Những điều cần biết về bệnh dại
Khi bị chó, mèo dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối, dội nước nhiều lần để sát khuẩn làm giảm lượng virus ở vết thương. Sau đó, phải bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc.
Không nên làm dập nát vết thương để tránh tình trạng virus xâm nhập nhanh hơn. Sau khi rửa vết thương, phải đến các điểm tiêm phòng dại để thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp điều trị dự phòng cụ thể cho từng trường hợp.
Sau đây là giải đáp cho một số câu hỏi về bệnh dại:
1. Bệnh dại diễn tiến như thế nào?
Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong 2-8 tuần lễ (có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Cơn dại bắt đầu với cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, khó chịu và cảm giác dị thường liên quan đến vết thương do súc vật cắn. Mỗi khi nhìn thấy nước hoặc uống nước, cơ nuốt co thắt làm cho bệnh nhân sợ hãi. Sau đó, bệnh tiến triển đến liệt, có cơn điên cuồng hoặc co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Nạn nhân chết do liệt cơ hô hấp. Tất cả những bệnh nhân đã lên cơn dại đều tử vong.
2. Ổ chứa virus dại ở đâu?
Các loài thú ăn thịt hoang dã và súc vật nuôi trong nhà (chó, cáo, chó sói, chồn, mèo…) đều có thể là ổ chứa virus dại. Ở Trung và Nam Mỹ có đàn dơi hút máu, đàn dơi ăn hoa quả và dơi ăn côn trùng cũng bị nhiễm virus dại. Ở nước ta, ổ chứa virus dại chủ yếu là chó nuôi, sau đó là mèo nuôi.
Những súc vật khác như: trâu, bò, lợn, thỏ, sóc, chuột… cũng có thể bị nhiễm virus dại (hiếm gặp). Người bị chúng cắn vẫn phải đi khám để tiêm vacxin nếu nghi ngờ súc vật đó bị dại.
3. Tại sao người lại bị bệnh dại? Người bị bệnh dại có thể truyền bệnh sang người khác không?
Video đang HOT
Người mắc bệnh dại là do virus dại từ nước dãi của súc vật nhiễm bệnh truyền vào cơ thể qua vết cắn (hoặc vết cào, vết rách, xước trên da, thậm chí qua niêm mạc còn lành lặn). Sự lây truyền bệnh dại từ người sang người có thể xảy ra nếu trong nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Gần đây, một số tài liệu công bố là có những trường hợp lây do ghép giác mạc của người bị chết vì bệnh dại (mà trước đó không chẩn đoán được).
4. Trong trường hợp nào, người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay?
Phải đi tiêm phòng dại ngay trong các trường hợp sau:
– Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
– Vết cắn gần thần kinh trung ương như thân, đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục và nhiều vết cắn nguy hiểm.
– Không theo dõi được con vật.
5. Trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo và theo dõi trong bao lâu?
Nếu vết cắn, liếm rất nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện nghi ngờ dại thì không cần tiêm phòng. Tuy nhiên, phải theo dõi con vật 10-15 ngày. Trong thời gian đó, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt… thì phải đi tiêm phòng dại ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi cắn người mà con vật vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.
6. Khi tiêm vacxin phòng dại, cần lưu ý những gì?
Vacxin phòng dại có thể gây một số phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm như ngứa, tấy đỏ… nhưng vài ngày sau sẽ hết. Những người có cơ địa dị ứng, bệnh mãn tính hay nghiện rượu có thể bị sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt (thường xảy ra sau mũi tiêm thứ 3 trở đi).
Tuy nhiên, tỷ lệ người có những phản ứng phụ nói trên rất thấp, khoảng 1-2 phần vạn. Khi có các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân phải báo cho bác sĩ ở phòng tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời.
7. Làm thế nào để để phòng bệnh dại?
– Hạn chế nuôi chó. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.
– Tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi.
– Diệt hết chó chạy rông, chó vô chủ. Tại nơi có chó, mèo dại phải diệt hết đàn chó, mèo đã tiếp xúc với con vật bị dại. Nghiêm cấm bán chó, mèo nơi đang có dịch dại sang nơi khác để hạn chế lây lan dịch.
– Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.
– Bất cứ ai bị nhiễm virus dại cũng cần đi tiêm vacxin và huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng.
Theo SKDS
Xử trí khi bị chó cắn để phòng bệnh dại
Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
Dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người bị nhiễm virus dại sẽ lên cơn dại và tử vong nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời.
Xử lý vết thương
Khi bị chó cắn, cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn.
Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của vi rút dại. Sát khuẩn vết thương để tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng vi rút xâm nhập.
Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vắc-xin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày.
Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm vắc-xin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vắc-xin.
Tiêm huyết thanh hay vắc xin?
Phải tiêm đồng thời cả vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại đối với các trường hợp bị chó cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại, có vết chó cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục... dù vết cắn rất nhẹ và có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu.
Một điều cũng cần chú ý là tiêm ngay vắc-xin sau khi bị chó cắn trong những trường hợp như có vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó; vết cắn không nặng lắm và xa thần kinh trung ương nhưng tại thời điểm chó cắn, con chó đang bị ốm.
Việc đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm vắc-xin.
Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như các cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với vi rút dại cũng cần phải tiêm vắc-xin phòng dại để bảo đảm an toàn.
Khi tiêm vắc-xin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại vắc-xin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.
Vắc-xin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 4-8oC. Trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng các thuốc nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), thuốc làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vắc-xin dại 6 tháng.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo Dân trí
Tử vong do mắc bệnh dại Bênh nhân bị mắc bênh dại. (Ảnh: SK&ĐS) Theo thông tin từ Bô Y tê, bệnh dại ở Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Riêng 8 tháng đâu năm 2012, có 62 ca tử vong do bênh dại và phân lớn ở các tỉnh phía Bắc. Hầu hết các trường hợp lây dại qua vết cắn của động vật bị dại. Trường...