Những điều cần biết về số lượng CD4 và tải lượng virus ở người nhiễm HIV
Nếu nhiễm HIV đã được xác nhận, các xét nghiệm sẽ được thực hiện thường xuyên để xác định tình trạng hệ thống miễn dịch của một người và mức độ hoạt động của virus trong cơ thể.
Những điều này được biểu thị bằng số lượng CD4 và tải lượng vius trong cơ thể.
1. Tế bào CD4 là gì?
CD4 là một tế bào rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể nhận biết các kháng nguyên lạ, điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân nguy hại như vi khuẩn, virus. CD4 thực chất là tế bào lympho T được sinh ra từ tế bào gốc của tủy xương.
Xét nghiệm đếm số lượng tế bào CD4 là xác định số lượng của tất cả tế bào này trong cơ thể. Số lượng tế bào này càng cao chứng tỏ hệ thống miễn dịch của bạn càng khỏe. Đây là một trong những xét nghiệm rất quen thuộc đối với người nhiễm HIV.
Các tế bào này không chỉ quan trọng đối với chức năng miễn dịch mà còn là mục tiêu chính của HIV. HIV tấn công tế bào CD4, dần dần làm cạn kiệt các tế bào này, cơ thể sẽ giảm khả năng tự bảo vệ trước một loạt các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu, đo số lượng tế bào CD4 trong một microliter (L) máu. Số lượng tế bào CD4 cho phép xác định trạng thái hệ thống miễn dịch của cơ thể; giai đoạn nhiễm trùng và tốc độ tiến triển của bệnh; khả năng một số bệnh nhiễm trùng sẽ phát triển khi tế bào CD4 cạn kiệt và sự đáp ứng với điều trị…
CD4 là một tế bào rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể trong khi đó HIV lại tấn công vào các tế bào này.
Số lượng CD4 bình thường nằm trong khoảng từ 500-1.500 tế bào/L. Ngược lại, số lượng CD4 từ 200 tế bào/L trở xuống được phân loại về mặt kỹ thuật là AIDS.
Các hướng dẫn điều trị trước đây khuyến nghị nên bắt đầu điều điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) ở những bệnh nhân có số lượng CD4 dưới 500 tế bào/L hoặc đang mắc bệnh xác định bệnh AIDS. Năm 2016, hướng dẫn cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo điều trị ARV ở tất cả bệnh nhân nhiễm HIV, bất kể số lượng CD4 là bao nhiêu.
2. Tải lượng virus ở người nhiễm HIV là gì?
Tải lượng virus là số lượng virus HIV có trong cơ thể. Xét nghiệm tải lượng virus là đo số lượng bản sao HIV trong một mililit máu. AIDS là giai đoạn nhiễm HIV tiến triển nhất, đạt tải lượng virus cao nhất.
Trong khi số lượng CD4 là một chỉ số về tình trạng miễn dịch và hiệu quả điều trị, thì tải lượng virus được cho là thước đo quan trọng hơn khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng virus.
Video đang HOT
Tải lượng virus là đo nồng độ virus trong máu.
Các phòng thí nghiệm sẽ sử dụng công nghệ xét nghiệm di truyềnthường là phản ứng chuỗi polymerase (PCR) hoặc bDNA (DNA phân nhánh), để định lượng số lượng hạt virus trong một mililit (mL) máu. Tải lượng virus HIV có thể dao động từ mức không thể phát hiện được (dưới mức phát hiện của các xét nghiệm hiện tại) đến hàng chục triệu.
Tuy nhiên, kết quả không thể phát hiện được không có nghĩa là không có virus trong máu hoặc đã được “loại bỏ” khỏi bệnh nhiễm trùng. Không thể phát hiện đơn giản có nghĩa là quần thể virus đã giảm xuống dưới mức phát hiện xét nghiệm trong máu, nhưng có thể được phát hiện ở nơi khác, chẳng hạn như trong tinh dịch.
Kết quả xét nghiệm này giúp bác sĩ theo dõi tình trạng nhiễm HIV của bạn và hướng dẫn lựa chọn điều trị. Tải lượng virus HIV giúp tiên lượng bệnh sẽ tiến triển như thế nào. Càng có nhiều HIV trong máu (đồng nghĩa với việc tải lượng virus cao), thì số lượng tế bào CD4 trong cơ thể bạn sẽ giảm càng nhanh và nguy cơ mắc bệnh do HIV càng cao.
Do đó, giữ tải lượng virus của bạn thấp sẽ làm giảm các biến chứng của HIV và giúp bạn sống lâu hơn. Nếu tuân thủ điều trị bạn có thể có được tuổi thọ bình thường hoặc gần như bình thường. Tuổi thọ của những người nhiễm HIV có điều trị đã tăng đáng kể trong nhiều năm gần đây.
Xét nghiệm cũng có thể giúp chẩn đoán nhiễm HIV mới ở những người có kết quả xét nghiệm kháng thể HIV chưa chắc chắn. Xét nghiệm này có thể phát hiện tải lượng virus một vài ngày sau khi nhiễm HIV. Trong khi xét nghiệm kháng thể HIV có thể cho kết quả âm tính trong vòng 2 đến 6 tháng sau khi mới nhiễm HIV. Tuy nhiên, nên xét nghiệm lại kháng thể HIV sau 6 tháng để xác định chẩn đoán.
Mục tiêu của việc ức chế virus
Mục tiêu của liệu pháp kháng virus là đạt được sự ức chế virus, được định nghĩa là có ít hơn 200 bản sao HIV trên mỗi ml máu, sẽ giúp:
Nguy cơ phát triển virus kháng thuốc thấp hơn Kết quả lâm sàng tốt hơn tương quan với việc tăng tuổi thọ Giảm lây truyền HIV đến mức không có nguy cơ cho bạn tình không bị nhiễm bệnh (một chiến lược thường được gọi là điều trị như phòng ngừa).
Mặt khác, sự gia tăng tải lượng virus thường có thể là dấu hiệu của thất bại điều trị, tuân thủ thuốc kém hoặc cả hai.
Điều quan trọng cần lưu ý là người nhiễm HIV cần phải tuân thủ dùng thuốc để đảm bảo ức chế virus đến mức không thể phát hiện được. Việc tuân thủ không đều, không chỉ làm giảm khả năng đạt được điều này, mà còn làm tăng khả năng thất bại trong điều trị, do tạo điều kiện cho virus kháng thuốc phát triển. Mối quan hệ nhân quả này là lý do tại sao phải luôn kiểm tra việc tuân thủ điều trị trước khi thay đổi liệu pháp.
Nên theo dõi thường xuyên số lượng CD4 và tải lượng virus. Những bệnh nhân có thể duy trì số lượng CD4 trên 500 tế bào/L thỉnh thoảng có thể được xét nghiệm theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
8 yếu tố có thể làm thất bại điều trị HIV
Thất bại trong điều trị HIV xảy ra khi thuốc kháng virus ARV không còn khả năng ức chế virus hoặc ngăn chặn sự suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng cơ hội.
Thất bại điều trị có thể được phân loại là do virus (liên quan đến virus), do miễn dịch(liên quan đến hệ thống miễn dịch) hoặc cả hai. Nếu điều trị thất bại, bước đầu tiên là xác định các yếu tố có thể góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trong hầu hết các trường hợp, sự thất bại sẽ là kết quả của việc tuân thủ thuốc kém, trong đó liều thuốc thường xuyên bị bỏ sót hoặc việc điều trị bị gián đoạn.
1. Bỏ liều thuốc có thể dẫn đến thất bại điều trị HIV
Thuốc trị HIV hoạt động bằng cách làm chậm tốc độ virus có thể tạo ra các bản sao của chính nó trong cơ thể. Khi bạn bỏ qua một liều thuốc, sẽ tạo cơ hội cho HIV tăng số lượng, nhân bản trong cơ thể.
Càng tạo ra nhiều bản sao thì khả năng virus sẽ biến đổi thành loại có thể kháng thuốc càng lớn, nghĩa là thuốc điều trị HIV hiện tại sẽ không còn tác dụng nữa.
Bỏ liều thuốc điều trị HIV có thể gây kháng thuốc, khiến bạn có ít lựa chọn điều trị hơn.
2. Kháng chéo
Khi viruschuyển sang dạng kháng lại thuốc điều trị HIV, nó cũng có thể chống lại các loại thuốc điều trị HIV khác, ngay cả khi bạn chưa từng dùng chúng trước đây. Điều này được gọi là kháng chéo. Đây là một lý do khác khiến bạn không nên bỏ liều, vì nó có thể mang lại cho bạn ít lựa chọn điều trị hiệu quả hơn.
3. Thực phẩm ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị HIV
Một số loại thuốc điều trị HIV di chuyển vào máu dễ dàng hơn nếu uống thuốc khi bụng đói, trong khi những loại khác hoạt động tốt hơn khi được uống cùng thức ăn.
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về thời điểm uống thuốc. Ngoài ra, người có HIV cũng nên thảo luận với bác sĩ xem có cần tránh thực phẩm nào không.
Một số thực phẩm như nước ép bưởi, có thể cản trở hiệu quả hoạt động của thuốc điều trị HIV.
Nước ép bưởi ảnh hưởng tới hoạt động của thuốc.
4. Lạm dụng rượu
Gan giúp cơ thể loại bỏ chất thải từ thuốc trị HIV. Uống quá nhiều rượu có thể làm tổn thương gan, khiến gan không thể thực hiện tốt chức năng của mình.
Nếu bạn dùng chung kim tiêm, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng gây viêm gan, một tình trạng khác gây tổn thương gan.
Say rượu cũng có thể khiến bạn khó uống thuốc đúng cách hơn.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc điều trị HIV có thể gây ra các vấn đề khác như tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu hoặc đau nhức cơ thể. Nếu các tình trạng này đủ trầm trọng có thể khiến bạn không muốn dùng thuốc.
Tuy nhiên, có những cách để khắc phục các bất lợi này. Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để tìm cách quản lý chúng. Bạn hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ và không được tự ý ngừng dùng thuốc.
6. Tương tác thuốc
Các loại thuốc khác bạn dùng có thể ảnh hưởng đến thuốc điều trị HIV. Điều này bao gồm thuốc theo toa, thuốc bạn mua không cần kê đơn để trị các chứng bệnh thông thường, thảo mộc và thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.
Chúng có thể khiến việc điều trị của bạn không còn hiệu quả hoặc việc kết hợp các loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ mới. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc nào khác mà bạn dùng, thậm chí ngay cả đó chỉ là vitamin. Đừng bắt đầu dùng thứ gì mà không hỏi bác sĩ xem nó có ảnh hưởng đến việc điều trị HIV của bạn hay không.
7. Mệt mỏi
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi khi phải uống thuốc mỗi ngày, đặc biệt nếu bạn đã dùng thuốc trong thời gian dài. Điều này được gọi là "mệt mỏi do dùng thuốc" hoặc "mệt mỏi do điều trị".
Bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra cách dùng thuốc để nó trở thành thói quen và không cảm thấy phiền phức. Ngoài ra, nếu bạn đang uống vài loại thuốc điều trị HIV mỗi ngày, hãy trao đổi với bác sĩ xem có thể đơn giản hóa hơn không, như dùng viên phối hợp, thuốc tác dụng kéo dài hay thuốc tiêm... để hạn chế số viên thuốc và số lần dùng thuốc trong ngày.
8. Căng thẳng
Căng thẳng, trầm cảm, các bệnh tâm thần khác và thậm chí cả cảm giác xấu hổ, tự kỳ thị về việc nhiễm HIV... có thể khiến bạn khó tiếp tục điều trị.
Điều trị và hỗ trợ sức khỏe tâm thần có thể mang lại sự tự tin và nhẹ nhõm hơn cho bạn. Điều này cũng sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng nhiễm HIV của mình. Hãy hỏi bác sĩ về thuốc, liệu pháp và các nguồn lực khác có thể giúp ích cho bạn.
Các thuốc điều trị HIV và tác dụng phụ cần lưu ý Thuốc là một phần thiết yếu trong việc chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, giúp họ sống khỏe mạnh, lâu dài... nhưng tác dụng phụ của thuốc cũng rất phổ biến và thường có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát được. Dưới đây là một số nhóm thuốc dùng trong điều trị HIV/AIDS và các tác dụng phụ phổ biến. Để ngăn ngừa tương...