Những điều bạn cần biết khi ăn gừng
Mùa đông ăn gừng thật sự có nhiều lợi ích. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế ăn hoặc không ăn bởi vì một số lý do sức khỏe.
Bài viết này giúp bạn hiểu thêm công dụng của gừng cũng như cách sử dụng nó trong đời sống hàng ngày.
Có nên gọt vỏ khi ăn gừng?
Theo quan điểm của y học cổ truyền, gừng có tính cay nồng, tính ấm, có tác dụng ra mồ hôi, tiêu đờm, giảm nôn mửa và giải độc; trong khi vỏ gừng có tính cay nồng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc. Vì vậy, việc bạn có nên gọt vỏ gừng hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sau đây:
Khi cần gọt vỏ
- Người bị bệnh tỳ vị tốt nhất nên gọt vỏ gừng khi ăn.
- Nếu bị cảm lạnh, tốt nhất nên gọt vỏ gừng khi đun nước đường nâu, để làm gừng phát huy tác dụng cay nồng, tính ấm và giảm đau.
- Khi ăn các món lạnh như giá đỗ xanh, cua, dùng gừng gọt vỏ để cân bằng độ lạnh.
- Gọt vỏ khi điều trị nôn mửa, đau bụng và các khó chịu khác do gió và cảm lạnh gây ra.
Không cần gọt vỏ
- Gừng không gọt vỏ khi nấu để duy trì sự cân bằng dược tính của nó.
- Khi bị phù nề không cần gọt vỏ. Vỏ gừng có tác dụng khử nước.
Ngoài ra, khi điều trị táo bón, hôi miệng và các bệnh về nhiệt khác, tốt nhất chỉ nên dùng vỏ gừng.
Video đang HOT
Hiểu hơn c ông dụng của gừng
Đối với cảm lạnh, uống canh gừng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp ra mồ hôi, đào thải một số virus. (Ảnh: ITN)
Gừng có thể trị rụng tóc ?
Hiện nay, vấn đề rụng tóc đang ngày càng được nhiều người quan tâm và nó thể hiện xu hướng của giới trẻ. Đối mặt với tình trạng tóc thưa thớt, nhiều người đã bắt đầu sử dụng các biện pháp kích thích mọc tóc và xoa gừng là một trong số đó.
Họ cho rằng, gừng có thể kích thích da đầu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cung cấp máu cục bộ và thúc đẩy sự phát triển của tóc một cách hiệu quả.
Thực tế, theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Đại học Y miền Nam (Trung Quốc), gừng không những không thúc đẩy sự phát triển của tóc mà hoạt chất 6-gingerol trong gừng khiến nang tóc bị thoái hóa, ức chế sự phát triển của tóc và dẫn đến rụng tóc. Vì vậy, nếu là người bình thường bị rụng tóc, không nên tùy ý chà xát da đầu bằng gừng.
Tuy nhiên, giống như chứng rụng tóc từng vùng (rụng tóc do các kích thích bên ngoài như căng thẳng tinh thần và làm việc quá sức), vẫn có những nang tóc sử dụng gừng đúng cách tạo ra phản ứng căng thẳng và có tác dụng kích thích mọc tóc.
Ngoài ra, cũng có tin đồn rằng bia, trà, giấm,… có thể ngăn ngừa rụng tóc nhưng không được khuyến khích.
Gừng ngâm nước có trị được mùi hôi chân không?
Gừng thực sự có thể đóng vai trò của một số loại kháng sinh, chẳng hạn như salmonella, và chiết xuất của nó có tác dụng ức chế nấm da.
Tuy nhiên, khi ngâm gừng trong nước, nó có ít hoạt chất hơn và khả năng diệt khuẩn yếu. Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy gừng có hiệu quả trong việc điều trị chứng hôi chân.
Nếu muốn khử mùi hôi chân, bạn nên rửa chân mỗi ngày, thay giày và tất thường xuyên, đồng thời mang tất và giày bằng vải cotton thoáng khí.
Ăn gừng buổi tối có sao không?
Nhiều người cho rằng “ăn gừng vào buổi tối giống như ăn thuốc độc” vì gừng có tính ấm, có vị cay. Ăn gừng vào buổi tối sẽ gây ra những kích ứng nhất định cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, vào ban đêm, năng lượng dương dần dần ẩn giấu trong cơ thể để đi vào giấc ngủ, gừng sẽ sinh ra năng lượng dương, nếu ăn quá nhiều thực sự không có lợi cho giấc ngủ, đặc biệt đối với những người bị táo bón và những người có cơ địa nóng nảy dễ đổ mồ hôi đêm khi ngủ. Ăn nhiều sẽ khiến triệu chứng nặng thêm.
Nhưng đối với những người bị lạnh tay chân, tứ chi yếu ớt quanh năm, ăn một lượng gừng vừa phải vào buổi tối có thể thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, giảm bớt các triệu chứng của cảm lạnh.
Nhìn chung, việc có nên ăn gừng vào buổi tối hay không còn tùy thuộc vào thể chất của bạn và không thể khái quát hóa được.
Uống trà gừng có giúp bạn khỏi cảm lạnh nhanh chóng không?
Gừng có tác dụng trừ cảm. Đối với cảm lạnh, uống canh gừng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp ra mồ hôi, đào thải một số virus.
Nhưng không phải tất cả các bệnh cảm lạnh đều thích hợp để uống canh gừng. Đối với cảm lạnh mùa hè và cảm lạnh do gió, uống canh gừng có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Ba không khi ăn rau sống
Rau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này...
Rau là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh do chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Hướng dẫn chế độ ăn uống mới nhất của Mỹ khuyến nghị người lớn nên ăn 400g rau quả mỗi ngày nhưng hơn 80% dân số không đạt được mức đó.
Rau sống, đặc biệt rau lá xanh, là thành phần phổ biến cho các món như salad, bánh sandwich và sinh tố. Một số người nghĩ rằng rau sống bổ dưỡng hơn rau nấu chín, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Rau nấu chín có thể giảm một số chất dinh dưỡng như vitamin C nhưng cũng làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
Những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn rau sống. Ảnh: Ban Mai
Theo Cơ quan Thực phẩm Singapore, rau sống tiềm ẩn rủi ro với sức khỏe do chứa:
Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng
Vi khuẩn gây bệnh từ thực phẩm như E. coli, Salmonella và Listeria thường có trong rau tươi. Những yếu tố gây ô nhiễm thực phẩm này có thể làm hỏng rau, dẫn tới các triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy và nôn mửa, thậm chí tử vong trong trường hợp nguy hiểm.
Rau có thể nhiễm virus nếu người trồng sử dụng nước bẩn để tưới tiêu hay sơ chế rau không đảm bảo vệ sinh. Norovirus, một nhóm virus lây lan nhanh chóng, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc từ thực phẩm tươi sống.
Một số ký sinh trùng có thể tìm thấy trong rau bao gồm Cryptosporidium và Cyclospora, có thể gây đau bụng, tiêu chảy và sốt.
Dư lượng thuốc trừ sâu
Việc sử dụng thuốc trừ sâu để trồng trọt có thể để lại dư lượng trên rau. Tiêu thụ rau nhiễm bẩn thời gian dài nguy cơ dẫn đến ung thư, tổn hại hệ miễn dịch và thần kinh. Rửa, gọt vỏ và nấu chín rau đều có thể làm giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu.
Ba không khi ăn rau sống
Ngâm rau sống quá lâu trong nước muối
Vì bạn sẽ trực tiếp ăn rau sống nên thao tác nhặt và rửa loại thực phẩm này rất quan trọng. Bạn phải loại bỏ hoàn toàn những phần hỏng, héo úa, già. Rửa rau qua nhiều lần nước, trực tiếp từng lá dưới vòi nước là cách tốt nhất giúp loại bỏ chất bẩn, trứng giun sán.
Sau đó, bạn cần ngâm rau trong nước muối để sát khuẩn khoảng 15 phút. Kéo dài khoảng thời gian này sẽ khiến rau nát, giảm độ tươi giòn, giảm dinh dưỡng. Lưu ý không cho quá nhiều muối vào nước ngâm.
Ngoài ra, nước muối cũng không loại bỏ được hoàn toàn hóa chất nên việc lựa chọn nguồn rau an toàn có ý nghĩa lớn.
Không vẩy rau ráo nước
Nhiều người không vẩy rau sau khi rửa dễ dẫn tới đau bụng khi ăn. Nếu không biết cách vẩy, bạn có thể để rau trong rổ một lúc để ráo nước.
Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không nên ăn rau sống
Rau sống có nguy cơ tiểm ẩn vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay tồn dư thuốc từ sâu. Bởi vậy, những người có hệ miễn dịch yếu bao gồm người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang có bệnh liên quan hệ miễn dịch nên tránh xa loại thực phẩm này. Họ nên lựa chọn rau nấu chín.
Cà phê pha cùng 2 gia vị quen mặt này, vừa thơm ngon vừa tăng gấp đôi lợi ích Cà phê là thức uống quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chỉ cần thêm một chút gia vị, bạn không chỉ có thể tăng hương vị cho ly cà phê của mình mà còn tăng cường sức khỏe với nhiều lợi ích tuyệt vời. Kết hợp cà phê với quế Quế là...