Những điều cần biết về hệ thống cân bằng điện tử
Để giúp xe ô tô vận hành êm ái và an toàn nên các mẫu xe ngày nay được trang bị rất nhiều hệ thống hỗ trợ người lái. Cân bằng điện tử ESP là một trong những hệ thống đó.
Hệ thống cân bằng điện tử ESP là gì?
“Hệ thống cân bằng điện tử” (Electronic Stability Program, viết tắt là ESP) hay còn nhiều cách gọi khác như DSC, VSA, ESC… tùy vào mỗi nhà sản xuất. Hệ thống có tác dụng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất lái do những sai lầm của chủ xe.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống này là sử dụng phanh độc lập trên từng bánh xe. Nó giúp điều chỉnh hướng lái chiếc xe sau khi mất kiểm soát. Điều đó tài xế rất khó thực hiện. Hệ thống cân bằng điện tử nhận diện trước mối nguy hiểm. Từ đó đưa xe về trạng thái cân bằng.
Hệ thống ESPgiúp điều chỉnh hướng lái chiếc xe sau khi mất kiểm soát
Trước đây, hệ thống ESP là một trong các tính năng an toàn nâng cao. Chỉ xuất hiện trên những dòng xe cao cấp. Ngày nay ESP đã phổ biến hơn nhiều. Được áp dụng trên nhiều hãng xe. Hiện đa phần các xe ô tô đều được trang bị ESP ngay cả với những xe bình dân như Toyota Vios, Honda City, Toyota Rush, Toyota Innova, Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga… Kể cả xe hạng A giá rẻ như Kia Morning, VinFast Fadil…
Hệ thống cân bằng điện tử có tác dụng gì?
Cấu tạo hệ thống ESP khá phức tạp. Bởi nó không hoạt động độc lập mà kết hợp với nhiều hệ thống khác. Như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD… Cho nên, hệ thống cân bằng điện tử ESP đóng vai trò như “hệ thống tổng”. Nó sử dụng chung cơ cấu chấp hành với các hệ thống an toàn khác. Các cảm biến này truyền tín hiệu về một bộ điều khiển chính ESP Module.
Video đang HOT
Từ đây, bộ điều khiển ESP Module sẽ tính toán góc đánh lái và góc quay thân xe phù hợp. Trong trường hợp phát hiện sự cố, ESP sẽ tác động phanh. ESP giúp điều chỉnh lại tốc độ quay của bánh xe. Hệ thống cân bằng điện tử sẽ dùng cơ cấu chấp hành của ABS và EBD để tăng hoặc giảm áp suất dầu tác động lên xi lanh phanh của từng bánh xe, từ đó tạo ra lực phanh chênh lệch giữa các bánh (phanh độc lập trên từng bánh) nhằm lấy lại sự kiểm soát.
Khi xe bị thiếu lái, trượt bánh trước khiến xe có xu hướng văng ngang. Lúc này, ESP sẽ chủ động tạo lực phanh ở bánh xe phía đối diện với hướng bị trượt. Nó sẽ tạo tâm quay tạo ra mô men bù lại lực trượt ngang. Nhờ đó mà xe giữ được trạng thái ổn định, di chuyển theo đúng hướng.
Cấu tạo hệ thống ESP khá phức tạp
Cách bật/tắt cân bằng điện tử ô tô
Tùy hãng sản xuất luôn bố trí một nút bật/tắt cân bằng điện tử trên vô lăng, bảng taplo hoặc bệ cần số. Hệ thống cân bằng điện tử thường tự khởi động khi xe lăn bánh. Trong một số trường hợp người lái có thể chủ động tắt và bật.
Không phải lúc nào hệ thống cân bằng điện tử ESP cũng giúp ích cho xe. Có một số trường hợp mà tài xế nên chủ động tắt ESP như:
Khi off road, đi vào đường bùn lầy, xe bị sa lầy
Khi off road, đi đường bùn đất, đường cát lún hay xe bị sa lầy thì ESP sẽ không giúp ích, thậm chí còn gây cản trở.
Bởi lúc này tốc độ 4 bánh xe không đều. Các bánh xe có hiện tượng quay trơn. Lúc này, ESP sẽ kích hoạt phanh hoặc giảm mô men để hãm bánh xe này lại. Xe sẽ khó thoát lầy hơn.
Khi đi off road xe cần lực kéo rất lớn. ESP thường sẽ giảm lực xe vì vậy không nên sử dụng.
Khi drift xe
Drift là một kỹ thuật lái xe cố tình làm cho bánh xe trượt trơn trên đường. Khi drift, góc trượt sau lớn hơn góc trượt trước đến mức bánh trước hướng ngược chiều với hướng rẽ. Do đó nếu bật ESP xe sẽ rất khó drift vì ESP sẽ can thiệp khi bánh xe bị trượt.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hỗ trợ đổ đèo
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, xuống đốc, đổ đèo là những tính năng an toàn giúp ích rất nhiều khi lái xe đường đèo dốc.
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì?
Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới. Ngoài ra trong quá trình lên dốc mà xe ô tô bị chết máy hay gặp phải tình trạng kẹt xe người lái buộc phải dừng và khởi hành ngang dốc cũng gây không ít khó khăn. Nếu xử lý các tình huống này không tốt sẽ gây nguy hiểm cho chính người lái và những phương tiện xung quanh.
Để khắc phục tình trạng này, các hãng sản xuất ô tô đã phải nghiên cứu và phát triển để trang bị cho những mẫu xe của mình hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Hệ thống hỗ trợ ngang dốc HAS được viết tắt từ Hill-Start Assist System, công nghệ này còn có thể viết cách khác là hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC (Hill-Start Assist Control) hay hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HLA.
Việc dừng đỗ ngang dốc và cần khởi hành lại ngay sau đó khiến nhiều người cảm thấy áp lực, nhất là các tay lái mới
Nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC và hỗ trợ đổ đèo DAC
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC và hỗ trợ đổ đèo DAC ngày càng phát triển và được tích hợp cùng nhiều công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, chúng vẫn hoạt động dựa vào các cảm biến để phát hiện góc nghiêng của xe ô tô và phối hợp cùng các cảm biến khác thông qua bộ điều khiển trung tâm ECU để kiểm soát hoạt động của ly hợp cũng như điều khiển hệ thống phanh và phôi bổ mô-men xoắn đến các bánh xe.
- Cảm biến phát hiện độ nghiêng: Nếu xe ô tô đang dừng lại ở khu vực dốc (từ 5 độ trở lên) khi máy vẫn chạy thì cảm biến phát hiện độ nghiêng sẽ bắt đầu làm việc, gửi tín hiệu về bộ điều khiển ECU. ECU sẽ tính toán về khả năng bị tuột dốc của ô tô. Nhược điểm của cảm biến này là khi ô tô bị sụp ổ gà và thân xe bị nghiêng thì cảm biến vẫn mặc định rằng xe đang chạy trên một con dốc nào đó.
- Bộ điều khiển trung tâm ECU: Đây là cơ quan trung tâm có trách nhiệm xử lý các tín hiệu gửi từ cảm biến trên ô tô. ECU sẽ đư ra quyết định phanh xe dựa trên các tín hiệu đầu vào, điều chỉnh áp suát nén của giảm chấn cũng như nắm được độ dốc của con đường để đưa ra lực phanh cần thiết và mô-men xoắn phù hợp để xe tiếp tục di chuyển.
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC và hỗ trợ đổ đèo DAC ngày càng phát triển
- Cảm biến chuyển động của bánh xe: Mỗi bánh xe ô tô đều được lắp đặt cảm biến tốc độ. Các cảm biến này sử dụng 01 nam châm xoay khi bánh xe chuyển động mà chưa nổ máy sẽ xuất hiện từ trường và được mã hóa thành tín hiệu để gửi về trung tâm ECU.
- Cảm biến áp suất giảm chấn: Đây là 01 bộ phận của hệ thống treo giúp xác định trọng lượng của xe gồm cả trọng lượng hành khách và hàng hóa. Cảm biến này tạo ra tín hiệu gửi về ECU nhằm tính toán hoạt động của hệ thống sao cho phù hợp với trọng lượng xe.
- Điều khiển hệ thống phanh: Với xe số tự động, nếu dừng lên dốc thì ECU sẽ điều khiển hệ thống phanh hoạt động khi lái xe rời bàn đạp phanh trong một thời gian ngắn, đủ để bạn chuyển sang bàn đạp ga và đưa xe di chuyển về phía trước. Đối với trường hợp xe xuống dốc, hệ thống DAC sẽ được kích hoạt giúp ô tô không di chuyển quá nhanh và mất kiểm soát ngay cả khi lái xe không tác động vào chân phanh.
- Cảm biến áp suất phanh: Ngay khi nhận được tín hiệu xe bị trôi, ECU sẽ tự động ra lệnh điều khiển để hệ thống phanh hoạt động, tránh việc xe bị trôi và áp lực phanh nhiều hay ít sẽ được kiểm soát qua cảm biến áp suất phanh này.
- Hoạt động của ly hợp: Các chuyên gia có kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết với xe số sàn được trang bị hệ thống HAC, lúc đề máy hoặc vào số bắt buộc các lái xe phải đạp bàn đạp ky hợp. Lúc này, tín hiệu xuất hiện sẽ được gửi về ECU nhằm xác định thời điểm kích hoạt hệ thống phanh giữ cho xe ổn định.
- Kiểm soát mô-men-xoắn: Giúp xe không bị trôi hay trượt bánh trong lúc xe bắt đầu chạy và khi xe tăng tốc bình thường, hệ thống kiểm soát này sẽ tự động tắt. Các cảm biến có thể xác định được chính xác cần bao nhiêu mô-men xoắn truyền tới các bánh xe thông qua hệ thống truyền lực.
Hệ thống cảnh báo lệch làn đường và hỗ trợ giữ làn đường là gì? Chệch làn đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vụ tai nạn ô tô. Hệ thống cảnh báo chệch làn và hỗ trợ giữ làn đường sẽ giúp tài xế nhận biết và chủ động tránh được rủi ro. Những dòng xe cao cấp hiện nay hầu hết đều được trang bị hệ thống cảnh báo chệch làn và...