Những điều cần lưu ý khi cho bé tiêm văcxin
Những chú ý này giúp bố mẹ biết cách chăm sóc bé trước, sau khi tiêm, cũng như hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Chuẩn bị cho trẻ trước khi tiêm
Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như phụ huynh nào cũng từng trải qua. Và hẳn không ít lần bạn lúng túng khi bác sĩ hỏi về những mũi tiêm trước đây của bé, về loại thuốc bé đang sử dụng… Để tránh xảy ra tình huống trên và tạo điều kiện tốt nhất cho bé khi đi chủng ngừa, phụ huynh cần chuẩn bị một số việc sau:
1. Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bé
Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm, bạn nên kiểm tra lại thông tin sau:
- Trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?
- Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng của bé có đủ 2,5 kg chưa?
- Bé có đang bệnh hay không?
Nếu bé có sốt hoặc dưới 2,5 kg thì chưa thể tiêm ngừa được. Nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không.
Tiêm phòng vắc xin cho trẻ. Ảnh minh họa: MT.
2. Mang theo tất cả sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng của bé
Video đang HOT
Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi chủng ngừa vì trong sổ và phiếu sẽ ghi đầy đủ mũi tiêm mà trẻ đã được thực hiện trước đây. Điều này giúp rất nhiều cho bác sĩ khi tham vấn để hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ tiêm nhắc, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu.
Có những loại thuốc sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của văcxin, do đó nếu gần thời điểm đưa con đi tiêm mà trẻ uống thuốc gì đó, bố mẹ cần cung cấp thông tin này cho bác sĩ.
Các trường hợp không nên cho trẻ đi tiêm văcxin
- Trẻ co giật hoặc sốc trong vòng 72 giờ sau khi tiêm. Những trường hợp này sẽ không bao giờ được tiêm loại văcxin này lần thứ 2.
- Trẻ đang uống thuốc corticoid với liều 2 mg/kg/ngày, hoặc 20 mg/ngày, kéo dài từ 14 ngày trở lên.
- Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính nặng hoặc trung bình.
- Trẻ đang sốt 38,5 độ C.
Nếu trẻ có một trong những điều kiện trên thì sẽ không được tiêm chủng hoặc sẽ trì hoãn đến khi hết bệnh.
Chăm sóc, theo dõi trẻ sau chủng ngừa
1. Chăm sóc trẻ
- Tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống thêm nước.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt – giảm đau paracetamol nếu trẻ sốt hay quấy khóc với liều thuốc là 10-15 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.
- Chườm khăn thấm nước lạnh sạch vào vị trí tiêm nếu có sưng đau.
Không nên:
- Hạ sốt bằng thuốc aspirin.
- Nặn chanh, đắp khoai, kiêng tắm rửa vì dễ gây nhiễm trùng.
2. Theo dõi trẻ
Các phản ứng có thể gặp sau tiêm: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau ngay vị trí tiêm. Những trường hợp này có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Sốt cao 38,5 độ C.
- Nổi ban.
- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, quấy khóc, bú kém… nặng hơn hoặc kéo dài trên 24 giờ.
- Co giật.
- Tím tái.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
Băn khoăn cho con tiêm phòng văcxin 5 trong 1
Con trai tôi 11 tháng tuổi. Tuy nhiên, cháu chưa được tiêm mũi văcxin 5 trong 1 nào cả. Hiện nay văcxin đã được sử dụng lại, liệu con tôi có tiêm được nữa hay không?
Tôi thật sự rất băn khoăn, không biết phải làm sao. Mong bác sĩ giải đáp. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Tình)
Ảnh minh họa: Dương Ngọc.
Trả lời:
Chào bạn,
Văcxin 5 trong 1 là văcxin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, và viêm màng não mủ. Bình thường, loại văcxin 5 trong 1 này được tiêm 3 mũi, bắt đầu khi trẻ 2 tháng, sau đó nhắc lại lúc trẻ 3 và 4 tháng.
Nếu bé nhà bạn chưa được tiêm mũi nào thì bạn nên đưa bé đi tiêm càng sớm càng tốt để phòng tránh cho trẻ những bệnh lý nguy hiểm ở trên.
Chúc bé luôn khỏe.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
Lưu ý khi chăm trẻ sốt tại nhà Có mẹ thấy con bị sốt cao co giật thì luýnh quýnh, nghe mọi người xung quanh mách vội vàng nặn chanh vào mắt và miệng bé làm bé bị rộp miệng, phỏng lưỡi, phỏng mắt hoặc nghẹt thở. Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Các bà mẹ trẻ thường rất lo lắng mỗi khi bé bị sốt và bối...