Những điều cần làm nhanh tại nhà để cứu người đột quỵ
Đột quỵ có thể gây ra bởi cục máu đông trong các động mạch lớn của não. Điều trị hiệu quả nhất là loại bỏ cục máu đông. Các mạch máu được thông lại càng sớm, số lượng tế bào não sống sót càng nhiều.
Kết quả cho thấy nhờ phương pháp kiểm tra nâng tay chân và tư vấn qua điện thoại, có đến 71% bệnh nhân cần loại bỏ cục máu đông được đưa đi cấp cứu kịp thời – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một phương pháp mới để đánh giá và ưu tiên điều trị cho những bệnh nhân nghi ngờ bị đột quỵ cấp tính, được cơ quan y tế Stockholm (Thụy Điển) áp dụng từ năm 2017, đã giúp bệnh nhân được cấp cứu nhanh hơn và được chăm sóc tốt hơn, theo đánh giá của nghiên cứu do Học viện Karolinska (Thụy Điển) – một trong các trường đại học y khoa lớn nhất châu Âu, công bố trên tạp chí JAMA Neurology, theo Medical Express.
Đột quỵ có thể gây ra bởi cục máu đông trong các động mạch lớn của não. Điều trị hiệu quả nhất là loại bỏ cục máu đông. Các mạch máu được thông lại càng sớm, số lượng tế bào não sống sót càng nhiều.
Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ?
Theo phương pháp này, những bệnh nhân bị nghi ngờ đột quỵ, việc phân loại bao gồm hai bước.
Phương pháp kiểm tra khả năng nâng cánh tay và chân
Đầu tiên, kiểm tra mức độ nghiêm trọng của triệu chứng bằng cách sử dụng phương pháp kiểm tra Nâng tay – chân, theo Medical Express.
Nếu bệnh nhân không thể giơ tay lên trong 10 giây và nhấc chân lên trong 5 giây, là bị đột quỵ nghiêm trọng, cần phải loại bỏ cục máu đông ngay lập tức.
Cứ mỗi phút động mạch bị tắc nghẽn, có đến 2 triệu tế bào thần kinh chết đi. Nếu không được can thiệp kịp thời, chỉ có 10% bệnh nhân trở lại chức năng bình thường sau khi đột quỵ 3 tháng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bước thứ hai là gọi điện cho bác sĩ đột quỵ, để trao đổi thông tin bổ sung và quyết định sẽ đưa bệnh nhân đi đâu.
Điều này làm cho việc cấp cứu và loại bỏ cục máu đông cho bệnh nhân nhanh hơn rất nhiều.
Kết quả cho thấy nhờ phương pháp kiểm tra nâng tay chân và tư vấn qua điện thoại, có đến 71% bệnh nhân cần loại bỏ cục máu đông được đưa thẳng đến Bệnh viện Đại học Karolinska ở Solna, thành phố Stockholm (Thụy Điển), là bệnh viện lớn có thể phẫu thuật loại bỏ cục máu đông.
Bằng cách này, thời gian trung bình từ khởi phát đột quỵ đến khi loại bỏ cục máu đông chỉ còn 2 giờ 15 phút, nhanh hơn 70 phút so với cách làm cũ, nhanh hơn 1 giờ 45 phút so với các nghiên cứu ngẫu nhiên quốc tế về thời gian loại bỏ cục máu đông.
Trong khi mỗi phút trôi qua là rất quan trọng. Cứ mỗi phút động mạch bị tắc nghẽn, có đến 2 triệu tế bào thần kinh bị chết đi.
Nếu không được can thiệp kịp thời, chỉ có 10% bệnh nhân trở lại chức năng bình thường sau khi đột quỵ 3 tháng.
Việc điều trị nhanh hơn đã khiến 34% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn chức năng, so với 24% theo cách cũ, mặc dù số bệnh nhân được cấp cứu theo phương pháp mới già hơn và đột quỵ nặng hơn.
Nhà nghiên cứu thần kinh, Christina Sjstrand, chuyên gia tư vấn cao cấp phụ trách chăm sóc đột quỵ tại Bệnh viện Đại học Karolinska, nói: “Kết quả rất tuyệt vời”, theo Medical Express.
Phần lớn thành công là nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị đột quỵ ở các bệnh viện và nhân viên cấp cứu trước khi đến bệnh viện.
Các bác sĩ ở đây đang tiếp tục sử dụng hệ thống xử lý mới trên toàn khu vực Stockholm và sẽ trình bày dữ liệu toàn diện hơn về kết quả của bệnh nhân tại Hội nghị Đột quỵ Thế giới ở Vienna (Áo) vào tháng 11 năm nay.
Phương pháp “Tay – Miệng – Mặt”
Phương pháp truyền thống để xác định đột quỵ được áp dụng từ lâu là phương pháp “Tay – Miệng – Mặt” sau đây. (Để dễ nhớ, có thể nhớ câu “Tay bằng miệng, miệng bằng mặt”), theo Step To Health.
Tay
Yêu cầu bênh nhân cố gắng nâng cả 2 cánh tay lên, nếu 1 cánh tay rơi xuống thấp hơn nhiều so với cánh tay kia, thì là đột quỵ
Miệng
Bệnh nhân có thể lặp lại một câu đơn giản không? Hay họ nói những lời chỉ họ hiểu?
Mình nói họ có hiểu không?
Mặt
Khi làm họ cười, một bên mặt có xệ xuống không? Nếu đúng như vậy, gọi cấp cứu ngay lập tức, theo Medical Express.
Khi ngủ mà gặp 4 biểu hiện này trên cơ thể thì cần đi khám, nếu chủ quan để nặng có thể dẫn đến nhồi máu não hay tai biến mạch máu não
Đối với người gặp phải tình trạng cục máu đông, trong cơ thể sẽ phát ra nhiều tín hiệu, nếu tình trạng này không được cải thiện thì có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu.
Trong cơ thể, máu phải đảm nhiệm một lúc hai nhiệm gần như đối lập: Một là chảy liên tục đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi bị thương. Để làm được điều này, cơ chế đông máu rất quan trọng. Nếu máu đông không đúng lúc, nó có thể là thủ phạm gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
Cục máu đông (huyết khối, blood clots) là kết quả của quá trình đông máu, mục đích là ngăn ngừa mất máu quá mức trong các chấn thương. Tuy nhiên, nếu cục máu đông hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch có thể cản trở dòng chảy của máu đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim và não, thậm chí đe dọa đến tính mạng, theo Hiệp hội Huyết học Mỹ.
Cơ thể xuất hiện 4 vấn đề khi ngủ, hãy cảnh giác với khả năng bạn đang mắc bệnh tiểu đường
Các biến chứng có thể xảy ra nếu cục máu đông không tự tan được hoặc nếu không được điều trị. Tùy thuộc vào vị trí hình thành, huyết khối động mạch có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Nhồi máu cơ tim (xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị chặn đột ngột).
- Đột quỵ (xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị cắt đứt).
- Bệnh động mạch ngoại biên (xảy ra khi mảng xơ vữa trong động mạch làm giảm lượng máu cung cấp đến các cơ ở chân).
Các biến chứng có thể xảy ra nếu cục máu đông không tự tan được hoặc nếu không được điều trị.
Đừng để mọi chuyện trở nên quá muộn rồi mới tới gặp bác sĩ. Ngay trong cuộc sống hàng ngày, hãy để ý những biểu hiện lạ của cơ thể vì chúng hoàn toàn có thể là tín hiệu sức khỏe mạnh cơ thể muốn bạn nhận được. Trong khi ngủ, nếu thấy có các triệu chứng này xuất hiện thì hãy nghĩ đến khả năng là dấu hiệu của cục máu đông để còn điều trị kịp thời nhé.
1. Ngực khó chịu
Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở ngực khi ngủ, cụ thể là luôn cảm thấy tức ngực, thì có thể không loại trừ trường hợp huyết khối. Để duy trì một trái tim khỏe mạnh, động mạch vành cần được mở để máu có thể lưu thông kịp thời để cung cấp chất dinh dưỡng đến tim để duy trì chức năng bình thường của tim.
Nhiều một người bị huyết khối trong động mạch vành, lượng máu và oxy cần thiết cho tim không đủ, nhiều người sẽ cảm thấy tức ngực khi ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài thì cần đi kiểm tra kịp thời. Cách để loại bỏ huyết khối là khôi phục nguồn cung cấp máu bình thường và từ đó có thể ngăn ngừa tức ngực nghiêm trọng.
2. Tê chân
Nếu bạn cảm thấy tê chân khi ngủ, đó cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng huyết khối. Tê chân liên quan đến mạch máu bị tắc, nhiều người bị cục máu đông hình thành trên thành mạch khiến máu không thể vận chuyển kịp thời trong quá trình lưu thông, lúc này chân sẽ có cảm giác tê mỏi do thiếu máu.
Nói chung, nếu có tín hiệu như vậy thì nên khai thông mạch máu kịp thời để đào thải huyết khối ra ngoài, để máu ở chân được lưu thông nhanh hơn. Được cung cấp máu trong thời gian đầu thì cơn tê sẽ thuyên giảm, ngược lại, nếu không được lưu thông, máu sẽ tụ ngày càng nhiều khiến tình trạng tê chân có thể trầm trọng hơn, thậm chí có thể bị đau chân.
3. Chảy nước dãi
Nếu bạn chảy nước dãi trong khi ngủ, có thể một cục máu đông đã hình thành trong cơ thể bạn. Tắc nghẽn mạch máu não do có huyết khối trong đó sẽ khiến máu chảy chậm và quá trình thu nhận máu của các mô quan trọng trong não trở nên quá ít. Những cơ chế này sau khi tác động lẫn nhau có thể chảy nước dãi khi ngủ.
Tình trạng này kéo dài cho thấy sự tích tụ cục máu đông ngày càng nhiều. Chúng cần được xử lý kịp thời, nếu không, sự tích tụ cục máu đông đến mức độ nhất định sẽ gây nhồi máu não và sức khỏe con người sẽ bị đe dọa.
4. Đau đầu
Đau đầu khi ngủ có thể là tín hiệu của bệnh huyết khối. Vì não bộ muốn duy trì trạng thái thư giãn nên cần phải lấy máu càng sớm càng tốt, để chức năng não được duy trì bình thường. Nếu hình thành các cục máu đông trong mạch máu, các cục máu đông này tích tụ ngày càng nhiều dẫn đến tắc nghẽn, việc vận chuyển máu lên não bị ảnh hưởng và gây ra đau nhức đầu.
Nếu cơn đau nhức đầu rõ ràng khi ngủ và kéo dài, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để được kiểm tra mạch máu. Nếu có huyết khối cục bộ cần loại bỏ kịp thời, không để lâu dài dễ dẫn đến tai biến mạch máu não đe dọa sức khỏe và tính mạng.
Bệnh viện Đa khoa TX.Phú Thọ áp dụng phương pháp điều trị tiêu sợi huyết giờ vàng cho bệnh nhân đột quỵ não Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây luôn chú trọng đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao. Trong thời gian qua đã cấp cứu thành công nhiều ca bệnh khó. Đặc biệt Bệnh viện áp dụng...