Những điều cần chú ý khi lái xe đường dài về quê ăn Tết
Để việc lái xe ngày Tết được an toàn và thuận lợi, người lái cần kiểm tra xe, chuẩn bị sức khoẻ, lên kế hoạch di chuyển và lái xe cẩn thận.
Mong muốn được đoàn tụ và ăn Tết ở quê hương là tâm lý chung của tất cả mọi người xa quê
Đối với những người sở hữu ô tô và phải đi làm tại các thành phố lớn, xa quê, đi xe đường dài vào các dịp lễ Tết luôn là một thử thách khó khăn và dù muốn hay không vẫn phải tìm cách vượt qua. Mật độ phương tiện tăng cao, điều kiện đường sá không tốt và tâm lý nôn nóng của người tham gia giao thông là các yếu tố chính dễ khiến chuyến đi xa gặp sự cố đáng tiếc.
Để việc lái xe đường dài bớt khó khăn, sau đây là 4 lưu ý các tài xế có thể tham khảo và thực hiện.
Việc ắc-quy không được kiểm tra thường xuyên sẽ dẫn đến những trường hợp cháy, nổ
Kiểm tra xe tổng thể
Nên kiểm tra tổng thể xe trước khi bắt đầu chuyến đi, tránh để rơi vào những tình huống bị động do xe bị hư hỏng dọc đường cũng như đảm bảo an toàn khi lưu thông. Những bộ phận quan trọng cần kiểm tra bao gồm:
Lốp xe: độ mòn gai lốp, áp suất lốp, lốp dự phòng.
Đèn xe: chiếu sáng, đèn xi-nhan, đèn sương mù trước sau
Gạt mưa, nước làm sạch kính: tình trạng làm việc, độ mòn của cao su
Dầu bôi trơn: tình trạng nhớt, mức nhớt
Nước làm mát: mức nước làm mát
Video đang HOT
Ắc-quy: tình trạng làm việc của bình ắc-quy
Chọn lộ trình thích hợp và cập nhật VOV Giao thông để tránh bị rơi vào điểm ùn Tắc, nhất là những ngày Tết
Lên kế hoạch và chọn lộ trình
Bước tiếp theo để có một chuyến về quê hoặc đi du xuân nhẹ nhàng, thoải mái là chọn lộ trình và thời điểm xuất phát hợp lý. Trong lúc di chuyển có thể cập nhật thêm các thông tin về tình hình giao thông và thời tiết qua radio để chuyển hướng nếu cần thiết để tránh ùn tắc hoặc thời tiết xấu.
Theo kinh nghiệm của một số người thường xuyên phải về quê xa nhà, lựa chọn đi từ rạng sáng hoặc bắt đầu lăn bánh vào tối hôm trước để tranh thủ đường thoáng và vắng xe. Tuy nhiên, lái xe ban đêm sẽ đòi hỏi sự tập trung cao hơn bởi tầm nhìn bị hạn chế. Dù đường vắng, người lái cũng cần tuân thủ tốc độ quy định trên mỗi đoạn đường, nhất là những đoạn đường bị khuất tầm nhìn.
Hạn chế lạm dụng các loại nước tăng lực để tạo sự tỉnh táo
Chuẩn bị sức khoẻ tốt
Lái xe đường dài đòi hỏi tài xế có sức khoẻ tốt để tập trung xử lý chính xác những tình huống giao thông, từ cao tốc, quốc lộ cho đến đường đèo, đồi núi. Người lái nên ngủ đủ giấc trước chuyến đi để có được tinh thần thoải mái và sáng suốt. Sẽ tốt hơn nếu trong chuyến đi có nhiều hơn một người lái để luân phiên đổi tài khi mệt mỏi.
Bên cạnh đó, cần chia nhỏ lộ trình và nghỉ ngơi sau mỗi 2-3 giờ lái xe, hạn chế việc lạm dụng các loại cà phê hay nước tăng lực để tạo sự tỉnh táo. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì tài xế nên tìm nơi dừng chân và ngủ nghỉ để lấy lại sức chứ không nên cố gắng tiếp tục điều khiển xe, dễ gây tai nạn, nhất là vào ban đêm.
Không nên vì quá vội vàng khi di chuyển xe nếu muốn có một cái Tết an toàn
Không vội vàng
Lưu ý cuối cùng là tâm lý lái xe luôn phải được duy trì ở trạng thái ổn định, không vội vàng dù cho mật độ giao thông đông đúc, di chuyển chậm. Đi nhanh về sớm là điều ai cũng muốn nhưng chen hàng, vượt ẩu rất dễ dẫn đến ùn ứ hay va chạm, đặc biệt là ở các cung đường đèo núi hoặc vành đai thành phố.
Theo Giaothong
Lái xe đường dài dịp Tết - từ tốn để an toàn
Để việc lái xe đường trường ngày Tết được an toàn và thuận lợi, người lái cần kiểm tra xe, chuẩn bị sức khoẻ, lên kế hoạch di chuyển và lái xe cẩn thận.
Đối với cánh tài xế, đi xe đường dài vào các dịp lễ Tết luôn là một thử thách khó khăn và dù muốn hay không vẫn phải tìm cách vượt qua. Mật độ phương tiện tăng gấp bội, điều kiện đường xá không tốt và tâm lý nôn nóng của người tham gia giao thông là các yếu tố chính dễ dẫn khiến chuyến đi xa gặp sự cố đáng tiếc.
Để việc lái xe đường dài bớt khó khăn, sau đây là 4 lưu ý các tài xế có thể tham khảo và thực hiện.
1. Kiểm tra tổng quan xe
Nên kiểm tra tổng thể xe trước khi bắt đầu chuyến đi, tránh để rơi vào những tình huống bị động do xe bị hư hỏng dọc đường cũng như đảm bảo an toàn khi lưu thông. Những hạng mục quan trọng gồm có:
Lốp: độ mòn gai lốp, áp suất lốp, lốp dự phòng.Đèn: chiếu sáng, đèn xi-nhan, đèn sương mù trước sauGạt mưa: tình trạng làm việc, độ mòn của cao suDầu bôi trơn: tình trạng nhớt, mức nhớtNước làm mát: mức nước làm mátẮc-quy: tình trạng làm việc của bình ắc-quy
Nên đưa ôtô bảo dưỡng các hạng mục quan trọng rc khi đi chơi xa dịp lễ Tết.
Tốt nhất, có thể mang xe đến xưởng dịch vụ hoặc các garage để tiến hành bảo dưỡng tổng quát. Ngoài ra, chủ xe nên trang bị thêm một số bộ dụng cụ như vá xe khẩn cấp hoặc bộ kích bình cầm tay để sử dụng khi cần thiết.
2. Lên kế hoạch và chọn lộ trình
Bước tiếp theo để có một chuyến về quê hoặc đi du xuân nhẹ nhàng, thoải mái là chọn lộ trình và thời điểm xuất phát hợp lý. Trong lúc di chuyển có thể nghe ngóng thêm các thông tin về tình hình giao thông và thời tiết qua radio để ứng biến, chuyển hướng nếu cần thiết để tránh ùn tắc hoặc thời tiết xấu.
Lựa chọn lộ trình hợp lý để chuyến đi không bị gián đoạn.
Có thể lựa chọn đi từ rạng sáng hoặc bắt đầu lăn bánh vào tối hôm trước để tranh thủ đường thoáng và vắng xe. Tuy nhiên, lái xe ban đêm sẽ đòi hỏi sự tập trung cao hơn bởi tầm nhìn bị hạn chế. Dù đường vắng, người lái cũng cần tuân thủ tốc độ quy định trên mỗi đoạn đường.
3. Chuẩn bị sức khoẻ tốt
Lái xe đường dài đòi hỏi tài xế có sức khoẻ tốt để tập trung xử lý chính xác những tình huống giao thông, từ cao tốc, quốc lộ cho đến đường đèo, đồi núi. Người lái nên ngủ đủ giấc trước chuyến đi để có được tinh thần thoải mái và sáng suốt. Sẽ tốt hơn nếu trong chuyến đi có nhiều hơn một người lái để luân phiên đổi tài khi mệt mỏi.
Bên cạnh đó, cần chia nhỏ lộ trình và nghỉ ngơi sau mỗi 2-3 giờ lái xe, hạn chế việc lạm dụng các loại cà phê hay nước tăng lực để tạo sự tỉnh táo. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì nên tìm nơi dùng chân và ngủ nghỉ để lấy lại sức chứ không nên cố gắng tiếp tục điều khiển xe, dễ gây tai nạn.
Hãy nhớ an toàn mới là ưu tiên hàng đầu trong mọi chuyến đi.
4. Lái xe từ tốn, không vội vàng
Lưu ý cuối cùng là tâm thế lái xe luôn phải được duy trì ở trạng thái ổn định, không vội vàng dù cho mật độ giao thông đông đúc, di chuyển chậm. Đi nhanh về sớm là điều ai cũng muốn nhưng chen hàng, vượt ẩu rất dễ dẫn đến ùn ứ hay va chạm, đặc biệt là ở các cung đường đèo núi.
Theo Zing
Ô tô cần bảo dưỡng những bộ phận nào trước dịp Tết? Trước khi cùng xế yêu đi chơi Tết, bạn cần mang xe ra các garage bảo dưỡng một số bộ phận dưới đây để bảo an toàn khi điều khiển. Lốp xe Lốp xe là bộ phận đầu tiên của xe ô tô bạn cần kiểm tra bởi đây là bộ phận chịu nhiều tác động và hỏng nhất trên xe. Hãy kiểm...