Những điều cần biết và kỹ năng lái xe số tự động
Xe số tự động ngày càng được ưa chuộng vì tính đơn giản, giúp người sử dụng dễ dàng điều khiển hơn. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ những kỹ năng cơ bản như cách chuyển số, áp dụng chân phanh, chân ga.
Sử dụng các cấp số khác nhau của số tiến – D (L1,L2, L2, M, S…)
Các cấp số tiến trên xe số tự động D (L1, L2, L3, M1, M2, S…) nhưng nhiều tài xế không biết chức năng của các số này. Nhưng đây là các cấp số rất hữu ích khi lên xuống dốc, hoặc vượt xe khác.
Khi ở các chế độ này, xe sẽ không lên số theo tốc độ mà sẽ tự chuyển số theo mục đích. Khi nắm vững ý nghĩa các số này, tài xế có thể cài số theo từng kiểu đường. Nhờ vậy sẽ kéo dài tuổi thọ và tránh hao mòn cho hộp số. Chú ý, khi chuyển số sang các chế độ lái khác nhau phải đạp phanh để bảo đảm an toàn.
Các cấp số tiến trên xe số tự động D (L1, L2, L3, M1, M2, S…) nhưng nhiều tài xế không biết chức năng của các số này
Lên và xuống dốc với xe số tự động
Một câu thần chú khi lên xuống dốc với xe số sàn là “lên số nào xuống số đó”. Nhưng với xe số tự động có chế độ bán tự động, tức có những cấp chuyển số tương tự xe số sàn, số này thường được ký hiệu M ( ; tăng số) (-; giảm số). Lúc này bạn có thể chủ động chọn chế độ thích hợp dựa trên địa hình, tải trọng, tốc độ…
Còn nếu không có cơ chế bán tự động, xe sẽ có các ký hiệu như D1, (hoặc L, chỉ số 1), D2 (hoặc S, chỉ số 2) hay D3. Nếu đặt ở D3, xe sẽ lên cao nhất là số 3. Khi giảm tốc xe sẽ về số 1 hoặc số 2. Địa hình càng dốc thì bạn có thể chuyển lên số D2 hoặc D1.
Địa hình càng dốc thì bạn có thể chuyển lên số D2 hoặc D1.
Video đang HOT
Dừng đèn đỏ nên về D, N hay P?
Theo các chuyên gia có kinh nghiệm chia sẻ, cách an toàn nhất cho người mới là về N và kéo phanh tay. Điều này dựa trên giả thuyết về điều kiện mặt đường và nguy cơ tai nạn từ phía sau xe. Cụ thể, nếu va chạm từ phía sau, để D và phanh thì chân bạn sẽ không đủ khỏe để hãm, để P sẽ gây hỏng hộp số.
Vì vậy, an toàn nhất là để xe về N và kéo phanh tay, lúc này xe của bạn sẽ không bị lao về phía trước và hộp số cũng không bị hỏng.
Dừng đèn đỏ nên về D, N hay P?
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều tài xế, cách đỗ xe an toàn nhất còn tùy thuộc vào tình hình thực tế để chọn phương án đỗ xe cho thích hợp. Ví dụ, nếu thời gian chờ ít, dừng xe ở D có lẽ là phương án tối ưu vì nó thuận tự nhiên và tiện. Người lái phải thật sự tỉnh táo để đưa ra cách dừng xe tối ưu nhất. Bởi lẽ, chỉ có bạn mới chủ động ứng phó được các tình huống giao thông trên đường.
Trong trường hợp xe mất phanh, chúng tôi có bài hướng cụ thể “cách xử lý khi bị mất phanh” nhưng có thể tóm gọn những ý chính sau đây. Với xe số tự động, không được phép tắt động cơ mà vẫn để động cơ hoạt động bình thường, rồi chuyển xe sang các số thấp 1,2,3, hoặc D1, D2, D2, L – phương pháp này gọi là “hãm phanh bằng số”. Khi tốc độ đã giảm đáng kể thì kéo phanh tay từ từ để giảm tốc độ xe.
Nếu đang di chuyển trên đoạn đường thẳng, vắng người, tài xế có thể chuyển số về N để ngắt truyền động, giúp xe giảm dần tốc độ. Khi xe di chuyển trên đường dốc thì tuyệt đối không được về N hoặc tắt chìa khóa, lúc này phương án tối ưu nhất vẫn là hãm xe bằng các số thấp, cho xe vào đường lánh nạn, hoặc tỳ xe vào vách núi.
Trong trường hợp xe bị kẹt chân ga, cách hợp lý nhất là không tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động bình thường. Chuyển cần số về N để ngắt truyền động, bảo đảm rằng xe sẽ không chạy nhanh hơn. Dùng chân phanh hãm tốc độ từ từ cho đến khi xe dừng hẳn.
Những thói quen sai lầm có thể "phá huỷ" hộp số tự động trên xe ôtô
Khởi động xe rồi đi ngay, đặt tay lên cần số khi đang chạy, quên phanh tay khi dừng đỗ... là những thói quen có thể khiến hộp số tự động trên chiếc xe ôtô có thể dẫn tới hỏng nhanh hơn.
Lái xe ôtô không đúng cách do một số thói quen xấu dễ dẫn đến làm hỏng hộp số tự động. Ảnh: KL.
Khởi động xe rồi đi ngay
Nhiều người thường vội vàng khởi động xe rồi vào số đi luôn, thế nhưng, đây là thói quen xấu có ảnh hưởng tới hộp số của xe. Động cơ sau một thời gian "nghỉ ngơi" cần phải có thời gian để dầu nhớt tới đều các bộ phận. Nếu vừa khởi động đã vào số đi ngay sẽ khiến động cơ nhanh bị hao mòn do phải làm việc với vòng tua cao khi chưa thật sự sẵn sàng. Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ cần làm nóng máy trong vòng 30s đến 1 phút.
Tỳ tay trên cần số khi lái xe
Một số lái xe đặt tay lên cần số như một thói quen để vào số nhanh hơn. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại các bộ phận trên hộp số sàn và cả hộp số tự động.
Lái xe có thể tập bỏ thói quen xấu này bằng cách thường xuyên để cả hai tay trên vô lăng. Điều này vừa bớt làm hư hại hộp số và lái xe cũng có thể xử lý các tình huống được an toàn hơn.
Sử dụng nước lọc thay thế nước làm mát
Nước làm mát là một loại dung dịch chuyên dụng có thành phần chính là nước cất (nước tinh khiết) kết hợp cùng các phụ gia làm mát giúp dẫn nhiệt nhanh chóng, đồng thời chống bay hơi, ngăn ngừa khả năng đóng cặn và chống ăn mòn các chi tiết phụ tùng.
Nhiều người vì tiện hoặc tiết kiệm tiền nên dùng nước lọc (nước lã) để đổ vào bình nước làm mát. Điều này về lâu dài có thể khiến động cơ và các bộ phận của ô tô bị quá nhiệt, thậm chí có thể làm thổi gioăng mặt máy,... chi phí sửa chữa rất cao.
Đánh lái chết
Đánh lái chết là việc lái xe xoay vô-lăng khi xe đang dừng. Việc đánh lái chết thường xuyên có thể gây hại hệ thống lái vì khi đó, toàn bộ bơm trợ lực, thước lái, rô-tuyn,... đều phải hoạt động ở mức cao do lực ma sát lớn. Không những vậy, đánh lái chết còn gây mòn lốp nhanh chóng vì lúc đó lốp trước tạo với mặt đường lực ma sát trượt chứ không phải ma sát lăn.
Bất ngờ chuyển số tiến trong khi xe đang lùi
Nhiều lái xe để tiết kiệm thời gian khi lùi xe chuyển hướng thường vào ngay số D (đối với số tự động) ngay cả khi xe vẫn chưa dừng lại. Việc chuyển số bất ngờ như vậy là một trong những tác nhân gây hại lớn cho xe. Do đó, chỉ chuyển từ số lùi sang số tiến và ngược lại khi xe đã dừng hẳn.
Quên phanh tay khi đỗ xe
Đối với xe số tự động, ngay cả khi đỗ xe trên đường phẳng và để chế độ P, lái xe vẫn nên sử dụng phanh tay. Lái xe nên thực hiện theo các bước khi đỗ xe như sau: Đạp phanh chân cho xe dừng hẳn, kéo phanh tay sau đó chuyển vị trí cần số từ D về P rồi mới tắt máy.
Những suy nghĩ sai lầm khi sử dụng và bảo dưỡng xe ô tô Trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng ô tô, do không biết cách, nên nhiều chủ xe đã mắc phải những sai lầm gây hại cho động cơ cũng như những phụ tùng ô tô trên xe. 1. Lốp bơm căng, xe đi nhẹ, bơm non hơi, phanh sẽ ăn Đây là quan niệm khá phổ biến được cánh tài xế già...