Những điều cần biết khi dùng thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh ngày càng trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình nên khi chế biến bạn phải chú ý để đảm bảo dinh dưỡng nhé.
Khi dùng thực phẩm đông lạnh
- Ăn thực phẩm đông lạnh đảm bảo, nguyên vẹn, biết rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm đông lạnh chế biến sẵn bởi chúng có hàm lượng muối cao.
- Nên xem kỹ hạn sử dụng và khi hộp đã mở, phải đảm bảo về nhiệt độ bảo quản sản phẩm tốt, tránh tình trạng ngộ độc.
- Không ăn thực phẩm tái đông. Bởi khi tái đông thực phẩm, vô tình đã làm cho quá trình hư hại tăng lên gấp nhiều lần. Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa.
- Không ăn thực phẩm đông lạnh bị dính vào nhau. Những thực phẩm được đóng thành viên nhỏ như tôm, cá… khi tan đông rồi tái đông, thường bị dính lại với nhau (bình thường tôm rời từng con một). Về nguyên tắc, khi các thực phẩm đã đông lạnh rồi, sau khi xả đông thì phải chế biến và dùng ngay.
Bảo quản thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thích hợp và giã đông từ từ. Ảnh: colourbox.
Video đang HOT
- Thực phẩm đông lạnh nhiều khi là đồ làm sẵn toàn bộ và thậm chí đã nêm muối, nên cần kỹ lưỡng khi lựa chọn, đồ ăn không muối, không đường, đặc biệt là hạn chế những thực phẩm chứa chất bảo quản.
- Đồng thời tôn trọng chế độ bảo quản cũng như quy trình làm lạnh, giã đông theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.
Khi tự đông lạnh thực phẩm
- Có thể dùng ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông để đông lạnh thức ăn. Điều quan trọng là cần bảo quản thức ăn đông lạnh đúng cách. Bạn nên dán nhãn lên từng loại, đề tên, ngày tháng và bảo quản ở -18 độ C.
- Nếu phải lựa chọn dùng rau trữ lạnh hay rau tươi thì bạn hãy nhớ: dùng rau quả theo mùa và khi không đúng mùa thì nên dùng các loại rau bảo quản lạnh còn tốt hơn là rau tươi mà để lâu bên ngoài, bị mất gần hết vitamin.
Các loại thực phẩm khác nhau cần được để trong túi riêng. Ảnh: epicurious.
- Thời gian đông lạnh thực phẩm không quá lâu, thời gian sử dụng tốt nhất là trong vòng một tuần. Các chuyên gia khuyên khi bảo quản thực phẩm thì nên tuân theo các quy tắc sau: làm lạnh nhanh, nhưng giã đông thì từ từ.
Khi rã đông thực phẩm đông lạnh
- Phải để thực phẩm giải đông từ từ vì thực phẩm dễ bị vỡ, các chất dinh dưỡng theo nước chảy ra ngoài làm giảm giá trị thực phẩm.
- Đặt đồ đông lạnh ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt đầu nhỏ nước ngoài bao bì. Tốt nhất là để ở nhiệt độ phòng nhưng bạn không nên mở hộp hay gói thực phẩm kín đến khi đá tan chảy hoàn toàn để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn độc hại. Nhìn chung, càng ít tiếp xúc với không khí bên ngoài thì chất lượng các thực phẩm càng được giữ tốt hơn.
- Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng nhưng phải làm theo chỉ dẫn nếu không sẽ rất “nguy hiểm” khi thời gian vi sóng quá lâu, thực phẩm không những rã đông mà còn bị nấu chín một cách không chủ ý.
Rau củ bảo quản lạnh giữ được nhiều vitamin hơn rau để lâu bên ngoài. Ảnh: ifood.
- Không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa. Nhưng bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín. Chẳng hạn, bạn giữ đông lạnh miếng ức gà sau đó rã đông và nấu chín miếng ức gà này. Tiếp tục đông lạnh ức gà sau khi đã nấu chín nhưng cần sử dụng trong thời gian nhanh nhất có thể.
- Với các loại thịt và thịt gia cầm thì cách tốt hơn cả là nên để trong ngăn mát tủ lạnh, nếu thịt được gói trong các gói kín thì bạn nên để thịt trong tủ đến khi tan hết hoàn toàn.
- Tuyệt đối không ngâm nước để làm tan thực phẩm đông lạnh. Khi rã đông thực phẩm đông lạnh nên để ở nhiệt độ mát hoặc ngăn mát của tủ lạnh từ 8 đến 10 độ C, chứ không được cho vào ngâm nước, hoặc đưa ra môi trường bên ngoài để tan chảy. Trong trường hợp bất đắc dĩ không xả kịp, bạn có thể cắt nhỏ ngay khi thực phẩm còn đông lạnh và chế biến ngay.
Mimi tổng hợp
Theo VNE
Xe đông lạnh húc sập cầu, lao xuống mương
Đang lưu thông trên QL1, chiếc xe đông lạnh loại nhỏ bất ngờ lao ra ngoài lề đường rồi húc sập chiếc cầu tạm trước khi nằm gọn dưới mương thoát nước. Vụ tai nạn khiến 2 người trên xe bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 2 giờ sáng 9/6, tại km 1306 500 trên QL1 (thuộc thôn Phước Lương, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).
Hiện trường vụ tai nạn
Thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe đông lạnh loại hơn 1 tấn mang BKS 78K-8036 do ông Phan Xuân Ngó (ngụ ở TP Tuy Hòa, Phú Yên) làm chủ, đang trên đường vận chuyển hải sản đông lạnh từ thị xã Sông Cầu về TP Tuy Hòa (Phú Yên). Khi đến đoạn đường trên, chiếc xe bất ngờ lao sang lề phải đường, húc sập một cầu tạm rồi lao nhào xuống mương thoát nước sát nhà dân.
Vụ tại nạn làm 2 người trên xe bị thương (không rõ danh tính) được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Tuy An. Tại hiện trường, xe ô tô lật nghiêng, nằm gọn dưới lòng mương sâu hơn 1,5m, phần đầu xe bẹ bẹp dí, hư hỏng nặng.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, nguyên nhân có thể là do tài xế buồn ngủ.
Doãn Công
Theo Dantri
Gà con Trung Quốc đông lạnh "đi" xe khách vào Nam Kiểm tra chiếc xe khách chạy tuyến Phú Thọ - Sài Gòn, tổ công tác cảnh sát giao thông phát hiện hơn nửa tấn gà con Trung Quốc đông lạnh đã bốc mùi hôi thối. Vụ việc được tổ công tác Đội CSGT số 8 (Phòng CSGT - CATP Hà Nội) phát hiện vào khoảng 16h30 ngày 14/5 tại km198 Quốc lộ 1,...