Những điều cần biết khi muốn nhập cuộc chơi mua cổ phần tại doanh nghiệp do SCIC thoái vốn
Cuộc thoái vốn của SCIC khỏi 4 doanh nghiệp Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Domesco và FPT đang được tiến hành gấp rút và tạo ra sự sôi động cho thị trường chứng khoán.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã công bố lộ trình thoái vốn dự kiến tại 4 doanh nghiệp CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã: NTP), CTCP FPT (mã: FPT) và CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã: DMC).
Việc thoái vốn sẽ được thực hiện ngay trong tháng 12.
Nếu như tại BMP, DMC và NTP, thị trường chờ đợi một động thái nâng sở hữu đến từ Nawaplastic Industry (hiện sở hữu 20% BMP), CFR International SPA – công ty con của hãng Abbott (51% tại DMC) hay Sekisui Chemical (15% tại NTP) trong đợt chào bán thì tại FPT, do đã kín room ngoại nên “cuộc chơi” sẽ chỉ dành cho khối nội.
Tại buổi roadshow cuối tuần trước, đại diện của SCIC cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia, SCIC cho phép miễn thủ tục chào mua công khai đối với trường hợp đăng ký mua dẫn đến tỷ lệ sở hữu vượt 25% số cổ phần tại doanh nghiệp. Nhà đầu tư chỉ cần thông báo với SCIC trước 7 ngày so với ngày diễn ra đợt chào bán.
Trong trường hợp có 2 nhà đầu tư đăng ký đấu giá, SCIC sẽ tổ chức chào bán cạnh tranh. Nếu chỉ có một nhà đầu tư tham gia, SCIC sẽ bán theo hình thức thỏa thuận trực tiếp trong vòng 3 ngày làm việc.
Nhà đầu tư có thể hủy đăng ký tham gia chào bán trong thời hạn đăng ký và được trả lại tiền đặt cọc nếu thấy diễn biến giá trên thị trường không thuận lợi.
Video đang HOT
Chia sẻ bên lề với báo chí, ông Nguyễn Chí Thành – Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết điểm khác biệt so với đợt chào bán 3,33% vốn Vinamilk là nhà đầu tư tham gia đấu giá sẽ không được đặt cọc bằng USD mà phải đặt cọc bằng VND do giá trị giao dịch của các đợt thoái vốn này không quá lớn, việc đặt cọc bằng USD tương đối phức tạp trong khi thời điểm chào bán tương đối gấp.
Được biết, sau khi hoàn thành thoái vốn tại 6 doanh nghiệp trong năm 2017, từ năm 2018 đến hết 2020, SCIC dự kiến thoái vốn tại một số doanh nghiệp khác bao gồm VIID, HGM, VNR, SGC, BMI.
Theo Trí thức trẻ
Tâm điểm bán vốn SCIC cuối năm: VCG, FPT, BMP, NTP, DMC liệu có 'nuột' như Vinamilk?
Năm đã về cuối, kế hoạch thoái vốn SCIC tại các DN lớn trong năm nay đang được triển khai đến giai đoạn cuối cùng. Liệu ai trong số này sẽ tạo được sức bật như những gì 'cánh chim đầu đàn' VNM đã thể hiện?
Cổ phiếu VNM của Vinamilk trong những ngày gần đây được các nhà đầu tư nhắc đến nhiều. Gần 9.000 tỷ đồng đã được các nhà đầu tư đến từ Singapore trút hầu bao cho 3,33% vốn, tương đương 184.000 đồng/cổ phiếu VNM là một kết quả vượt ngoài mong đợi của giới đầu tư.
Theo kế hoạch mới công bố, SCIC sẽ tiếp tục bán vốn tại 5 công ty gồm Vinaconex ( VCG ), Nhựa Tiền Phong ( NTP ), Nhựa Bình Minh ( BMP ), Domesco ( DMC ) và FPT. Hiện SCIC đang sở hữu 21,79% cổ phần VCG; 37,1% cổ phần NTP; 29,51% cổ phần BMP và 34,71% cổ phần DMC.
Trước đợt chào bán, SCIC cũng sẽ tổ chức Roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào 2 ngày 16 và 17 tuần này. Đây được cho một trong những yếu tố có thể giúp cho cuộc đấu giá thành công khi hút được số lượng nhà đầu tư tham gia nhiều hơn, tạo ra sự cạnh tranh để đạt được mức giá bán tốt nhất. Trước đó, SCIC và VNM cũng đã làm tương tự với đợt chào bán cổ phần VNM.
NĐT ngoại quyết định cuộc chơi
Nhìn chung, hầu hết thương vụ IPO hoặc thoái vốn trong thời gian vừa qua có thể thấy, những DN nằm trong tầm ngắm M&A hoặc đầu tư của các quỹ đầu tư nước ngoài đều đạt được kết quả khả quan hơn so với kỳ vọng. Ngoài VNM, đợt IPO của IDICO mới đây hay 2 đợt phát hành riêng lẻ Viglacera đã hút NĐT ngoại rót vốn cũng đã phần nào cho thấy điều đó.
Sau khi kế hoạch bán vốn được tiết lộ, hầu hết cổ phiếu trong danh sách bán vốn của SCIC lần này đều bứt phá mạnh. Kịch bản cổ phiếu VNM tăng giá mạnh khi nhà đầu tư nước ngoài &'chịu chơi' đã mua với giá cao hơn 24% giá khởi điểm đang được kỳ vọng sẽ diễn ra với các cổ phiếu còn lại. Dù vậy, kỳ vọng một sự thành công của các thương vụ tiếp theo giống như đối với trường hợp của VNM là quá lạc quan?
Nhiều phân tích cho rằng, đối với các DN có quy mô vốn lớn, để việc bán vốn diễn ra thành công cần phải có sự góp mặt của các NĐT chiến lược và các quỹ đầu tư ngoại. Bởi chỉ có nguồn tiền lớn có chi phí thấp từ nước ngoài mới đủ sức &'chơi trội', sẵn sàng mua cổ phần với giá cao.
Khẩu vị từ giá trị lõi
Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp bán vốn nào của SCIC cũng thành công rực rỡ như VNM vừa qua. Vì sao là Vinamilk? Bởi đây chính là DN số một trong lĩnh vực kinh doanh có tốc độ tăng trưởng đều nhất thị trường hiện nay và vẫn được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng rất lớn. Họ cũng được đánh giá là một DN có lịch sử phát triển vững chắc và một đội ngũ lãnh đạo được đánh giá rất cao tại VN.
Trong số 5 cổ phiếu SCIC sắp bán tới đây, cổ phiếu DMC của XNK Y tế Domesco đã có phiên tăng trần thứ 2 lên mức giá 120.000 đồng/cp. Mức giá sàn thoái vốn của SCIC chưa được công bố nhưng dù sao, DMC cũng có thế của mình khi Công ty này đang là đích ngắm gia tăng cổ phần để nâng tỷ lệ sở hữu của CFR International SPA - công ty con của hãng Abbott. Hiện CFR International SPA, công ty con của Abbott đang nắm 51,69% cổ phần của DMC.Năm ngoái, công ty này cũng đã thực hiện mở room lên mức tối đa để tạo điều kiện cho CFR International SPA nâng thêm tỷ lệ sở hữu.
Kế đến là bộ đôi hàng đầu ngành nhựa của VN, Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Tiền Phong (NTP) cũng đang nhận được nhiều quan tâm không kém bất chấp hoạt động kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây khi cạnh tranh gay gắt hơn và giá nguyên liệu tăng cao. Dù vậy, BMP và NTP vẫn có những lợi thế không thể phủ nhận đó chính là thương hiệu cùng một hệ thống phân phối được xây dựng từ lâu năm, kinh doanh tập trung và tỷ lệ nợ ở mức thấp,..
BMP là doanh nghiệp luôn trong ở trạng thái "kín room" ngoại trong những năm gần đây kể từ khi Nawaplastic Industries, một thành viên của Nawaplastic - công ty chuyên sản xuất ống nhựa PVC tại Thái Lan trở thành cổ đông lớn nắm giữ 20,4% cổ phần tại BMP. Đại diện BMP cũng từng tiết lộ với báo giới rằng, Nawaplastic Industry đã bày tỏ việc muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại BMP thông qua việc mua cổ phiếu trong đợt thoái vốn của SCIC trong năm nay.
Trong khi đó, NTP là một ẩn số lớn hơn khi mới đây, cổ đông lớn Nawaplastic Industries đã thoái toàn bộ 21,27 triệu cổ phiếu NTP sau hơn 5 năm đầu tư. Thay vào đó, đối tác Nhật Bản Sekisui Chemical mua vào gần 13,4 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu 15% vốn NTP.
Với trường hợp FPT, hiện SCIC đang sở hữu 5,96% vốn. Trước đó, đại diện SCIC cũng từng cho biết việc bán vốn tại đây còn tùy thuộc vào cổ đông FPT. Theo đó, nếu cổ đông của FPT chấp thuận nới room ngoại lên trên 49% sẽ có ảnh hưởng đến kế hoạch thoái vốn của SCIC. Bởi hiện NĐTNN đã cạn room tại đây.
Ẩn số Vinaconex
Đáng chú ý nhất trong danh sách thoái vốn lần này có thể chính là Vinaconex ( VCG). Cổ phiếu VCG đã tăng mạnh trong thời gian gần đây với nhiều kỳ vọng từ đợt thoái vốn của SCIC lần này. Tuy nhiên, một vấn đề của Vinaconex hiện nay là NĐTNN nào sẽ chịu chi để mua cổ phần VCG với mức giá cao?
Danh sách cổ đông lớn của VCG vẫn vắng bóng nhà đầu tư ngoại. Riêng Market Vectors Vietnam ETF đang nắm 19,67 triệu cp, tương đương tỷ lệ 4,45% vốn VCG không nói lên nhiều điều. Bởi đây cơ bản chỉ là một quỹ đầu tư chỉ số, họ vốn không quá chú trọng đến lõi hoạt động của DN.
Có thể thấy, trong những năm SCIC tham gia điều hành, VCG đã có sự thay đổi rất tích cực. Từ một cổ máy bên bờ vực phá sản, nợ đầm đìa thì VCG nay đã tinh gọn hơn. Năm 2011, rất nhiều công ty thành viên của Vinaconex có hiệu quả kinh doanh kém, lỗ lũy kế kéo dài đã khiến công ty mẹ suy yếu. Con số nợ đến 24,7 ngàn tỷ đồng, trong đó có 13.000 tỷ đồng nợ vạy trên tổng tài sản hơn 30 ngàn tỷ đồng năm 2011. Cho đến thời điểm 30/6/2017, VCG đã xử lý được hơn 10 ngàn tỷ đồng tiền nợ, trong đó có 8.411 tỷ đồng nợ vay.
VCG cũng đang cho thấy những kết quả tích cực sau những năm tháng miệt mài tái cấu trúc. Chiến lược của VCG trong những năm gần đây cho thấy, ông lớn này đang tích cực cắt bỏ những thành phần không hiệu quả để tập trung nguồn lực vào 2 hoạt động chính là Xây dựng và Đầu tư.
Dù vậy, dấu hỏi lớn bỏ ngỏ của Vinaconex là đâu là cái lõi để VCG tiếp tục phát triển trong tương lai? Đây là một vấn đề không dễ dàng gì trong bối cảnh khối xây dựng đang trở thành sân chơi lớn của các DN khối tư nhân, trong khi mảng đầu tư chưa bao giờ là năng lực của Vinaconex từ trước đến nay.
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu bất động sản, thép bùng nổ, sắc xanh phủ kín thị trường bất chấp nhiều Bluechips giảm điểm Dược phẩm cũng là nhóm ngành đáng chú ý với hàng loạt mã tăng mạnh như PME, DVN, IMP, DMC, DHG, DHT... Phiên giao dịch buổi chiều tiếp tục diễn ra khá tích cực. Mặc dù SAB, VRE, GAS, MSN cũng như một vài cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, MBB... giảm điểm nhưng thị trường chung vẫn rất tích cực. Điều này...