Những điều cần biết về… nơi ấy
Âm đạo là một phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, được cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể.
Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một phần bởi một lớp màng mỏng, được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là khu vực cổ tử cung nối liền với âm đạo. Âm đạo là cơ quan quan trọng, giúp người phụ nữ có thể quan hệ tình dục với bạn tình và thực hiện chức năng sinh sản. Không có kích thước hoặc hình dạng tiêu chuẩn nào cho cấu tạo âm đạo của một người phụ nữ. Điều này đồng nghĩa âm đạo của cả hai người nữ bất kỳ và đều trong độ tuổi sinh sản sẽ có nhiều sự khác biệt. Các yếu tố như tuổi tác và chiều cao có ảnh hướng đến kích thước âm đạo của nữ giới trưởng thành.
Âm đạo sẽ rộng hơn sau mỗi lần sinh con?
Âm đạo là một cơ quan có cấu trúc đặc biệt, kích thước có thể thay đổi, có tính chất đàn hồi rất lớn. Âm đạo có khả năng giữ lại chiếc tampon nhỏ bé không rơi ra ngoài nhưng cũng có khả năng giãn ra cực đại khi sinh em bé và sau một thời gian rất ngắn sẽ quay về với kích cỡ bình thường. Khả năng này đạt được nhờ cấu tạo các cơ bên trong với nhiều nếp nhăn, thường được ví như chiếc đèn xếp. Cơ này sẽ tự động co giãn tùy từng tình huống cụ thể. Theo các nhà khoa học, âm đạo thay đổi kích thước nhằm thích nghi với những thay đổi trong tâm sinh lý của cơ thể. Ví dụ, khi chưa có kích thích thì độ dài “cô bé” vào khoảng 7 – 8cm và đạt đến 11 – 12cm khi có kích thích tình dục.
Video đang HOT
Tuy nhiên trong một số ít các trường hợp âm đạo giãn quá nhiều lúc đẻ (chuyển dạ lâu, thai to, xổ thai chậm…) làm cho âm đạo khó trở lại kích thước bình thường sau đó. Thường lúc này có thể thấy kèm theo các dấu hiệu rối loạn tiểu tiện. Đây chính là lúc người phụ nữ nên thực hiện các bài tập cho vùng đáy chậu để giữ cơ lực cho cơ âm đạo. Điều này giúp chị em có cảm nhận tình dục tốt hơn.
Có một thực tế ai cũng cần phải biết là âm đạo cũng nhăn nheo theo tuổi. Vì sự sụt giảm estrogen khi lớn tuổi, lượng collagen và mỡ cũng giảm dẫn đến sự nhăn nheo ở vùng này. Da vùng này sẽ tối hơn hoặc trắng hơn, âm vật sẽ teo lại.
Nhiều phụ nữ "tá hỏa" vì cơ thể mang tinh hoàn của nam giới
Có ngoại hình, bộ phận sinh dục nữ nhưng vô kinh ở tuổi dậy thì, nhiều bệnh nhân tá hỏa phát hiện cơ thể mang tinh hoàn của nam giới do hội chứng không nhạy cảm androgen rối loạn phát triển giới tính.
Ảnh minh họa
Đó là thông tin được TS Trần Thị Ngọc Anh, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức công bố tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện Trưng Vương, TPHCM mới đây. Theo đó, từ năm 2016 đến 2019 các bác sĩ đã ghi nhận 3 trường hợp người có ngoại hình nữ nhưng mang tinh hoàn của nam giới.
Trường hợp thứ nhất là nữ bệnh nhân Trần Thị H. (20 tuổi) đến bệnh viện thăm khám năm 2016 với biểu hiện thỉnh thoảng bị đau tức vùng bẹn 2 bên, không có kinh nguyệt... Trường hợp thứ hai là nữ bệnh nhân Lê Hà P. (20 tuổi) đến bệnh viện thăm khám năm 2019 trong tình trạng không có kinh nguyệt, không mọc lông mu, lông nách... Một trường hợp khác là bệnh nhi (11 tuổi) thăm khám năm 2018 với biểu hiện âm vật phát triển bất thường.
Các bệnh nhân đều có ngoại hình, bộ phận sinh dục ngoài dạng nữ, có âm đạo, giới tính nữ đã được xác định ngày sau khi chào đời. Trước tuổi dậy thì, cơ thể bệnh nhân đều phát triển bình thường, tuy nhiên ở 2 bệnh nhân đã ở tuổi trưởng thành (nêu trên) có các dấu hiệu bất thường như âm vật phì đại hơn phụ nữ bình thường. Bản chất của âm vật phì đại là dương vật kém phát triển.
Bên cạnh đó, khi đến tuổi dậy thì (khoảng 11 đến 14 tuổi) người bệnh có các biểu hiện lông mu thưa, không có kinh nguyệt, vú phát triển. Tình trạng vô kinh nguyên phát là nguyên nhân chính khiến người bệnh đến bệnh viện thăm khám.
Các kết quả kiểm tra hình ảnh của bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân có tinh hoàn 2 bên ẩn trong ổ bụng hoặc trong ống bẹn, có cấu trúc tuyến tiền liệt xung quanh niệu quản gần cổ bàng quang, trong khi không có tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và vòi trứng trên siêu âm. Các kết quả xét nghiệm ghi nhận nồng độ testosterone trong máu cao, mang nhiễm sắc thể 46, XY, có gen biệt hóa tinh hoàn SRY. Các bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng không nhạy cảm androgen gây rối loạn phát triển giới tính.
Theo BS Ngọc Anh, người bệnh mắc hội chứng không nhạy cảm androgen thường có tinh hoàn ẩn trong ổ bụng hoặc ống bẹn nên có nguy cơ ung thư hóa. Khi dậy thì, cơ thể không phát triển đặc tính sinh dục phụ nam giới do tại cơ quan sinh dục có ít hoặc không có thụ thể của androgen. Người bệnh phát triển theo hướng nữ giới do testosterone được chuyển hóa thành estrogen giúp tuyến vú phát triển.
Để tránh nguy cơ ung thư cho bệnh nhân, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cắt tinh hoàn cho 2 trường hợp bệnh nhân đã ở tuổi trưởng thành. Riêng bệnh nhân 11 tuổi đang trong giai đoạn dậy thì, bác sĩ chưa phẫu thuật cắt tinh hoàn nhưng đang theo dõi để phát hiện sớm ung thư và hỗ trợ can thiệp khi cần thiết.
Sau phẫu thuật, các kết quả giải phẫu tinh hoàn 2 bên của các bệnh nhân cho thấy không có sự phát triển của tế bào dòng tinh và không sản sinh tinh trùng. Các bệnh nhân đã cắt tinh hoàn đang được bác sĩ theo dõi nồng độ hormone, chủ động phát hiện tình trạng thiếu hormone sinh dục và bổ sung cho bệnh nhân để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
Từ 3 trường hợp trên, bác sĩ cho biết, việc việc chẩn đoán xác định hội chứng không nhạy cảm với androgen cần phải được phân tích gen AR trên nhiễm sắc thể X tìm đột biến gây bệnh. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa thực hiện phân tích gen AR nên việc chẩn đoán chủ yếu dựa trên đặc điểm lâm sàng. Người bệnh có các biểu hiện âm vật bất thường, vô kinh, lông mu thưa cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, can thiệp sớm, tránh nguy cơ bị ung thư hóa.
Ngứa bộ phận sinh dục nữ giới do đâu? Tình trạng ngứa bộ phận sinh dục nữ nằm trong những bệnh vùng kín thường gặp ở nữ. Hiện tượng này là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà nữ giới không nên chủ quan. Âm đạo nữ giới là cơ quan có cấu trúc rất phức tạp, nhạy cảm. Do đó nữ giới dễ mắc phải các bệnh viêm...