Những điều cần biết về thực phẩm chức năng giảm cân
Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam phát triển rất nhanh trong những năm qua.
Với hơn 5.500 dòng sản phẩm, việc buôn bán và sử dụng TPCN đang còn nhiều bất cập về giá cả, nguồn gốc, nhãn mác… khiến người tiêu dùng hoang mang, dễ “tiền mất tật mang” khi lựa chọn TPCN, đặc biệt là TPCN giảm cân.
Cần tỉnh táo khi lựa chọn TPCN
Nhiều người cho rằng thực phẩm chức năng giảm cân là thuốc giảm béo. Đây là cách hiểu hoàn toàn sai. Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng, TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh tật, chứ không thể thay thế được thuốc điều trị bệnh.
Để lựa chọn TPCN an toàn, người tiêu dùng nên hiểu cơ chế hoạt động của các sản phẩm giúp giảm cân này. Theo dược sĩ Nguyễn Danh Mâu, nguyên giảng viên Đại học Dược khoa Hà Nội, các sản phẩm TPCN giảm cân có thể chia thành 3 nhóm chính.
- Thứ nhất có thể kể đến nhóm những sản phẩm giảm cân bằng cách tăng tốc độ chuyển hóa của cơ thể, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành năng lượng và hạn chế tích mỡ.
- Cơ chế của nhóm thực phẩm giảm cân thứ hai là làm giảm hấp thu mỡ bằng cách bao bọc niêm mạc dạ dày và ruột khiến những chất béo không được hấp thụ và bị loại thải trực tiếp khỏi cơ thể.
- Nhóm TPCN thứ ba có thành phần chứa anphetamin gây ức chế và tác động lên cơ quan thần kinh, khiến người sử dụng không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, dẫn tới giảm cân.
Video đang HOT
Với nhóm sản phẩm thứ hai và thứ ba nêu trên giúp giảm cân nhanh chóng và cho hiệu quả tức thời nhưng không bền vững vì khi ngừng sử dụng, cân nặng và lượng mỡ thừa tăng lại rất nhanh.
Đâu là giải pháp cho giảm cân đúng cách?
Trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về béo phì, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng giảm cân đúng cách và bền vững phải đi song hành với việc giảm mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ dưới da được định nghĩa là lớp mỡ tích ở dưới da. Còn mỡ nội tạng là lượng chất béo mà bao bọc quanh tim, gan, thận, tuyến tụy và len cả vào các múi cơ.
Hiện nay, các chị em mới chỉ quan tâm tới việc giảm mỡ dưới da bằng các cách tăng vận động mà chưa chú ý tới giảm mỡ nội tạng. Theo nghiên cứu của trường đại học Harvard năm 2006, mỡ nội tạng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng béo ở hông, bụng và đùi ở phụ nữ. Mỡ nội tạng hình thành khi năng lượng nạp vào cơ thể bị dư thừa, không được hấp thu vào tế bào để nuôi sống cơ thể mà bám vào những vùng cơ thể ít được vận động.
Giáo sư Y Matsuzawa, trường đại học Osaka tại Nhật Bản đã chứng minh rằng mỡ nội tạng là một trong những tác nhân chính gây ra hội chứng chuyển hóa và tăng nguy cơ cao huyết áp. Vì vậy, giảm mỡ nội tạng không chỉ giúp làm giảm cân mà còn giảm các nguy cơ sức khỏe nguy hiểm.
Lượng mỡ nội tạng được giảm thiểu khi lượng mỡ dư thừa được chuyển hóa thành năng lượng trong quá trình chuyển hóa. Đó chính là lý do TPCN có thể giúp giảm cân dựa vào cơ chế tăng cường tốc độ chuyển hoá, hạn chế tích mỡ và đốt cháy tối đa lượng mỡ đã tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra hiệu quả tích cực của chất lactoferrin trong việc giảm cân. Lactoferrin là chất đạm (glycoprotein) liên kết sắt, có trong sữa người và sữa động vật. Lactoferrin có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá của cơ thể, đồng thời tăng huy động mỡ dự trữ từ các mô mỡ, chuyển vào máu để đốt cháy và cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm mỡ bụng, mỡ nội tạng hiệu quả. Đây là một trong những bí quyết giảm béo giúp Nhật Bản là nước có tỷ lệ người dân béo phì thấp nhất thế giới.
Ngoài ra, bổ sung lactoferrin thường xuyên giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh do hội chứng rối loạn chuyển hóa gây ra như tiểu đường, mỡ máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch vành, nhồi máu cơ tim, thiểu năng tuần hoàn não, đột quỵ, xuất huyết não…
Theo VNE
Những điều liên quan đến bệnh phụ khoa chị em cần biết
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa nhưng không phải chị em nào cũng đi khám để chữa trị dứt điểm bệnh.
Ngại đi khám phụ khoa vì xấu hổ
Chị Vân Anh (Nhật Tân - Tây Hồ) cho biết hiện tại chị có một con và chuẩn bị lên kế hoạch sinh đứa thứ hai, trong thời gian này chị thấy ở "vùng kín" của mình ra nhiều chất nhầy màu trắng xen lẫn huyết, có mùi hôi khó chịu. Chị đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về đặt chứ không đi khám. Nhưng càng ngày chị thấy các khí hư càng ra nhiều không có triệu chứng giảm dần, lo lắng chị đi khám bác sĩ cho chị biết nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng chuyên khoa sản Bệnh viện Đống Đa tình trạng viêm nhiễm âm đạo lâu ngày rồi mới đi khám phụ khoa như trường hợp chị Vân Anh là rất nhiều. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại của chị em khi bệnh ở "vùng kín" và họ tự mua thuốc để chữa trị. Đây là một thực trạng đáng báo động về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị không đúng cách hay tự ý điều trị, điều trị muộn nên bệnh trở nên nặng, khó chữa, để lại một số di chứng đáng tiếc như: dính vòi trứng, gây vô sinh, thai ngoài tử cung, sinh non, con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai.
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Những người bị nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết khi đi khám phụ khoa sẽ được bác sĩ khám kiểm tra kết hợp với làm xét nghiệm mới có thể xác định vị trí ra huyết (từ âm đạo, cổ tử cung hay tử cung...), nguyên nhân ra huyết từ nguyên nhân nào để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình làm các xét nghiệm có thể phát hiện thêm ra các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, nấm, u xơ tử cung, thậm chí là ung thư tử cung...
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ ở thời kì mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Chính vì thế việc đi khám phụ khoa làm các xét nghiệm về đường âm đạo hay soi cổ tử cung để phát hiện kịp thời ung thư tế bào cổ tử cung là điều rất cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi này.
Bệnh phụ khoa không loại trừ một ai
Bác sĩ Hùng cho biết, những người làm văn phòng thường khó tránh mắc cácbệnh phụ khoa. Do đặc thù công việc hàng ngày phải làm việc căng thẳng, ngồi lâu trước máy tính, việc di chuyển giữa văn phòng máy lạnh và môi trường bên ngoài thường xuyên, ít vận động làm cho quá trình lưu thông máu về các cơ quan sinh sản bị trì trệ... Khi sức đề kháng giảm thì vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công lên các vùng kín và gây bệnh ở đó. Chính vì thế những trường hợp bị bệnh ngứa ở các "vùng kín" nên làm các xét nghiệm phụ khoa bằng cách soi tươi dịch âm đạo chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục do vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu... từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ tiến hành làm những xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán liên quan thì mới có thể phát hiện chính xác bệnh, còn nếu khám phụ khoathông thường bằng mắt thì sẽ rất khó chẩn đoán được đúng bệnh và nguyên nhân của nó.
Khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết. Ảnh minh họa
Thông thường, khi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ cho làm siêu âm phần phụ và vú; soi cổ tử cung để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới; soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới như vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu...; xét nghiệm tìm vi khuẩn có khả năng gây vô sinh khi tìm hiểu thông tin qua người bệnh; xét nghiệm HPV tìm virus gây ung thư cổ tử cung; phết tế bào âm đạo - cổ tử cung để sớm phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung, âm đạo; sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán chính xác các bất thường ở cổ tử cung; cấy dịch âm đạo nhằm tìm vi khuẩn gây bệnh mà dùng kháng sinh thích hợp; xét nghiệm nội tiết - hormone và đánh giá những rối loạn nội tiết tố; hoặc chụp tử cung vòi trứng bằng phương pháp cản quang để tầm soát các dấu hiệu bất thường.... bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Mặt khác, đối với phụ nữ mang thai khi có biểu hiện viêm ngứa, có dịch mùi hôi... cần phải đi khám phụ khoa để làm các xét nghiệm sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục do các nguyên nhân khác nhau để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ sinh non, sinh con thiếu tháng.
Chính vì thế đi khám phụ khoa định kỳ sẽ là điều kiện hạn chế được các bệnh tật thường mắc phải ở phụ nữ. Và khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết.
Theo Eva
Thuốc tránh thai và những điều cần biết Dưới đây là những sư thật XX cần biết về thuốc tránh thai để tránh gây ra rủi ro không mong muốn. 1. Dùng để điều trị các triệu chứng trong kỳ kinh nguyệt Nhiều XX thường bị đau bụng, đau đầu hay các cơn đau hành hạ trong suốt kỳ đèn đỏ. Thuốc tránh thai cũng có tác dụng giảm các triệu...