị lấm lem, hoặc hỏi họ có cần giúp đỡ gì không. Nếu con trai làm được như vậy, thì hội con gái sẽ biết ơn và yêu quý các bạn lắm đấy!
Theo Trí thức trẻ
27 tuổi, kinh nguyệt cứ 2 tháng mới có 1 lần liệu có vấn đề gì hay không?
Căng thẳng thần kinh, áp lực trong công việc, cuộc sống, tình cảm; thay đổi công việc, môi trường sống hàng ngày; hoạt động thể lực quá mức; sử dụng chất kích thích... đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, cháu năm nay 27 tuổi, cháu có hành kinh từ năm 13 tuổi, trước đây hay đau bụng lắm, nhưng cũng chỉ có trong vòng 3 ngày, nhiều nhất 4-5 ngày là hết, hành kinh hồi đó cũng hay rối loạn không đúng ngày nữa. Nhưng hiện tại, hành kinh của cháu cứ cách 2 tháng một lần, tháng trước có, tháng vừa rồi không có, tháng này mới có ạ. Bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp như vậy thì có làm sao không ạ?
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ trả lời:
Bạn có hành kinh từ năm 13 tuổi, tới nay chu kỳ kinh cũng đã tương đối ổn định. Số ngày, lượng máu kinh cũng bình thường. Thời gian gần đây, chu kỳ kinh kéo dài hơn, tới 60 ngày. Bạn đang lo lắng về tình trạng của mình không biết có làm sao không.
Bình thường chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là kết quả hoạt động của cơ quan sinh dục (hoạt động của buồng trứng, tử cung, trong đó sự thay đổi hormon sinh dục đóng vai trò quan trọng) và một số cơ quan ngoài cơ quan sinh dục (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến dưới đồi...).
Bên cạnh đó, các yếu tố lối sống cũng tác động không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng thần kinh, stress, áp lực trong công việc, cuộc sống, tình cảm; thay đổi công việc, môi trường sống hàng ngày; hoạt động thể lực quá mức; sử dụng chất kích thích (rượu, thuốc lá...); các vấn đề liên quan đến thể lực (tăng cân hoặc giảm cân quá ); tác dụng phụ của thuốc... đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Trước mắt, bạn cũng không nên quá lo lắng, kiểm tra lại sức khỏe, các yếu tố lối sống xem có nguyên nhân gì không, điều chỉnh lại (nếu có).
Bạn có thể dùng thêm ngải cứu với trứng gà hoặc sử dụng thuốc điều kinh dạng đông y cũng tốt. Sau vài ba tháng nếu thấy tình trạng trên không cải thiện (vòng kinh kéo dài hơn 60 ngày) bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên về sản phụ khoa nhé.
Bạn cần tìm nguyên nhân gây chu kỳ kinh kéo dài để điều trị, can thiệp. Để lâu không tốt cho sức khỏe sinh sản của bạn, nhất là khi bạn muốn có thai tự nhiên. Hy vọng bạn sẽ ổn.
Theo tiin.vn
Những điều về "núi đôi" khiến con gái lo lắng nhưng thực ra bình thường hết chỗ nói "Núi đôi" đối với con gái bọn mình rất quý giá, nên nhất định phải hiểu được những chuyện thường xuyên xảy ra với chúng đấy. "Núi đôi" là một bộ phận quan trọng với phái nữ không chỉ vì tính thẩm mỹ, mà còn gắn liền với khả năng nuôi dưỡng, làm mẹ trong tương lai đối với một số người. Đây...