Những điều cấm kỵ khi các gia đình tự trồng rau sạch
Theo tư vấn của các chuyên gia, khi các gia đình tự cải thiện rau sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày, tuyệt đối không được trồng ở những vùng bị ô nhiễm như khu công nghiệp, gần đường quốc lộ, quanh khu vực mồ mả.
Phong trào tự trồng rau sạch tại gia đình, dường như đã trở thành hình ảnh không còn xa lạ đối với những khu vực thành thị. Đây được xem là giải pháp chống thực phẩm “bẩn” đang tràn lan ngoài thị trường mà các gia đình phải thực hiện. Tuy nhiên, việc trồng rau thế nào cho sạch và đảm bảo an toàn không phải ai cũng biết.
Theo các chuyên gia, “rau an toàn” được quy định là các chất gồm dư lượng thuốc hóa học, số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng, dư lượng đạm nitrat (NO3), dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asenic, kẽm, đồng…) không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Phong trào tự trồng rau sạch tại gia đình, dường như đã trở thành hình ảnh không còn xa lạ đối với những khu vực thành thị
Trong khi đó, tư vấn của ông Trần Trung Chính – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần phát triển chuỗi liên kết thực phẩm sạch Việt Nam (MR Sạch) cho thấy, để đảm bảo an toàn, các gia đình tuyệt đối không trồng rau tại những vùng đất bị ô nhiễm, khu công nghiệp, gần đường cao tốc, quốc lộ, đặc biệt tránh xa vùng mồ mả.
Ngoài ra, nước tưới rau cũng là một điều mà các gia đình cần quan tâm. Theo đó, tuyệt đối không tưới rau bằng nước thải của thành phố, nước thải công nghiệp, nước thải từ bệnh viện, nước ao, mương… Nguyên nhân do những loại nước này có chứa nhiều hóa chất ô nhiễm, vi trùng gây bệnh khi người dùng ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Riêng đối với phân bón, người trồng vườn chỉ nên dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác …). Và số lượng phân sử dụng phải dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau an lá phải kết thúc bón trước khi thu hoạch sản phẩm 15 20 ngày.
Về dùng thuốc trừ sâu, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Tuyệt đối không dùng thuốc trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh quen thuốc.
Cùng với những vấn đề trên, theo tư vấn của các chuyên gia, khi trồng rau, các gia đình cũng cần nghiên cứu mức độ thích nghi ánh sáng của các loại cây, để đem lại hiệu quả năng suất tối ưu nhất. Theo đó, hầu hết những loại cây thân leo như bầu, bí, dưa leo, mướp đắng, đậu cove,… đều là những loại cây ưa sáng. Vì vậy, người trồng vườn có thể bố trí những vị trí có nhiều ánh sáng như sân thượng, bờ tường… để cải tạo những giống cây này.
Video đang HOT
Ngoài ra, các loại rau xanh, những nhóm rau như rau muống, mồng tơi, hành lá, rau lang, rau cải, rau dền… cũng là những loại cây ưa sáng.
Rau sạch là rau phải hội tụ 3 sạch gồm: đất sạch, phân bón sạch và thuốc bảo vệ thực vật cũng phải sạch. Vì vậy để phòng ngừa, người tiêu dùng nên mua rau xanh ở những địa chỉ uy tín. Ngoài ra, khi mua rau về sử dụng, các gia đình cần phải ngâm rửa trong chậu đủ nước hoặc dưới vòi nước để rửa sạch trước khi nấu hoặc gọt bỏ vỏ trước khi ăn.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Gia đình 17 năm trồng rau, nuôi gà trên tầng thượng
Tận dụng không gian tầng thượng, ban công nhiều người dân ở Thủ đô đã tự trồng rau, nuôi gà... phục vụ bữa cơm an toàn mỗi ngày của gia đình.
Đến thăm gia đình bà Trần Thị Toàn ở phương Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã có thâm niêm trồng rau khoảng 17 năm. Theo bà Toàn, gia đình bà có 6 người, con trai và cháu nội.
Hiện, gia đình bà Toàn có khoảng 40m2 sân thượng được tận dụng để trồng rau sạch, nuôi gà, chim bồ câu.
"Nhà tôi trồng rau trong nhà từ năm 1999 sau khi xây nhà xong. Lúc đầu cũng chỉ trồng để thêm vào bữa ăn, mấy năm nay hầu như không phải mua rau ngoài chợ. Mùa nào thức nấy, đủ các loại rau xanh", bà Toàn chia sẻ.
Đặc biệt hơn, gia đình bà còn tận dụng diện tích sân thượng để nuôi gà. "Hiện còn 7 con đẻ trứng đều đặn", bà Toàn nói.
Theo bà Toàn, gà ăn cuống rau. Sau khi ăn còn thừa, bà lại đem ủ với đất làm phân xanh. "Tôi xin bã xỉ than về nuôi gà, phân gà rơi vào đó thì lại tiếp tục bỏ vào đất để bón cho cây. 2, 3 tháng lại đảo đất một lần", bà Toàn chia sẻ.
Để vườn rau xanh tốt, hàng ngày đầu giờ sáng và cuối giờ chiều bà thường tưới cây và dọn vệ sinh khu vườn và chuồng gà.
Bà Toàn luôn thấy an tâm ăn rau do tự tay mình chăm sóc, trồng tại nhà.
Tận dụng những thùng xốp, bà toàn trồng rau theo mùa.
Đàn gà như một niềm "tự hào" của gia đình.
Bà Toàn còn nuôi 2 đôi chim bồ câu.
Cũng giống như hộ gia đình nhà bà Toàn, khoảng 5, 6 năm nay, gia đình nhà bà Nguyễn Thị Sơn phường Xuân Tảo (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng không phải ra chợ mua rau. Điều đặc biệt hơn, có thời điểm, bà Sơn còn nuôi cả chục con gà trong nhà.
Theo bà Sơn, nhà bà có 9 người, gồm bà, hai cặp gia đình con trai cùng 3 đứa cháu nội. Bà tận dụng các thùng xốp để trồng rau tại lan can chỉ khoảng hơn 3 m2. "Nhiều năm nay, nhà tôi hầu như tự trồng được rau sạch ăn uống hàng ngày", bà Sơn chia sẻ.
Cách chăm sóc rau của bà Sơn cũng rất đơn giản: "Lấy xỉ than trộn với đất trồng rau, cuống rau, lân bột. Lộn đất lên lại ủ với lân đầu trâu. Muốn tăng tốc thì mua viên lân sinh học. Nếu ngâm lân tan thì 7 - 10 ngày là thu hoạch".
Vườn rau xanh của gia đình bà Sơn.
Diện tích hành lang của gia đình bà Sơn chỉ khoảng hơn 3 m2, nhưng đủ ăn uống cho gia đình 9 người nhiều năm nay.
Ngoài ra, bà Sơn còn trồng các loại bí, leo ra phía ngoài hành lang.
Theo bà Sơn chia sẻ, cứ ngọn cây dài khoảng 20 cm thì cắt bỏ vào tủ lạnh ăn dần để xây ra chồi mới, nhanh được thu hoạch.
Thùng xốp trồng rau được xếp trên bờ dậu.
Theo_VietNamNet
Sông Vàm Cỏ Đông đổi màu đen kịt là do ô nhiễm nặng Lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường Tây Ninh khẳng định sông Vàm Cỏ Đông đổi màu đen kịt là do ô nhiễm nặng Sông Vàm Cỏ Đông đen kịt vì ô nhiễm. ẢNH: GIANG PHƯƠNG Ngày 30.5, liên quan đến việc sông Vàm Cỏ Đông bỗng đổi màu đen kịt, bốc mùi hôi (Báo Thanh Niên ngày 26.5 đã phản ánh),...