Những điều cần biết về xung đột Hamas-Israel

Theo dõi VGT trên

Trung Đông đang nóng với cuộc xung đột giữa phong trào Hồi giáo HamasDải Gaza và Israel. Tính đến ngày 10.10, hơn 1.500 người IsraelPalestine thiệt mạng.

Khi những hình ảnh và video về sự tàn phá được truyền đi từ Israel, mọi con mắt đều đổ dồn vào lực lượng Hamas và Gaza, một trong những dải đất nghèo đói và đông dân nhất thế giới. Israel đã ra lệnh phong tỏa khu vực này vào hôm 9.10, và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant tuyên bố rằng sẽ “không có điện, không có thực phẩm, không có nhiên liệu” cho hơn 2 triệu người Palestine sống ở đó.

Về Hamas

Hamas là tổ chức chính trị do ông Ismail Haniyeh lãnh đạo, và quản lý Dải Gaza. Tên của nhóm là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Ả Rập được dịch là Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Hamas được thành lập vào năm 1987 trong cuộc nổi dậy nhằm phản đối việc Israel đóng ở Gaza và Bờ Tây.

Những điều cần biết về xung đột Hamas-Israel - Hình 1

Binh lính Israel kiểm tra một khu vực ở miền nam đất nước, sau khi còi báo động không kích vang lên ngày 9.10. Ảnh REUTERS

Hamas là một trong hai đảng chính trị lớn ở vùng lãnh thổ Palestine. Nhóm này chính thức nắm quyền ở Gaza sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006. Kể từ đó, không có cuộc bầu cử nào được tổ chức, theo tờ The Washington Post.

Dải Gaza

Dải Gaza là khu vực nhỏ giáp Israel và Ai Cập trên biển Địa Trung Hải. Cùng với Bờ Tây, Gaza là một trong hai vùng lãnh thổ của Palestine. Dải đất hẹp này hiện dưới sự kiểm soát của Israel, điều mà phía Palestine lên án, theo The Washington Post.

Bờ Tây bao gồm Đông Jerusalem, giáp Jordan và biển Chết.

Về lịch sử, Gaza là một phần của Đế chế Ottoman trước khi chịu sự chiếm đóng của Anh từ năm 1918-1948 và Ai Cập từ năm 1948-1967.

Những điều cần biết về xung đột Hamas-Israel - Hình 2

Dải Gaza (vùng màu đỏ bên trái) và Bờ Tây (vùng màu đỏ bên phải). Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SKY NEWS

Đến năm 1967, gần 20 năm sau khi Israel tuyên bố lập quốc vào năm 1948, nước này đã đánh bại Ai Cập trong Chiến tranh 6 ngày và giành được quyền kiểm soát cả Gaza và Bờ Tây. Israel kiểm soát Gaza trong 38 năm, xây dựng 21 khu định cư của người Do Thái trong thời kỳ này.

Đến năm 1993, hiệp định Oslo giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine đã được ký kết nhằm mục đích thực hiện “quyền tự quyết của người dân Palestine”. Năm 1994, người Palestine nắm quyền kiểm soát với tư cách là chính quyền ở Gaza.

Một phần của nỗ lực thúc đẩy hòa bình lớn hơn là việc Israel tuân theo kế hoạch rút quân đơn phương do Thủ tướng Ariel Sharon đề xuất vào năm 2003 nhằm dỡ bỏ các khu định cư của Israel ở Gaza. Năm 2005, Israel từ bỏ quyền kiểm soát Gaza dưới áp lực trong nước và quốc tế, rút 9.000 người định cư và lực lượng quân sự Israel khỏi đây.

Cuộc tấn công của Hamas vào Israel xảy ra như thế nào?

Giao tranh ở Gaza

Mặc dù Israel đã từ bỏ quyền kiểm soát Dải Gaza nhưng nước này vẫn tiếp tục phong tỏa trên bộ, trên không và trên biển đối với Gaza kể từ năm 2007 với lý do ngăn chặn Hamas trỗi dậy.

Động thái của Israel đã vấp phải sự chỉ trích của các nhóm nhân quyền. Liên Hiệp Quốc ước tính lệnh phong tỏa đã khiến nền kinh tế Palestine thiệt hại nặng nề.

Hamas, giống như nhiều nhóm ở Trung Đông, tin rằng lãnh thổ mà Israel đang kiểm soát trên thực tế là thuộc về người dân Palestine.

Israel có lịch sử thù địch lâu dài với Hamas. Trước cuộc xung đột mới nhất nổ ra ngày 7.10, 2 bên đã trực tiếp đối đầu quân sự với nhau 4 lần, theo tờ The Wall Street Journal.

Vào cuối tháng 12.2008, Israel đã phát động chiến dịch quân sự kéo dài 3 tuần ở Gaza khiến hơn 1.300 người Palestine và 13 người Israel thiệt mạng. Cuộc chiến bùng phát sau cuộc đột kích của Israel vào Gaza vào 1 tháng trước đó, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.

Cường quốc quân sự Israel vì sao bị Hamas gây choáng váng?

Đến tháng 11 .2012, Israel tiếp tục phát động một cuộc tấn công kéo dài 8 ngày vào Gaza, bắt đầu bằng cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái giết chết chỉ huy quân sự cấp cao của Hamas khi đó là Ahmed Jaabari. Trong khi Israel bắn phá dữ dội vào Gaza, Hamas triển khai đợt tấn công bằng tên lửa vào bên trong Israel. Cuộc chiến đã giết chết hơn 100 thường dân Palestine, 2 binh sĩ Israel và 4 thường dân Israel. Tuy nhiên, nó kết thúc tương đối nhanh chóng nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Ai Cập, lúc đó do Tổng thống Mohammed Morsi lãnh đạo.

Hoạt động quân sự dài nhất và khốc liệt nhất ở Gaza cho đến nay diễn ra vào mùa hè năm 2014. Thời điểm đó, Israel tiến hành chiến dịch kéo dài 50 ngày chống lại lực lượng của Palestine, khiến hơn 2.000 người Palestine thiệt mạng, hơn 7.000 ngôi nhà bị phá hủy và gây thiệt hại. Ngoài ra, 67 binh sĩ Israel, 5 thường dân Israel và một thường dân Thái Lan cũng mất mạng trong lần đụng độ này. Hoạt động quân sự của Israel bao gồm cả các cuộc không kích và hoạt động trên bộ.

Đến năm 2021, sau nhiều tuần đối đầu leo thang ở Jerusalem, trong đó có lực lượng an ninh Israel đột kích vào khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem, địa điểm linh thiêng thứ ba của Hồi giáo, Hamas và Thánh chiến Hồi giáo đã bắn một loạt tên lửa vào Israel.

Lầu Năm Góc Mỹ cam kết đảm bảo vũ khí đạn dược cho cả Israel và Ukraine

Israel sau đó đã phát động chiến dịch không kích khiến hơn 250 người ở Gaza thiệt mạng. Về phía Israel, đụng độ khiến 14 thường dân và 1 binh sĩ mất mạng. Vòng giao tranh này kết thúc sau 11 ngày với lệnh ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.

Chuyên gia đánh giá tác động ban đầu cuộc xung đột Israel - Palestine mới bùng phát

Cuộc tấn công của Hamas khiến các cơ quan tình báo Israel hoàn toàn mất cảnh giác, trong khi Mỹ dường như cũng không hề biết rằng một cuộc giao tranh sắp xảy ra.

Chuyên gia đánh giá tác động ban đầu cuộc xung đột Israel - Palestine mới bùng phát - Hình 1
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cuộc tấn công chưa từng có mà lực lượng Hồi giáo Hamas người Palestine phát động nhằm vào Israel ngày 7/10 đã khiến Thủ tướng Benjamin Netanyahu phải yêu cầu nước này chuẩn bị cho một "cuộc chiến lâu dài" và làm gia tăng căng thẳng trên toàn khu vực.

Cuộc tấn công khiến các cơ quan tình báo Israel hoàn toàn mất cảnh giác, trong khi Mỹ dường như cũng không hề biết rằng một cuộc giao tranh sắp xảy ra. Mỹ chia sẻ thông tin tình báo với Israel và Washington cho rằng tình hình an ninh ở nước này đã tốt hơn trong thời gian gần đây.

Điều đó đã giúp tạo tiền đề cho Mỹ tổ chức các cuộc đàm phán nhằm thiết lập mối quan hệ chính thức giữa Saudi Arabia và Israel trên cơ sở Hiệp định Abraham. Hiệp định đã được Israel, UAE và Bahrain ký kết vào năm 2020. Các thỏa thuận sau đó đã được ký kết giữa Israel với Maroc và Sudan.

Khoảng một tuần trước, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết "Khu vực Trung Đông ngày nay yên tĩnh hơn so với hai thập kỷ trước". Ông có vẻ lạc quan về triển vọng cho một thỏa thuận giữa Saudi Arabia - Israel được cho là sẽ bao gồm các đảm bảo an ninh của Mỹ và một chương trình hạt nhân dân sự của Riyadh.

Hôm 7/10, lực lượng Hamas đã tiến hành các cuộc tấn công, phóng hơn 3.000 quả rocket, khiến hơn 100 binh sĩ và dân thường Israel thiệt mạng, bắt hàng chục người Israel làm con tin. Israel tuyên bố sẽ tiến hành phản ứng mạnh mẽ và tấn công các mục tiêu ở Gaza, khiến gần 200 người thiệt mạng.

Trong bài phát biểu trên truyền hình vào tối 7/10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người trước đó đã tuyên bố Israel đang có chiến tranh, cho biết quân đội nước này sẽ dùng toàn bộ sức mạnh để tiêu diệt khả năng của Hamas và "trả thù cho ngày đen tối này". "Cuộc chiến này cần có thời gian. Sẽ rất khó khăn", ông Netanyahu nói.

Đánh giá về tác động từ cuộc giao tranh mới nhất trên, Hani El Masri, nhà phân tích chính trị ở Ramallah, cho biết cuộc tấn công của Hamas sẽ làm phức tạp và trì hoãn các nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Saudi Arabia và Israel.

Ông Masri nói: "Nó cũng sẽ củng cố những tiếng nói cho rằng không có giải pháp cho người Palestine thì sẽ không có giải pháp cho các vấn đề khác".

Ba thập kỷ đàm phán liên tục do Mỹ làm trung gian đã không đạt được thỏa thuận hòa bình và thành lập một nhà nước Palestine độc ​​lập, vốn từ lâu được coi là chìa khóa để chấm dứt bạo lực. Thất bại đó đã gây ra sự bất mãn, đặc biệt là đối với người Palestine, khi Israel tiếp tục duy trì sự chiếm đóng quân sự ở Bờ Tây.

Tình hình này từ lâu đã ảnh hưởng đến nỗ lực thiết lập quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng Arab. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước rằng, một thỏa thuận giữa nước này và Israel nên bao gồm việc "giảm bớt sự đau khổ của người Palestine" nhưng không nêu chi tiết.

Nhưng ông Mohammed phủ nhận thông tin cho rằng Riyadh đang tạm dừng các cuộc đàm phán vì chính phủ cánh hữu của Israel không sẵn sàng đưa ra nhượng bộ với người Palestine.

Thomas Warrick, cựu quan chức cấp cao về chính sách chống khủng bố tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết, tình trạng bạo lực mới nhất sẽ không làm thay đổi "động lực chiến lược cơ bản" của một thỏa thuận trong tương lai.

Ông Warrick, hiện là thành viên cấp cao của Hội đồng Atlantic, nói: "Quá trình bình thường hóa đang được thúc đẩy bởi các yếu tố trong mối quan hệ giữa và giữa Mỹ, Israel, Saudi Arabia và các quốc gia khác có liên quan. Chắc chắn điều này sẽ khiến mọi thứ phải tạm dừng, nhưng trên thực tế, nó không làm thay đổi động lực chiến lược cơ bản".

Về phần mình, Steven Cook, một thành viên cấp cao về Trung Đông và châu Phi tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), cũng cho rằng cuộc tấn công của Hamas sẽ không làm thay đổi "động lực cơ bản" đang diễn ra giữa Israel và Saudi Arabia.

Các cuộc xung đột trước đây giữa Israel và Hamas đã dẫn đến sự tàn phá trên diện rộng ở Gaza và số người chết cao. Với một chính phủ cực hữu ở Israel, tình hình giờ đây càng trở nên bất ổn hơn. Các chuyên gia cho rằng việc tạm dừng mở rộng các khu định cư của Israel là một trong những yêu cầu tối thiểu để xoa dịu người Palestine.

Nhưng cơ cấu hiện tại của chính phủ Israel sẽ khiến yêu cầu đó trở nên khó chấp nhận. Các bộ trưởng trong chính phủ của ông Netanyahu đã công khai nói rằng họ muốn theo đuổi việc sáp nhập hoàn toàn Bờ Tây.

"Nếu trước đây điều đó là khó khăn thì bây giờ điều đó gần như không thể thực hiện được bởi vì bất kỳ sự thỏa hiệp, bất kỳ động thái, bất cứ điều gì thỏa hiệp với người Palestine ngay bây giờ sẽ bị dòng chính thống coi là không thể chấp nhận được", Akiva Eldar, một nhà phân tích chính trị ở Israel, nhận định.

Theo chuyên gia Eldar, ngay cả những yêu cầu tối thiểu mà Saudi Arabia đang mong đợi, chẳng hạn như tạm dừng việc mở rộng các khu định cư, cũng là không thể. "Israel có thể tiến hành một chiến dịch lớn ở Gaza nhằm tiêu diệt Hamas. Điều này sẽ khó khăn nhưng vẫn có khả năng xảy ra", ông Masri nói.

Israel đã phát động 4 cuộc chiến tranh toàn diện và hàng loạt cuộc tấn công quân sự vào Dải Gaza kể từ khi lực lượng Hồi giáo Hamas nắm quyền kiểm soát khu vực này vào năm 2007. Các lệnh ngừng bắn đã chấm dứt giao tranh nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Ví dụ gần đây nhất là vào năm 2021. Sau nhiều tuần căng thẳng xung quanh các hành động của Israel trong và xung quanh khu nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem trong tháng Ramadan, Hamas bắt đầu bắn tên lửa vào Israel. Israel đáp trả bằng các cuộc không kích. Gần 250 người ở Gaza và 13 người ở Israel đã thiệt mạng trong 11 ngày giao tranh.

https://thanhnien.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-xung-dot-hamas-israel-18523101012203731.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ấn Độ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus HMPVẤn Độ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus HMPV
2 ngày trước
Phát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở MỹPhát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở Mỹ
16 giờ trước
Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?
3 giờ trước
Hungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khóHungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khó
6 giờ trước
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung QuốcNhững điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
10 giờ trước
Sau phán quyết tại New York: Rắc rối pháp lý sẽ đeo bám ông Trump như thế nào?Sau phán quyết tại New York: Rắc rối pháp lý sẽ đeo bám ông Trump như thế nào?
hôm qua
Nga tuyên bố bắn rơi máy bay MiG-29 của UkraineNga tuyên bố bắn rơi máy bay MiG-29 của Ukraine
hôm qua
Tổng thống Ukraine nêu điều kiện đàm phán với Nga và MỹTổng thống Ukraine nêu điều kiện đàm phán với Nga và Mỹ
hôm qua

Tin đang nóng

Hot: Lee Min Ho đang hẹn hò, lộ cả thông tin bạn gái?Hot: Lee Min Ho đang hẹn hò, lộ cả thông tin bạn gái?
6 giờ trước
Quỳnh Nga: Anh Việt Anh bảo tôi đi tìm hiểu người khácQuỳnh Nga: Anh Việt Anh bảo tôi đi tìm hiểu người khác
5 giờ trước
Quảng Ngãi: 2 phụ nữ cạo rong mứt rơi xuống biển, 1 người chết, 1 người mất tíchQuảng Ngãi: 2 phụ nữ cạo rong mứt rơi xuống biển, 1 người chết, 1 người mất tích
1 giờ trước
Camera tóm cảnh 1 sao nữ "dính như sam" với Gil Lê đến mức Xoài Non bị cho ra rìaCamera tóm cảnh 1 sao nữ "dính như sam" với Gil Lê đến mức Xoài Non bị cho ra rìa
3 giờ trước
Không tin nổi: Hải Tú công khai "Sơn Tùng em yêu anh"Không tin nổi: Hải Tú công khai "Sơn Tùng em yêu anh"
3 giờ trước
Toàn cảnh đám hỏi của "cơ trưởng điển trai nhất Việt Nam" và phú bà U30, mẹ vợ có phản ứng khó ngờToàn cảnh đám hỏi của "cơ trưởng điển trai nhất Việt Nam" và phú bà U30, mẹ vợ có phản ứng khó ngờ
3 giờ trước
Người đàn ông thắng cả làng nhạc, giúp "đoá hồng nước Úc" làm nên lịch sử Kpop!Người đàn ông thắng cả làng nhạc, giúp "đoá hồng nước Úc" làm nên lịch sử Kpop!
4 giờ trước
HOT: "Nữ hoàng dựng chuyện" Kim Sae Ron kết hôn, ông xã là Kim Soo Hyun?HOT: "Nữ hoàng dựng chuyện" Kim Sae Ron kết hôn, ông xã là Kim Soo Hyun?
2 giờ trước

Tin mới nhất

Belarus nghi ngờ Ukraine tìm cách "kéo Minsk vào cuộc chiến"

Belarus nghi ngờ Ukraine tìm cách "kéo Minsk vào cuộc chiến"

4 giờ trước
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nghi ngờ rằng có một bên nào đó đang đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tìm cách kéo Minsk vào cuộc chiến.
Chính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú Musk

Chính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú Musk

9 giờ trước
Tỷ phú Elon Musk đang làm xáo động chính trường châu Âu thông qua những bài đăng gây tranh cãi trên nền tảng X, khiến các chính phủ châu Âu đau đầu trước thềm nhiệm kỳ mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Động đất tại Tây Tạng: Nhiều cơ quan kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp

Động đất tại Tây Tạng: Nhiều cơ quan kích hoạt cơ chế ứng phó khẩn cấp

9 giờ trước
Công ty Điện lực Tây Tạng triển khai ứng phó khẩn đối với thảm họa động đất ở cấp độ II, đồng thời huy động các lực lượng sửa chữa hệ thống lưới điện. Hiện tại, mạng lưới điện của huyện Dingri đã được khôi phục.
Nước cờ đầy tính toán

Nước cờ đầy tính toán

9 giờ trước
Trong trường hợp này, việc đình chỉ hoạt động quốc hội sẽ giúp đảng Tự do của ông Trudeau tránh được một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và có thêm thời gian lựa chọn một nhà lãnh đạo trong tương lai.
Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật - Hàn

Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật - Hàn

9 giờ trước
Cuộc gặp diễn ra một ngày sau khi Triều Tiên bắn thử loại tên lửa siêu thanh tầm trung mới, được Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin là đã bay 1.500 km đến mục tiêu mô phỏng trên biển.
ISW: Ukraine gặt hái thắng lợi chiến thuật ở Kursk

ISW: Ukraine gặt hái thắng lợi chiến thuật ở Kursk

9 giờ trước
Quân đội Ukraine gần đây đã đạt được những thành quả chiến thuật khi các hoạt động đột kích dữ dội tiếp tục diễn ra trong nỗ lực xâm nhập vùng Kursk của Nga.
Ukraine lần đầu dùng tàu không người lái phóng FPV tấn công hệ thống phòng không Nga

Ukraine lần đầu dùng tàu không người lái phóng FPV tấn công hệ thống phòng không Nga

10 giờ trước
Khi đó, ông Volodymyr Zelensky nói rằng phương tiện không người lái của quân đội Ukraine "đã chứng minh tính hiệu quả của chúng trong các trận chiến trên bộ, trên bầu trời và trên biển".
Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát tham gia cứu hộ

Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát tham gia cứu hộ

10 giờ trước
Trong khi đó, theo một cuộc họp báo về trận động đất, hơn 3.400 nhân viên cứu hộ và hơn 340 nhân viên y tế đã được điều đến khu vực bị ảnh hưởng.
Ngọc lục bảo niềm hy vọng mới của Taliban để hồi sinh nền kinh tế

Ngọc lục bảo niềm hy vọng mới của Taliban để hồi sinh nền kinh tế

10 giờ trước
Những đợt bán diễn ra tại tỉnh Panjshir giàu ngọc lục bảo ở miền đông Afghanistan là một phần trong nỗ lực của Taliban nhằm thu lợi từ tiềm năng khoáng sản và đá quý khổng lồ của đất nước.
Pháp có thể trở thành 'xương sống' quân sự của EU nếu Mỹ rút khỏi NATO

Pháp có thể trở thành 'xương sống' quân sự của EU nếu Mỹ rút khỏi NATO

10 giờ trước
Giáo sư Kalenteridis nhớ lại trước đây, ông Trump từng cảnh báo Mỹ sẽ không bảo vệ các thành viên NATO không tuân thủ yêu cầu chi tiêu quốc phòng tối thiểu, theo mức cam kết 2% GDP của liên minh.
Ảnh vệ tinh tiết lộ hàng dài thiết bị quân sự Nga tại cảng Tartus, Syria

Ảnh vệ tinh tiết lộ hàng dài thiết bị quân sự Nga tại cảng Tartus, Syria

10 giờ trước
Hình ảnh vệ tinh ngày 6/1 cũng tiết lộ rằng con tàu chở hàng Sparta, thuộc loại RORO (Roll-on/Roll-off), vẫn chưa được chính quyền lâm thời Syria cho phép vào cảng Tartus để bốc dỡ hàng hóa.
Ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển trên quê hương Chùa Tháp

Ánh sáng soi đường cho công cuộc xây dựng và phát triển trên quê hương Chùa Tháp

17 giờ trước
Đó là mối quan hệ được xây dựng trên cơ sở nền tảng lịch sử lâu đời, cùng tinh thần đoàn kết trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do của hai đất nước, là nền tảng cho tình hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Cây cảnh phong thủy được ưa chuộng ngày Tết: Chọn đúng để rước tài lộc

Cây cảnh phong thủy được ưa chuộng ngày Tết: Chọn đúng để rước tài lộc

Trong dịp Tết, việc trang trí nhà cửa không chỉ tạo không khí ấm áp mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, giúp gia đình thu hút tài lộc và may mắn.
'Nhím Sonic 3' nhận về cơn mưa lời khen, đại thắng phòng vé toàn cầu

'Nhím Sonic 3' nhận về cơn mưa lời khen, đại thắng phòng vé toàn cầu

Phim âu mỹ

2 phút trước
Ra mắt dịp cuối năm, Nhím Sonic 3 (tựa gốc: Sonic the Hedgehog 3) là lựa chọn thú vị dành cho đa dạng khán giả khi tiếp nối cuộc phiêu lưu của chú nhím siêu tốc độ nổi tiếng.
Vô địch AFF Cup, trai đẹp 8 múi ĐT Việt Nam tậu nhà mới: Thành công, đẹp trai, giàu có, chỉ thiếu một "bóng hồng"

Vô địch AFF Cup, trai đẹp 8 múi ĐT Việt Nam tậu nhà mới: Thành công, đẹp trai, giàu có, chỉ thiếu một "bóng hồng"

Sao thể thao

3 phút trước
Ông trời không cho ai tất cả, mà tất cả những điều tốt đẹp Hoàng Đức có đều là nỗ lực từng ngày. Sáng 7/1, mạng xã hội xôn xao thông tin tuyển thủ Việt Nam Nguyễn Hoàng Đức vừa đi mua một căn nhà mới.
Đây chính là người Việt Nam đầu tiên đỗ Đại học Harvard!

Đây chính là người Việt Nam đầu tiên đỗ Đại học Harvard!

Netizen

4 phút trước
Đại học Harvard là ngôi trường lẫy lừng ở Mỹ, là cái nôi đào tạo ra những tên tuổi xuất sắc trong nhiều lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, đến khoa học, nghệ thuật, và công nghệ,...
Diện mạo lạ lẫm gây chú ý của chồng Midu

Diện mạo lạ lẫm gây chú ý của chồng Midu

Sao việt

6 phút trước
Trong bức ảnh, Minh Đạt xuất hiện với kiểu tóc mới được chẻ 2 mái gọn gàng, mang đến một diện mạo hoàn toàn khác lạ so với trước đây.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 20: Bị người yêu cũ dụ lên giường, Lộc tỉnh táo kịp thời

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 20: Bị người yêu cũ dụ lên giường, Lộc tỉnh táo kịp thời

Phim việt

12 phút trước
Trong tập 20 phim Mẹ ác ma, cha thiên sứ, Gia Hân (Jun Vũ) nói dối bị tai nạn, giả vờ băng bó chân để gọi Lộc (Huy Anh) đến giúp mình giữa đêm.
Lý do 'nam thần' Huỳnh Hiểu Minh bị khán giả chán ghét

Lý do 'nam thần' Huỳnh Hiểu Minh bị khán giả chán ghét

Sao châu á

21 phút trước
Ồn ào với hotgirl Diệp Kha, việc luôn chọn vai tổng tài, thái độ đoạn tuyệt khi Triệu Vy bị phong sát ngầm... khiến Huỳnh Hiểu Minh bị khán giả dần chán ghét.
Bí ẩn về loài vật được mệnh danh chúa tể trên dãy Himalaya

Bí ẩn về loài vật được mệnh danh chúa tể trên dãy Himalaya

Lạ vui

47 phút trước
Báo tuyết là một loài thuộc họ Mèo lớn sống trong các dãy núi ở Nam Á và Trung Á. Báo tuyết là một trong những loài mèo bí ẩn nhất và ít được biết đến nhất.
Các nhà khoa học nêu lý do cần uống hơn 4 tách càphê mỗi ngày

Các nhà khoa học nêu lý do cần uống hơn 4 tách càphê mỗi ngày

Sức khỏe

1 giờ trước
Những người uống một tách trà hoặc ít hơn mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 9% nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ nói chung, cũng như giảm 27% nguy cơ mắc ung thư hạ họng.
5 mẫu áo dài đẹp xuất sắc, được ưa thích nhất mùa Tết Ất Tỵ

5 mẫu áo dài đẹp xuất sắc, được ưa thích nhất mùa Tết Ất Tỵ

Thời trang

1 giờ trước
Bên cạnh đó, còn có chất liệu vải tổng hợp dệt họa tiết nhung được nhiều nhà mốt khai thác như Xéo Xọ, COCOSIN... Sự độc đáo và ấn tượng nằm ở bề mặt vải đan xen hiệu ứng trong mờ và êm mềm của họa tiết vải nhung.
Quang Hùng MasterD sẽ hòa giọng cùng Tùng Dương, Tăng Duy Tân ở 'Sóng 25'

Quang Hùng MasterD sẽ hòa giọng cùng Tùng Dương, Tăng Duy Tân ở 'Sóng 25'

Nhạc việt

2 giờ trước
Divo Tùng Dương và các Anh trai cùng hòa giọng với nhau tại live concert Sóng 25 hứa hẹn sẽ tạo ra màn kết hợp bùng nổ.