Những điều cần lưu ý trong ngày tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hàng năm là một trong những ngày tết có từ lâu đời của dân tộc với mong muốn có một mùa màng thuận lợi, bội thu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tổ chức, cúng khấn thế nào cho đúng cách.
Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Đoan ngọ
Tết Đoan ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ.
Ngày 5 tháng 5 gọi là Đoan ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.
Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta còn xem Tết Đoan ngọ là “ngày giết sâu bọ”.
Tết Đoan ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Cách trừ sâu bọ trong ngày Tết Đoan NgọỞ Việt Nam ta, ngày này mỗi nơi có các hoạt động văn hóa và món ăn đặc trưng. Người Mường vùng Mường Khương có món đặc sản bánh khúc truyền thống rất ngon.
Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc (một chi của họ hoa Cúc), đậu xanh, hạt vừng (mè) rang. Gạo ngâm kỹ, xay nhuyễn cùng rau khúc rồi nhào thành bột, làm thành bánh có bỏ nhân đậu xanh trộn vừng rang. Bánh được hấp hoặc rán.
Người miền Trung và miền Nam thì có món bánh ú lá tre hoặc bánh tro với nguyên liệu cũng là gạo nếp, đậu xanh và một vài thức khác.
Trong mùng 5 tháng 5, nhiều nơi có tục làm mâm cỗ cúng gia tiên; treo lá ngải cứu trước cửa nhà; làm túi ngũ sắc đeo cho trẻ em; lên rừng hái thuốc; khảo cây lấy quả (một người trèo lên cây, một người ở dưới dùng sống dao gõ vào thân cây hỏi lý do ít quả và đe dọa chặt cây nếu cây không sai quả, người trên cây sẽ hứa cho quả sai); hoặc có nơi làm thịt vịt, thịt ngan để mang về bên nhà mẹ, nhà vợ…
Người miền Bắc thường giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả…
Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt.
Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu (hoặc ăn một bát rượu nếp) cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ
Video đang HOT
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
- Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối…Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
- Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
Theo nghệ nhân ẩm thực ưu tú quốc gia Phạm Thị Ánh Tuyết, trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của người Hà Nội xưa thường có thêm bánh trôi, bánh chay (hai món ăn có vị mát, tính hàn nhằm làm giảm bớt cái nóng của thời tiết mùa hè).
Lễ cúng vào giờ chính Ngọ là tốt nhất
Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết Đoan ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.
Dịp Đoan ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.
Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là:……………………………………………Ngụ tại:………………………………………………………….Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Theo www.phunutoday.vn
Sách giáo khoa toán của Việt Nam khó hơn nhiều so với ở Séc
Ông Václav Klaus, chủ tịch Ủy ban Khoa học, Giáo dục, Văn hóa, Thanh niên và Thể thao Cộng hòa Séc nhận xét như vậy trong buổi nói chuyện với giảng viên, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng sáng 8-6.
Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng trao đổi cùng Đoàn đại biểu Hạ viện Cộng hòa Séc - Ảnh: Anh Tuấn
Nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, đoàn đại biểu Hạ viện Cộng hòa Séc đã thăm Trường ĐH Tôn Đức Thắng và nói chuyện cùng giảng viên, sinh viên về chủ đề "Trung tâm giáo dục thế giới thế kỷ 21 - Phương Đông hay phương Tây" vào sáng 8-6.
Đoàn do ông Václav Klaus, Chủ tịch Ủy ban Khoa học, giáo dục, văn hóa, thanh niên và thể thao Cộng hòa Séc, làm trưởng đoàn.
Ông Václav Klaus cho rằng sau gần 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, Cộng hòa Séc đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội và điều kiện học tập cho du học sinh Việt Nam với cùng chuẩn đào tạo và học phí hợp lý.
"Ngoài ra, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp người dân nói tiếng Việt khi đến nhiều đại học ở CH Séc như: ĐH Tomas Bata, ĐH kỹ thuật Ostrava và ĐH Công nghệ hóa Praha, là những đại học đang có mối quan hệ mạnh mẽ với Trường ĐH Tôn Đức Thắng" - ông Václav Klaus cho biết.
Ông Vacslav Klause ghi cảm nghĩ vào sổ lưu niệm trong buổi làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh: Anh Tuấn
Ông nhận định sự phát triển vũ bão của kinh tế châu Á, trong đó có Việt Nam đã thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục.
"Tôi đã xem qua sách giáo khoa toán ở Việt Nam và nhận thấy nó khó hơn nhiều so với sách giáo khoa dùng cho học sinh 15 tuổi tại Séc. Có thể các bạn sẽ nghĩ như vậy là quá tải cho học sinh ở Việt Nam, nhưng trái lại, các bạn sẽ đào tạo tư duy tốt cho các học sinh" - ông nói.
Đồng thời ông Václav Klaus cũng cho biết ở Séc có 90% trường công lập, hệ thống tiêu chuẩn cho toàn quốc gia, khuyến khích đào tạo những kỹ năng tích cực. Có hơn 15% học sinh Séc tiếp tục học lên đại học.
"Tôi đã thấy rất nhiều gia đình có điều kiện đầu tư cho con đi học nước ngoài, nhưng như thế có thể trở thành một gánh nặng. Cần làm cho giáo dục đại học trở nên có chọn lọc hơn. Có rất nhiều thống kê cho rằng giáo dục đại học ở phương Tây không hẳn là vượt trội hơn tại chính phương Đông" - ông nhận định.
Ông Václav Klaus cũng dành cho sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng ba lời khuyên để rèn luyện, hoàn thiện bản thân mình: thứ nhất, chăm chỉ đọc thật nhiều; thứ hai, không ngừng trau dồi ngoại ngữ và cuối cùng, đừng quên vai trò của toán học, môn khoa học nền tảng.
TRẦN HUỲNH
Theo tuoitre.vn
Xác chết ngập bờ biển Anh ngập vì "quái vật từ phương Đông" Hàng nghìn con cua, sao biển, sò và tôm hùm đã trôi dạt vào bờ, phủ khắp bãi biển phía Đông của Anh sau đợt càn quét của cơn bão mùa đông Emma cùng với "quái vật từ phương Đông"... Hàng nghìn sinh vật biển đã được phát hiện nằm phơi xác dọc bờ biển Holderness ở Yorkshire, trong khi cảnh tượng tương...