Những điều bạn cần biết về giấc ngủ của em bé mới sinh
Giấc ngủ của bé từ một đến ba tháng tuổi đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách chăm dưỡng giấc ngủ của bé cho thật tốt.
Giấc ngủ của bé luôn là điều bí ẩn đáng yêu dành cho mẹ
Mỗi bé cưng đều là món quà quý giá độc nhất của người mẹ. Chính vì vậy, các mẹ, đặc biệt là những ai lần đầu tiên được thực hiện thiên chức, càng cần phải chú ý, quan tâm tới bé. Và điều đầu tiên các mẹ cần ghi nhớ là ở mỗi khoảng thời gian khác nhau, giấc ngủ của bé càng có sự thay đổi.
Đối với bé dưới 1 tháng tuổi, các mẹ cần biết rằng bé sẽ dành phần lớn những tuần đầu tiên sau khi chào đời chỉ để ngủ. Trong khoảng thời gian này, bé hầu như lúc nào cũng có thể ngủ, thậm chí có thể ngủ tới 18 giờ/ngày.
Bé sơ sinh cũng chưa thể phân biệt giữa ngày và đêm, vì vậy, các mẹ không nên đặt ra tiến trình giấc ngủ cho bé trong một tháng đầu. Chu kỳ giấc ngủ của bé cũng ngắn hơn người lớn và bé dành phần lớn thời gian cho giai đoạn ngủ mơ (REM). Vì vậy, khi ngủ bé rất dễ giật mình.
Video đang HOT
Bước sang tháng tuổi thứ hai, giấc ngủ của bé bắt đầu có sự thay đổi. Bé dần dần ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Khoảng cách giữa các giấc ngủ của bé cũng kéo dài hơn. Ví dụ, nếu trước đây bé chỉ thức khoảng 2 giờ trước khi ngủ tiếp thì nay, bé có thể mở mắt tỉnh táo trong khoảng 3 giờ đồng hồ.
Ngoài ra, ở tháng tuổi thứ hai, bé bắt đầu có một giấc ngủ sâu hơn trước. Bé dành ít thời gian cho giai đoạn ngủ mơ hơn và dần chuyển qua ngủ nhẹ.
Đến tháng thứ ba, bé cần khoảng 15 giờ ngủ mỗi ngày, trong đó có khoảng 5 giờ bé ngủ vào ban ngày. Đến ban đêm, tuy ngủ tới 10 giờ đồng hồ nhưng bé lại có thể thức hai đến ba lần để đòi bú mẹ. Ở giai đoạn này, cơ thể bé vẫn đang phát triển. Dạ dày bé còn đang “học” cách để tiêu hoá sữa mẹ tốt hơn, nhờ vậy, bé của bạn có thể đòi bú nhiều hơn đồng thời bé cũng ngủ ngon giấc hơn.
Ban ngày, một em bé ba tháng tuổi có thể sa vào vài giấc ngủ ngắn. Tuy nhiên, việc ngủ đêm sẽ dần quen thuộc hơn với bé nên mẹ bé có thể tin tưởng vào một tương lai được ngủ ngon giấc.
Trà Xanh
Theo dantri.com.vn
Cuộc sống 'ác mộng' của 'công chúa ngủ trong rừng' trong đời thật
Một cô gái trẻ (19 tuổi, ở Thousand Oaks, California, Mỹ) có thể ngủ hơn 18 tiếng một ngày vì một căn bệnh liên quan đến thần kinh hiếm gặp, chỉ 1/1.000.000 người mắc phải trên thế giới.
"Công chúa ngủ trong rừng" Jayne Butler cảm thấy "là một cơn ác mộng" khi cuộc sống cứ rơi vào giấc ngủ sâu - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Tình trạng bệnh của Jayne Butler làm cho ta nhớ đến cậu truyện cổ tích Công chúa ngủ trong rừng.
Thế nhưng, đối với Butler, "đó là một cơn ác mộng" mà cô đang phải chịu đựng, theo Daily Mail.
Năm ngoái, Jayne Butler đã ngủ suốt từ lễ Tạ ơn cho đến ngày Giáng sinh. Đây là lần đầu tiên cô trải qua tình trạng này.
Đến tháng 6.2018, tình trạng này đã quay trở lại và làm cho cô không thể tham gia hai buổi khiêu vũ và kỳ thi đại học. Giấc ngủ đó kéo dài qua tháng 7 và đến tháng 8 cô mới tỉnh dậy.
Trong suốt lần ngủ này, các bác sĩ đã chẩn đoán được căn bệnh mà Butler đang chịu đựng có tên gọi hội chứng Kleine-Levin (thường được gọi là hội chứng "Công chúa ngủ trong rừng"), làm cho cô có những giấc ngủ sâu.
Khi cô tỉnh giấc, cô không còn nhận thức được gì, cảm thấy loạng choạng và không thể đứng vững hoặc thỉnh thoảng phải ăn một thứ gì đó trước khi cô lại rơi vào giấc ngủ sâu.
"Tôi không phải là công chúa trong câu chuyện Công chúa ngủ trong rừng. Vì vậy, không có gì là tốt đẹp cho căn bệnh của tôi. Nó chẳng thoải mái chút nào. Tôi có thể ngủ suốt 18 tiếng trong một ngày, thỉnh thoảng còn hơn. Những lúc tôi không rơi vào tình trạng này, tôi hoàn toàn bình thường", Butler nói với Daily Mail.
Nhiều lúc, trong khi ngủ, cô mơ những giấc mơ đẹp. Thỉnh thoảng, những giấc mơ đó lại quá đáng sợ và rất kinh khủng nhưng cô lại không thể thức giấc để thoát khỏi chúng.
Butler kể rằng cô có thể cảm nhận được khi nào cô lại rơi vào một giấc ngủ sâu. Tình trạng đó có thể xảy ra sau một tuần cô cảm nhận được tất cả các giác quan dường như "đang giảm sút".
Chẳng hạn như, thị lực của cô sẽ giảm và độ nhạy cảm của làn da cũng sẽ mất đi. Điều này cũng có nghĩa là lúc đó cô tắm nước nóng hay một ly trà đang sôi đổ lên người cô, cô cũng không có cảm giác gì.
Theo thanhnien
Dậy sớm ngăn ngừa ung thư vú Các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol (Anh) cho biết phụ nữ ngủ dậy sớm ít có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Chụp nhũ ảnh giúp phát hiện sớm ung thư vú - LIÊN CHÂU Khảo sát ở khoảng 400.000 phụ nữ, nhóm chuyên gia thấy rằng những ai sở hữu loại gien giúp họ có xu hướng ngủ sớm...