Những điều cần biết về Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)
Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lần đầu tiên được phát hiện trên cơ thể người là năm 2012. Theo thông tin do tổ chức Y tế thế giới WHO cung cấp, vi rút nguy hiểm này xuất phát từ một gia đình ở Ả rập Saudi, các nhà khoa học cho rằng họ bị lây chủng vi rút MERS-CoV từ lạc đà.
1. Tuy có cùng gốc với virus SARS nhưng MERS có tỷ lệ tử vong lên đến 38%, cao gấp 4 lần virus SARS từng giết chết 774 người trên toàn thế giới vào năm 2003.
2. Đây là một vi rút thuộc họ coronavirus. Coronavirus là một họ vi rút lớn, bao gồm vi rút cảm lạnh thông thường và vi rút SARS (hội chứng hô hấp cấp nặng). Tuy nhiên, Mers khác với các coronavirus khác được tìm thấy trên người từ trước tới nay.
3. Chưa rõ vi rút đến từ đâu, mặc dù có khả năng vi rút này bắt nguồn từ động vật. Ngoài người, vi rút MERS đã được phát hiện trên lạc đà ở Qatar và dơi ở Ả rập Xê út.
Video đang HOT
4. MERS có thể lây giữa những người có tiếp xúc gần.
5. Các triệu chứng gồm triệu chứng hô hấp cấp tính và nặng, kèm theo sốt, ho, ngạt thở và khó thở.
6. Bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị. Bệnh nhân được dùng các thuốc hỗ trợ để giảm triệu chứng và điều trị biến chứng.
7. Khoảng một nửa số người nhiễm tử vong.
8. Để tự bảo vệ mình, hãy luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, rửa tay thường xuyên (trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh), tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng hô hấp cấp và tránh tiếp xúc với động vật.Nếu có tiếp xúc, hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng.
9. Mặc dù hiện chưa có khuyến cáo nào về việc du lịch tới các nước thuộc bán đảo Ả rập hoặc những nước đã có báo cáo về ca bệnh, song những người từ 65 tuổi trở lên, bị bệnh mạn tính nên tiêm vắc xin chống nhiễm trùng do phế cầu. Những người thường xuyên đi du lịch tới Trung Đông được khuyên nên tiêm vắc xin cúm và viêm não.
10. Nếu có sốt và các triệu chứng của bệnh đường hô hấp dưới, như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi trở về từ bán đảo Ả rập hoặc các có báo cáo về ca bệnh, cần đi khám bác sĩ ngay và cho bác sĩ biết về chuyến đi của mình.
CẩmTú
Theo Dantri/ Asiaone
Treo thưởng 20kg vàng lấy mạng thủ lĩnh Houthi
Trong video công bố trên các phương tiện truyền thông hôm 8/4, nhánh Al-Qaeda ở bán đảo Ả rập (AQAP) treo thưởng 20kg vàng cho việc bắt giữ hoặc tiêu diệt thủ lĩnh của phe nổi dậy Houthi ở Yemen à cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh.
Thủ lĩnh phiến quân Houthi, Abdel-Malek-al-Houthi
Quân nổi dậy Houthi dòng Hồi giáo Shiite, nắm quyền kiểm soát thủ đô Sanaa của Yemen vào năm 2014 và hiện đang chiến đấu với lực lượng trung thành với tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi ở miền Nam nước này dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Abdel-Malek-al-Houthi. Tên Al-Houthi được biết tới là một thủ lĩnh dày dạn kinh nghiệm trận mạc và tự xưng là "thủ lĩnh cách mạng" sau các cuộc biểu tình lớn ở Yemen hồi năm 2011. Được cho là hơn 30 tuổi, Al-Houthi giữ kín thông tin cá nhân và hiếm khi xuất hiện hay nói chuyện với báo giới.
Cuộc tấn công của quân nổi dậy Houthi được sự hỗ trợ của các binh sĩ trung thành với cựu Tổng thống Saleh, người bị buộc từ bỏ quyền lực ở Yemen sau 33 năm cầm quyền vào năm 2012. Trong khi đó, Al-Qaeda, phong trào Hồi giáo cực đoan dòng Sunni, coi phiến quân Houthi và ông Saleh là những kẻ dị giáo vì đại diện cho cộng đồng thiểu số Shiite Zaydi ở Yemen.
Nhánh Al-Qaeda ở Yemen đã ủng hộ các hoạt động của nhóm ở Yemen trong vài tuần qua khi tấn công thị trấn Mukalla hồi đầu tháng 4 và giải phóng thủ lĩnh khủng bố Khaled Batarfi. Ngày 8/4, các tay súng thánh chiến tấn công một vị trí đóng quân của quân đội Yemen gần biên giới với Saudi Arabia, làm một số quan chức quân đội thiệt mạng.
Theo Hạnh Nhân/RT/baotintuc.vn
Đánh bom đền thờ ở Yemen: IS muốn soán ngôi Al Qaeda Nhà Trắng không tin Nhà nước Hồi giáo là thủ phạm đánh bom đền thờ ở Yemen. Hai ngày sau khi tổ chức tấn công Bảo tàng quốc gia Bardo ở Tunisia làm 21 người chết, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiếp tục tổ chức bốn vụ đánh bom tại các đền thờ Hồi giáo ở Yemen. Số thương...