Những điều cần biết về 5G
2019 là năm mà các mạng di động trên toàn thế giới tung ra công nghệ 5G. Với ưu thế vượt trội về tốc độ truyền dữ liệu, 5G sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực, từ phương tiện tự lái đến chơi game.
5G là thế hệ thứ năm của công nghệ mạng không dây. Nguồn: internet
Huawei Technologies và Oppo của Trung Quốc, Samsung Electronics của Hàn Quốc và Sony của Nhật Bản đều đang phát triển các thiết bị 5G. Rất nhiều thương hiệu, sản phẩm có mặt tại Mobile World Congress đang diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha). 5G cũng là chủ đề chính của sự kiện thường niên này năm nay (từ 25-28/2).
5G là gì?
5G là thế hệ thứ năm của công nghệ mạng không dây. Với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với các mạng hiện tại, 5G sẽ cho phép truyền khối lượng dữ liệu lớn hơn với thời gian nhanh hơn. Nó cũng hỗ trợ sự kết nối nhiều thiết bị hơn – có thể lên tới 1 triệu thiết bị trên mỗi km vuông.
Dẫn đầu trong cuộc chơi mới này, Hoa Kỳ đã bắt đầu tung ra dịch vụ 5G ở một số thành phố từ năm ngoái, và sẽ nhanh chóng mở rộng trong năm nay. Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan và một số nơi khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng đang chuẩn bị cung cấp dịch vụ 5G thương mại.
Video đang HOT
Với việc kết nối nhiều thiết bị hơn, 5G sẽ đưa khái niệm “internet của vạn vật” đến gần hơn với thực tế. Trong khi 4G được biết đến chủ yếu để phục vụ điện thoại thông minh, 5G “có thể được sử dụng trong các tình huống rộng hơn”, Kaoru Miyamoto – Giám đốc Dịch vụ của nhà mạng không dây Nhật Bản NTT Docomo cho biết.
CNBC dẫn Báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ thông tin toàn cầu có trụ sở tại London (Anh Quốc) IHS Markit dự đoán rằng 5G sẽ góp phần tạo ra 12,3 nghìn tỷ đô la cho kinh tế toàn cầu vào năm 2035, thúc đẩy các lĩnh vực mới như thành phố thông minh và nông nghiệp thông minh. Lái xe tự động, đòi hỏi ô tô phải thu thập và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ trong vài giây, là biểu tượng rõ ràng nhất về tiềm năng của công nghệ 5G.
“Một khi người tiêu dùng có thể livestream video ở khu vực đông người mà không gặp chút rắc rối nào về tốc độ hoặc sự kết nối, họ sẽ cảm nhận được sự khác biệt của 5G”, Takuya Kamei – nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản) cho biết.
Hệ sinh thái 5G sẽ bao gồm các nhà sản xuất hạ tầng mạng, điện thoại thông minh và các thiết bị tiêu dùng khác.
Về cơ sở hạ tầng, theo CNBC, Ericsson của Thụy Điển đã kiểm soát 29,5% thị phần thiết bị mạng toàn cầu trong quý III năm ngoái, theo IHS Markit. Đối thủ Trung Quốc Huawei Technologies đứng thứ hai với 24,3%; tiếp theo là Nokia, ZTE của Trung Quốc và Samsung.
Những “chiến binh” 4G hàng đầu có lợi thế khi tham gia vào các thử nghiệm cho 5G. Nhưng đã có những cái tên mới xuất hiện. Một ví dụ: nhà mạng Nhật Bản Rakuten đã quyết định chọn dịch vụ của công ty khởi nghiệp Altiostar của Mỹ để giảm chi phí.
Lợi ích đã thấy rõ, xu hướng là vậy, tuy nhiên ở góc độ kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ 5G vẫn đứng trước thách thức không nhỏ. Đó là vấn đề chi phí. “Thiết bị 5G – cả cơ sở hạ tầng và thiết bị người dùng cuối – sẽ cần giảm giá cho đến khi phù hợp với thị trường đại chúng”, theo Dan Hays – Hiệu trưởng tại PwC US.
Các chuyên gia dự đoán rằng năm 2021 sẽ là “giai đoạn cuối cùng để chuẩn hóa” cơ sở hạ tầng và thiết bị 5G, và chi phí cũng sẽ được cắt giảm sau đó.
Theo doanhnhansaigon
Doanh nghiệp châu Âu 'tiến thoái lưỡng nan' với mạng 5G của Huawei
Trong bối cảnh 'người khổng lồ' viễn thông Trung Quốc Huawei đang vướng vào những cáo buộc và bê bối, các công ty viễn thông châu Âu lại đối mặt với một câu hỏi hóc búa.
Họ có nên dẫn trước các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng triển khai mạng di động 5G bằng các thiết bị mua của nhà cung cấp hàng đầu Huawei?
Tầm quan trọng của mạng 5G là quá hiển nhiên khi mạng di động thế hệ tiếp theo này được coi là cột mốc mới trong cuộc cách mạng kỹ thuật số, mang lại kết nối gần như tức thời, dung lượng dữ liệu lớn và công nghệ tiên tiến. Không công ty viễn thông nào muốn chậm chân trong cuộc đua này, cũng như các chính phủ mà coi công nghệ 5G là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Trong khi đó, Huawei đã âm thầm trở thành nhà cung cấp thiết bị hàng đầu cho các mạng di động, đặc biệt là tại các thị trường đang phát triển nhờ giá rẻ. Giờ đây, với những thiết bị 5G tiên tiến, tập đoàn viễn thông Trung Quốc này đã bắt đầu xâm nhập vào các thị trường phát triển.
Biểu tượng Huawei tại tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia lo ngại rằng Huawei có thể được Chính phủ Trung Quốc sử dụng trong các hoạt động gián điệp. Một số chính phủ đã công khai loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm của Huawei trong việc xây dựng hạ tầng mạng không dây 5G vì rủi ro an ninh thông tin.
Huawei đã khẳng định công ty không có mối liên kết nào với chính phủ và Bắc Kinh chưa bao giờ đề nghị tập đoàn chia sẻ "thông tin không thích hợp".
Trong khi giới chức châu Âu vẫn đang xem xét các đề xuất nhằm tiến tới một lệnh cấm trên thực tế đối với việc sử dụng các thiết bị của Huawei cho các mạng di động thế hệ tiếp theo vì lý do an ninh, các công ty viễn thông đối mặt với vấn đề nan giải hơn.
Theo giám đốc của một công ty điều hành mạng di động ở châu Âu yêu cầu giấu tên, các thiết bị của Huawei ngày nay đắt hơn các đối thủ nhưng cũng tốt hơn nhiều. Họ đã thực sự vượt lên về chất lượng thiết bị mạng di động so với các công ty cùng ngành của châu Âu.
Sau khi trở thành nhà cung cấp thiết bị mạng 4G, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này đã tăng gấp đôi chi phí nghiên cứu để thống trị lĩnh vực mạng 5G thế hệ tiếp theo. Mỗi năm, Huawei đầu tư từ 10 đến 15% doanh thu cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Công ty đã chi 13,8 tỷ USD cho hoạt động R&D trong năm 2017 và 15 tỷ USD vào năm ngoái.
Theo số liệu của IHS Markit, trong năm 2017, Huawei là nhà cung cấp thiết bị số 1 cho các công ty điều hành mạng viễn thông, với thị phần chiếm 22%. Công ty Phần Lan Nokia đứng thứ hai với 13% và sau đó là Ericsson của Thụy Điển với 11%. Khoảng cách này có thể gia tăng khi ngày càng nhiều nhà mạng trên thế giới bắt đầu phát triển mạng 5G, song những căng thẳng địa chính trị tạo ra những thách thức cho Huawei trong việc duy trì và khai thác vị trí dẫn đầu về công nghệ hiện nay.
Theo AFP
Vodafone đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin về Huawei với châu Âu Ngày 25/2, Chủ tịch tập đoàn viễn thông Vodafone Nick Read cho rằng Mỹ cần chia sẻ bất kỳ bằng chứng nào mà nước này có về Huawei với giới chức châu Âu, để họ có thể cân nhắc về việc liệu có nên sử dụng công nghệ của doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc này trong mạng lưới hay không. Biểu tượng...