Những điều chưa biết về HP – Kẻ sáng lập thung lũng Silicon (Phần 2)
Hãy cùng tìm hiểu những ngày tươi đẹp của hãng sản xuất PC hàng đầu thế giới.
Những ngày tháng đầu tiên tuy không hoạt động hẳn trong lĩnh vực công nghệ và càng ko phải trong ngành nghề sản xuất PC – thứ đã mang lại danh tiếng cho hãng sau này nhưng nó đã tạo cơ sở vững chắc để HP từ đó xây dựng nên một đế chế hùng mạnh bây giờ.
Trong quá trình xây dựng vào phát triển, HP được coi là người đã xây dựng nên thung lũng Silicon – biểu tượng cho ngành công nghệ cao trên thế giới. Trong kỳ này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự thành lập của thung lũng Silicon và những ngày tháng tươi đẹp của HP – quãng thời gian giúp họ trở thành nhà sản xuất PC hàng đầu thế giới.
Thung lũng Silicon
Nếu như có quan tâm đến thế giới công nghệ, chắc chắn, các bạn đã nghe đến cái tên này. Thung lũng Silicon (Silicon Valley) được coi là biểu tượng hàng đầu của thế giới công nghệ cao, thung lũng này là nơi tập trung những cái tên hàng đầu của thế giới công nghệ, là nơi tập trung nguồn chất xám về công nghệ thông tin trên thế giới.
Thung lũng này thuộc phần phía Nam của vịnh San Francisco tại phía Bắc California. Nó bao gồm tất cả các thung lũng Santa Clara bao gồm cả thành phố San Jose (và các cộng đồng lân cận), bán đảo phía Nam và phía nam East Bay. Đây là nơi tập trung 1/3 các khoản đầu tư mạo hiểm vào Mỹ.
Cho dù không phải là người đầu tiên sản xuất các thiết bị bán dẫn tại đây nhưng HP được công nhận rộng rãi là nhà sáng lập của biểu tượng công nghệ nước Mỹ và cả thế giới này. Phải vài năm sau thời điểm năm 1957, khi mà 8 kẻ phản bội nổi tiếng đã từ bỏ Willian Shockley để thành lập nên công ty bán dẫn Fairchild, HP mới phát triển các thiết bị bán dẫn với mục đích ban đầu để phục vụ cho các nhu cầu riêng (trong các dụng cụ đo lường).
Những năm 60 – 70: Nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên
HP được tạp chí Wired công nhận là nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Vào năm 1968, HP đã ra mắt Hewlett Packard 9100A. Tuy nhiên đến thời điểm này, chính bản thân HP không gọi nó là “máy tính cá nhân”, họ gọi 9100A là “máy tính để bàn” (Desktop Caculator). Nhà đồng sáng lập HP, Bill Hewlett phát biểu rằng: “Nếu chúng tôi gọi nó là máy tính (computer), các khách hàng sẽ phản đổi vì nó không giống như IBM, và chúng tôi quyết định gọi nó là Caculator…”. 9100A thực sự là một bước tiến lớn, các mạch logic được sản xuất mà không cần gắn vào bất cứ một vi mạch tích hợp này, chiếc PC được rắp từ toàn bộ các linh kiện rời. Sản phẩm kèm theo màn CRT, đầu đọc thẻ nhớ, máy tính với giá khoảng 5000 USD thời bất giờ. 9100A là một sự giao thoa giữa máy tính điện tử (caculator) và máy tính sau này, nó không sử dụng bàn phím như máy tính (bàn phím alpha beta).
Video đang HOT
Một điểm đáng chú ý trong khoảng thời gian này là HP có sự hợp tác với một công ty của Nhật nhằm sản xuất một số sản phẩm công nghệ cao nhưng không thu được thành công như ý muốn bởi chi phí sản xuất quá cao.
Trong giai đoạn cuối những năm 1970, HP với những sản phẩn như HP 3000, series H 2640, HP 2640… đã vượt qua IBM để trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới, tính theo doanh số.
1980, 1990 – 2 thập kỷ của sự mở rộng
Sau khi dành được những thành công to lớn trong những năm 1970, thập kỷ sau của HP chứng kiến sự vươn lên, mở rộng mạnh mẽ của hãng. Với sự ổn định trong mảng PC, HP đã tiếp tục bước vào thị trường máy in phun và máy in lazer. Vào tháng 3 năm 1986, HP đăng ký domain HP.com – một trong những domain .com đầu tiên của thế giới.
Trong những năm 1990, HP đã mở rộng danh sách các các sản phẩm của họ, nhắm tới các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và doanh nhân. Vào cuối thập kỷ 90, HP mở cửa HPshopping.com và trực tiếp phân phối tới người dùng cuối mà không cần phụ thuộc vào bất cứ bên thứ 3 nào. Năm 2005, gian hàng trực tuyến chính thức đổi tên thành “HP Home & Home Office Store” và được dùng cho đến bây giờ.
Trong thời gian này, HP cũng đã mua lại hai công ty đối thủ nhằm phục vụ mục tiêu thống trị thị trường máy tính cá nhân: Apollo Computer vào năm 1989 và Convex và năm 1995.
Chia tách
Trong năm 1999, tất cả các ngành nghề không liên quan tới máy tính, thiết bị lưu trữ, và xử lý ảnh được tách khỏi HP thành lập hơn Agilent. Đây là vụ chia tách lớn nhất trong lịch sử thung lũng Silicon, nó tạo ra một công ty trị giá 8 tỷ USD với 30.000 công nhân. Nó sản xuất sản xuất dụng cụ khoa học, chất bán dẫn, thiết bị mạng quang học và thiết bị thử nghiệm điện tử.
Vì hôm nay là ngày mà nữ CEO của Yahoo vừa bị sa thải, chúng ta sẽ nhắc một chút đến một nữ CEO trong gia đoạn đầu những năm 2000 của HP. Carly Fiorina – nữ CEO đầu tiên của hãng và đầu bắt đầu lầm việc tại vị trí CEO vào đầu những năm 2000, trong giai đoạn này, giá trị thị trường của HP tụt giảm nghiêm trọng. Tháng 9/2005, bà từ chức. Giai đoạn cầm quyền của vị CEO này đánh dấu sự khởi đầu của những ngày khó khăn của HP – khi giá trị thị trường của hãng giảm liên tục.
Theo BDVN
Những điều chưa biết về HP - Kẻ sáng lập thung lũng Silicon (Phần 1)
Hãy cùng tìm hiểu về nhà sản xuất máy tính hàng đầu hiện nay.
Nhắc đến cái tên HP, chắc hẳn các bạn sẽ biết ngay, đây là nhà sản xuất laptop hàng đầu thế giới hiện nay. Cho đến thời điểm năm 2010, HP vẫn là tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Có thể, nhiều người trong các bạn đang sử dụng một sản phẩm như laptop, máy in, tablet của hãng.
Bạn có thể biết rõ về hiện tại của HP nhưng bạn có biết gì về những ngày đầu của hãng, về ý tưởng thành lập, những biến cố lớn của HP trong suốt lịch sử hoạt động? Bạn có biết rằng chính HP là nhà sáng lập ra thung lũng Silicon - nơi tập trung những công ty công nghệ hàng đầu đang ngày qua ngày thay đổi thế giới bằng những phát minh của mình? Bạn có biết cái tên HP có ý nghĩ ra sao, được quyết định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về những sự kiện lớn của hãng.
Sơ lược về HP
HP hay tên đầy đủ là Hewlett-Packard là tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia có trụ sở tại Palo Alto, California, Mỹ. Đây là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Doanh thu năm 2010 của hãng đạt 126 tỷ USD, giá trị thị trường khoảng 50 tỷ USD. HP Là nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới hiện nay.
Nổi tiếng với các sản phẩm PC nhưng HP không chỉ có mặt trong lĩnh vực này. Ngoài thị trường PC, HP còn có phần tại các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử như: máy ảnh, máy qua, máy in, thiết bị lưu trữ, TV, phần mềm, thiết bị mạng và các dịch vụ IT.
Tất nhiên, ngành mang lại nhiều danh tiếng cũng như doanh thu nhất cho người khổng lồ này là sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân. HP nổi tiếng với khả năng sản xuất các sản phẩm đa dạng từ chất lượng cho tới giá cả - chính điều này đã làm nên vị trí số một của hãng trên thị trường PC đầy khốc liệt. Khác với một số hãng khác chỉ mạnh trong một phân khúc, HP sản xuất cả những sản phẩm giá rẻ cấu hình cao, đáp ứng các nhu cầu phổ thông cho đến các máy Elite đầy tự hào với chất lượng và thiết kế mơ ước.
Tuy mang lại doanh thu lớn nhưng mảng kinh doanh PC của hãng lại không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng. Điều này cộng thêm tương lai không mấy sáng lạ của thị trường PC đã khiến cho BGĐ của HP cân nhắc việc rút chân khỏi thị trường này.
Những ngày đầu khó khăn
Tên của tập đoàn được ghép từ họ của 2 nhà đồng sáng lập Bill Hewlett và Dave Packard. HP ra đời vào 1/1/1939 và ngành nghề kinh doanh đầu tiên của hãng là nhà sản xuất công cụ đo lường với số vốn vỏn vẹn 538 USD.
Bill Hewlett và Dave Packard là bạn học, cả hai cùng tốt nghiệp khoa công nghệ năng lượng tại đại học Stanford và năm 1935.
HP là một công ty "khởi nghiệp trong" garage đúng nghĩa: trụ sở đầu tiên của công ty có doanh thủ cả trăm tỷ USD mỗi năm được đặt trong một gara gần Palo Alto. Họ quyết định đặt tên công ty bằng cách ghét họ của cả hai lại, vấn đề ở đây ai sẽ là người đứng trước, Hewlett hay Packard. Việc này được quyết định sau một trò tung đồng xu may rủi, xí nghiệp HP ra đời. Năm 1947, HP trở thành công ty và IPO và 6/11/1957.
Ban đầu (những năm 40 đến 60 của thế kỷ trước), hoạt động của HP không hề tập trung vào một ngành nghề nào cụ thể, hãng sản xuất rất nhiều mặt hàng điện tử thậm chí, còn liên quan đến cả công nghiệp. Tuy nhiên, sau này, HP đã tập trung vào các sản phẩm đo lường và kiểm định điện tử chất lượng cao. Các sản phẩm của HP trong thời kỳ này bao gồm: máy phát điện tính hiệu, điện kế, bộ đếm tần số, nhiệt kế, máy phân tính sóng... Cũng từ thời điểm này, cái tên HP bắt đầu chính thức ra nhập bản đồ công nghệ thế giới.
Thời gian này, tuy không thật sự huy hoàng nhưng nó chính là gốc rễ, cơ sở để hãng vươn lên, thâm nhập và thống trị thị trường sản xuất máy tính cá nhân.
Trong kỳ sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những biến cố trong thập kỷ 60, cái cách mà HP và các đối tác sáng lập ra thung lũng Silicon và những ngày huy hoàng nhất của người khổng lồ này.
Theo BĐVN
HP hứa hẹn sẽ có thêm TouchPad cho thị trường Những người đặt mua TouchPad sẽ phải đợi thêm một vài tuần tới khi Hewlett-Packard có thêm nguồn hàng. TouchPad "cháy hàng" sau khi giảm giá xuống còn 100 USD. Ảnh: Diepresse. Sau khi HP tuyên bố giảm giá TouchPad, các cửa hàng bán lẻ thiết bị này đã rơi vào tình trạng "cháy hàng". Hewlett-Packard tuần trước vừa công bố rằng công...