Những điều cần biết về bệnh tình dục
Biến chứng từ bệnh lây truyền qua đường tình dục ( BTD) có thể gây hậu quả xấu trong suốt cuộc đời, không phải ai cũng biết được điều này.
Biến chứng từ bệnh lây truyền qua đường tình dục (BTD) có thể gây hậu quả xấu trong suốt cuộc đời như: Vô sinh, mang thai ngoài dạ con, sinh non, ung thư, tử vong… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được điều này.
Không nên “lẩn trốn” bệnh viện
Tại bệnh viện Da liễu Hà Nội và bệnh viện Da liễu Quốc gia, mỗi ngày chỉ nhận khoảng 15- 30 bệnh nhân đến vì BTD. Trong khi đó, 100% các chủ hiệu thuốc bán quanh khu vực hai viện này khi được hỏi đều cho biết, một ngày ít nhất cũng có từ 5- 7 người đến hỏi mua thuốc để chữa BTD.
Chị Nguyễn Thị Thảo, nhân viên bán thuốc trên đường Giải Phóng cho biết: “Có đến quá nửa số người tự mua thuốc chữa bệnh quay trở lại hỏi tại sao uống thuốc mà vẫn không khỏi.
Tôi khuyên họ đến viện để được khám thì hầu hết họ đều trả lời đến được viện thì nói làm gì. Tôi có hỏi lại sự tình thì hầu hết những người mắc bệnh lại đều do sử dụng bao cao su không đúng kỹ thuật.
Có người chủ quan nghĩ mình đang dùng “rau sạch” với bạn tình mới là sinh viên. Nhiều người còn hỏi tôi dùng đến hai cái bao rồi sao vẫn bị bệnh lại?…”
Video đang HOT
Ảnh mang tính minh họa
Theo BS Nguyễn Phương Lan, Phó Giám đốc Viện Da liễu Hà Nội: “BTD từ xưa có tên gọi là bệnh “lục xì”, tức là bệnh gái điếm nên nhiều người vẫn e ngại không khám bệnh hoặc khi đến khám cũng không khai thật. Bệnh nhân thường nói do dùng khăn tắm, dùng đồ của khách sạn rồi bị lây.
Thậm chí, có trường hợp đi khám bệnh nhưng cho lính vào trước khai loanh quanh sau đó mới nói thật là đưa sếp đi khám. Ông sếp lúc đó mới xuất hiện.
Thậm chí, có người đã phát bệnh từ rất lâu nhưng chờ đến gần cuối năm đi khám để có lý do bị bệnh vì vui vẻ cuối năm sau bữa liên hoan tổng kết… Thực ra, những bệnh này chỉ có khi quan hệ tình dục không được bảo vệ”.
Tai biến sẽ xảy ra nếu chữa trị không đúng cách
BS Nguyễn Phương Lan nói: “Khi mắc bệnh, bệnh nhân không nên e ngại mà phải đối diện với nó, tìm đến bệnh viện, phòng khám để được chẩn đoán đúng và điều trị trúng bệnh.
Phụ nữ khi mắc BTD thường chịu nhiều thiệt thòi hơn vì họ sẽ có nguy cơ cao về ung thư cơ quan sinh sản và dẫn đến vô sinh. Hơn nữa, với phụ nữ thường không có biểu hiện rõ các triệu chứng như nam giới. Một số bệnh không thể chẩn đoán được cho đến khi nó bùng phát”.
BS Nguyễn Thành, Trưởng phòng khám Viện Da liễu Hà Nội cho biết: “Nếu không được điều trị đúng, hậu quả xấu sẽ xảy ra trong suốt cuộc đời người bệnh như: Vô sinh, viêm co bóp niệu đạo, mang thai ngoài dạ con, thai chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra rất yếu ớt, trẻ sinh ra có màng kết, nguy cơ ung thư cao, các vấn đề về tâm thần, tử vong, viêm ống dẫn trứng, viêm khung xương chậu…
Một mối nguy hiểm nữa của BTD là các nhiễm khuẩn dễ làm cho cơ thể bạn bị nhiễm virút HIV. Điều này có nghĩa là, nếu người bạn tình của bạn bị nhiễm HIV và bạn không dùng bao cao su, thì nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao trong suốt thời gian quan hệ tình dục không được bảo vệ”.
Hơn nữa, khi đã được chữa khỏi người bệnh phải có cách phòng bệnh cao hơn, vì khi bị nhiễm lại sẽ khó chữa hơn lần đầu và biến chứng về bệnh cũng tiến triển nhanh hơn.
Theo ALo
Bị tuột bao cao su vào bạn gái
Chàng trai trót để lại bao cao su trong người cô gái trong lúc ăn "trái cấm" lần đầu, cả hai lo lắng đưa nhau đến phòng khám gặp bác sĩ.
Chàng trai kể lại đến lúc cao trào, do không kiềm chế được cảm xúc dâng trào đã cắn mạnh nàng. Nàng bị đau bất ngờ, "cô nhỏ" thít lại khiến "áo mưa" của bạn trai bị trôi tuột và kẹt lại bên trong không lấy ra được.
Theo tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, tuột bao cao su trong khi ân ái là một trong những tai nạn của biện pháp tránh thai này. Trường hợp của cặp đôi trên do ân ái lần đầu tiên, chưa có kinh nghiệm, động tác của bạn trai lại quá mạnh làm "cô nhỏ" co thắt đột ngột (trong khi rất có thể "cậu nhỏ" của người nam đã bắt đầu mềm), khiến "áo mưa" bị tuột vào trong.
Cách xử lý trường hợp này cũng rất đơn giản, bác sĩ chỉ cần dùng kẹp lấy "áo mưa" ra. Tuy nhiên, tự mình sẽ rất khó làm được điều đó, thậm chí còn dễ gây viêm nhiễm nếu làm không đúng cách.
"'Áo mưa' thành phần chủ yếu là cao su, ở trong môi trường vùng kín nó không tan chảy nhưng lại mang theo rất nhiều chất bẩn. Nếu bao cao su nằm trong cơ thể bạn tình một thời gian dài sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm bộ phận sinh dục, mắc bệnh phụ khoa. Vì vậy, khi sự cố xảy ra nếu không thể để nó tự trôi ra, các cặp đôi cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và giúp đỡ", tiến sĩ Vệ khuyến cáo.
Cũng theo ông Vệ, có khá nhiều nguyên nhân khiến "áo mưa" bị tuột khi đang quan hệ như kích cỡ lớn so với "cậu nhỏ"; sau khi xuất tinh dương vật mềm đi khiến bao cao su bị trôi tuột ra; hay do tinh binh quá nhiều, gây khó khăn trong việc đưa "áo mưa" an toàn ra ngoài. Trong đó, kích thước bao cao su quá lớn là nguyên nhân chính khiến nó bị tuột. Vì vậy, để tránh gặp phải tai nạn này tốt nhất các bạn nam nên chọn cho mình loại, size phù hợp vừa khít.
Cách xử lý khi gặp sự cố:
- Dừng ngay ân ái.
- Nhẹ nhàng bịt miệng "áo mưa" lại rồi rút ra nếu bị tuột ngay ở bên ngoài chứ không trôi vào trong.
- Bạn gái ngồi xổm dậy, cho tinh binh từ trong cơ thể ra hết bên ngoài.
- Rửa sạch vùng kín bên ngoài, không thụt rửa sâu khiến cho tinh binh bơi vào trong nhanh hơn.
- Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
- Trong trường hợp cần thiết nên đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để kiểm tra xem có mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.
Theo Alo
Chiều chồng ngày nghỉ lễ - Em muốn chiều chồng một chút nhưng lại bị nhiễm trùng âm đạo nên không thể "Chiều" chồng ngày nghỉ lễ Nếu bạn bị nhiễm trùng âm đạo (viêm âm đạo) không xuất phát từ bệnh lây truyền qua đường tình dục thì việc quan hệ vợ chồng có thể được. Em bị ngứa âm đạo dai dẳng. Theo em tìm hiểu...