Những điều chưa biết về bệnh xói mòn cổ tử cung ở chị em
Xói mòn cổ tử cung là nỗi sợ hãi của rất nhiều chị em vì họ lo lắng rằng, một khi đã bị bệnh này nghĩa là phải đối mặt với nhiều nguy hiểm về sức khỏe. Nhưng nỗi lo lắng đó có đúng không?
Thực tế, trí tưởng tượng của con người mới là điều khủng khiếp nhất bởi nó khiến tinh thần bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu hiểu về xói mòn cổ tử cung thì bạn sẽ không phải sợ hãi hay lo lắng nữa.
Xói mòn cổ tử cung là chứng bệnh viêm cổ tử cung mãn tính sau một thời gian sẽ phát triển thành bệnh xói mòn cổ tử cung. Căn cứ vào độ xói mòn, trên lâm sàng chia viêm lộ tuyến cổ tử cung thành 3 mức độ: nhẹ, bình thường và nặng.
Dưới đây, giáo sư, bác sỹ Quan Ting, Giám đốc bệnh viện đa khoa Quảng Châu sẽ giúp chị em phá vỡ những hiểu lầm phổ biến về căn bệnh này.
1. Phụ nữ có sinh hoạt tình dục mới bị xói mòn cổ tử cung
Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân thực sự của xói mòn cổ tử cung vẫn chưa được khẳng định rõ ràng. Kích ứng tại chỗ hoặc chấn thương cổ tử cung, chẳng hạn như sinh nở, phá thai hoặc sinh hoạt tình dục quá thường xuyên có thể gây ra mức độ phá hủy tế bào vảy ở cổ tử cung ở mức độ khác nhau, làm suy giảm sức đề kháng của cổ tử cung, dễ gây ra bệnh viêm cổ tử cung và dẫn đến xói mòn cổ tử cung. Tuy nhiên, nhiều biểu hiện lâm sàng cho thấy, dù không có sinh hoạt tình dục, nhiều chị em vẫn bị xói mòn cổ tử cung, trong đó có liên quan rất nhiều đến các nội tiết tố nữ.
Do vậy, chưa có sinh hoạt tình dục, không có nghĩa là xói mòn cổ tử cung không xảy ra. Cho dù chưa lập gia đình hoặc chưa sinh hoạt tình dục thì chị em cũng nên quan tâm đến bệnh này để biết cách phòng vệ. Nếu phát hiện tiết dịch âm đạo tăng lên, hoặc khí hư có sự thay đổi màu sắc, kết cấu thì nên đến phòng khám phụ khoa để xác định nguyên nhân, kịp thời điều trị.
Bệnh xói mòn cổ tử cung khiến không ít chị em vô cùng lo lắng. Ảnh minh họa
2. Xói mòn cổ tử cung sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung
Nhiều phụ nữ bị xói mòn cổ tử cung mãn tính thường lo lắng rằng sự xói mòn cổ tử cung ngày một nặng hơn, lâu hơn sẽ dễ bị ung thư. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Trong lý thuyết, xói mòn cổ tử cung là sự xói mòn tế bào vảy mô trụ ở cổ tử cung. Trong khi đó ung thư cổ tử cung lại là một chứng loạn sản vảy, chủ yếu là do u nhú ở người có nguy cơ cao (bị nhiễm HPV) nhiễm trùng.
Video đang HOT
Cả hai yếu tố nguy cơ và bệnh học của biến đổi bệnh lý khác nhau cũng khác nhau. Do đó, một sự xói mòn cổ tử cung đơn giản, nếu không kết hợp nhiễm HPV thì không gây ung thư cổ tử cung. Giáo sư Quan Ting cho biết “xói mòn cổ tử cung có thể gây ung thư là sai. Không có mối liên hệ nhân quả giữa ung thư cổ tử cung và xói mòn cổ tử cung. Vì vậy, phụ nữ nếu bị xói mòn cổ tử cung cũng không nên quá lo lắng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh”.
Nhưng phụ nữ cũng cần phải nói rõ với bác sỹ của mình về tình trạng bệnh tật. Trong khi khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào cổ tử cung nên được thực hiện để tầm soát ung thư. Bởi vì khám phụ khoa đơn thuần không thể phân biệt được giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung và xói mòn cổ tử cung.
3. Nếu bị xói mòn cổ tử cung thì thụt rửa âm đạo hàng ngày là cần thiết
Xói mòn cổ tử tử cung sẽ làm tăng tiết dịch âm đạo nên nhiều phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo để làm sạch vùng kín. Việc sử dụng chất khử trùng, chống ngứa, kem dưỡng da chống viêm để thụt rửa âm đạo có thể phá hủy các hàng rào bảo vệ, không chỉ vô tác dụng với bệnh này mà có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, gây nhiễm trùng thứ cấp.
4. Xói mòn cổ tử cung là thủ phạm gây vô sinh
Giáo sư Quan Ting nói có 4 khả năng dễ dẫn đến sự xuất hiện của xói mòn cổ tử cung: Thứ nhất là mức estrogen cao; Thứ hai là sinh nở, đặc biệt là sinh nhiều con; Ba là bị viêm phụ khoa; Thứ tư là bị ung thư cổ tử cung. Nếu phụ nữ bị ung thư cổ tử cung thì triệu chứng loét cổ tử cung cũng sẽ xuất hiện.
Như vậy, chỉ có nguyên nhân thứ 4 là có liên quan nhiều nhất đến vô sinh. Nhưng nhiều báo cáo cho thấy, các yếu tố này có mối liên quan thấp. Phụ nữ bị xói mòn cổ tử cung không nên quá lo lắng mà chú trọng vào điều trị. Bởi vì điều trị quá mức sẽ làm cứng cổ tử cung. Khi mang thai và sinh nở trong tương lai, cổ tử cung bị cứng, khó mở rộng sẽ gây khó khăn cho quá trình sinh nở.
Theo TNO
8 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...
Điều đáng sợ nhất là bệnh ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi năm. Đáng buồn thay, khoảng 4.000 phụ nữ chết bởi căn bệnh này vì không kịp thời phát hiện những triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Và u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới mà chị em thường gặp. Mặc dù bệnh có thể gây tử vong cho chị em nhưng cũng lại là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, kịp thời.
Xét nghiệm pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là cách tốt nhất để xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư này hay không. Ngoài ra, nếu thấy các triệu chứng như dưới đây thì chị em cũng cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư cổ tử cung.
1. Đau vùng chậu
Nhiều phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng của mình. Tuy nhiên, chị em cần hết sức chú ý nếu thấy đau nhức ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có kinh nguyệt. Bởi vì đó có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung.
Ảnh minh họa
2. Chảy máu bất thường
Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy máu nhiều nhưng cũng có người chảy máu ít. Điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao chảy máu. Nếu bạn cũng bị chảy máu âm đạo bất thường như vậy thì hãy cảnh giác và đi khám để biết có phải do ung thư cổ tử cung gây ra hay không.
3. Bất thường trong tiểu tiện
Bất kỳ sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện, chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu... đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Ảnh minh họa
4. Dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo nếu có màu trong hoặc hơi trắng, không có mùi hôi và thường xuất hiện trong những ngày rụng trứng giữa chu kì kinh nguyệt. Trong trường hợp dịch âm đạo tăng bất thường, màu sắc lạ (có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu), có mùi khó chịu... thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, những bệnh ung thư khác ở "vùng kín" như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, chị em phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
5. Chu kì kinh nguyệt bất thường
Khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng. Sự cân bằng hormone cũng bị thay đổi. Kết quả là chu kì kinh nguyệt của bạn không được bình thường như trước đây. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm... Vì vậy, chị em không được bỏ qua dấu hiệu khác thường này.
6. Đau hoặc chảy máu sau khi sex
Ngay cả những chị em không gặp vấn đề ở tử cung cũng có thể thấy có máu xuất hiện sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau quan hệ tình dục xảy ra thường xuyên hơn thì đó có thể là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Bạn nên đi kiểm tra sớm khi thấy dấu hiệu này.
Ảnh minh họa
7. Thiếu máu
Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh. Thiếu máu thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, giảm cân không rõ nguyên nhân và mất cảm giác ngon miệng.
8. Đau lưng
Vùng chậu hoặc đau lưng, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân.
Theo VNE
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có gây khó thụ thai Em 26 tuổi. Trước khi cưới em đi chích ngừa ung thư cổ tử cung, mũi cuối cùng sau ngày cưới. Em lấy chồng được 7 tháng. 3 tháng đầu vợ chồng em ngừa thai bằng cách xuất tinh ngoài. Mấy tháng sau vợ chồng em không giữ nữa, quan hệ tình dục tự nhiên nhưng sao tới giờ vẫn không có thai....