Những điểm yếu khiến mạng lưới hàng không dân dụng Mỹ tê liệt
Một tập tin dữ liệu bị hỏng khiến hệ thống cung cấp thông tin an toàn cho các phi công trước chuyến bay tại Mỹ gặp sự cố, dẫn đến toàn bộ các chuyến bay phải tạm ngưng cất cánh.
Các chuyến bay bị hoãn tại sân bay Dallas-Fort Worth ở Texas chuẩn bị cất cánh trở lại sau sự cố ngày 11.1 . AFP
Theo CNN, cơ quan chức năng Mỹ đang xác định nguyên nhân dẫn đến hệ thống của Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) ngừng hoạt động hôm 11.1, và bước đầu đã tìm ra một tập tin bị hỏng.
Trong thông cáo mới đây, FAA cho biết đang tiếp tục điều tra sự cố và “tiến hành mọi biện pháp cần thiết nhằm đề phòng xảy ra việc gián đoạn tương tự”.
“Công việc sơ bộ đã truy ra nguyên nhân của sự cố là do một tập tin dữ liệu bị hỏng. Đến thời điểm này, chưa có chứng cứ về việc tấn công mạng”, theo thông cáo.
Chưa có tiền lệ
FAA đang điều tra liệu có người nào hoặc “sự truy cập thường xuyên” vào cơ sở dữ liệu khiến tập tin đó bị hỏng hay không, theo một quan chức chính phủ liên quan cuộc điều tra đối với sự cố ở hệ thống Điện văn Thông báo hàng không (NOTAM).
Một nguồn tin cho biết khi các quan chức điều khiển không lưu phát hiện có vấn đề về máy tính vào cuối ngày 10.1, họ có kế hoạch khởi động lại hệ thống ở thời điểm ít gián đoạn các chuyến bay nhất là vào sáng 11.1.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau cùng kế hoạch trên và sự cố dẫn đến việc hàng ngàn chuyến bay bị hoãn và FAA lần đầu buộc mọi chuyến bay dân dụng phải tạm ngừng cất cánh trên cả nước.
Hệ thống máy tính gặp sự cố là cơ sở dữ liệu trung tâm cho NOTAM, hệ thống của FAA nhằm cung cấp thông tin an toàn cho phi công trước chuyến bay. Những thông báo này liên quan các vấn đề mà phi công có thể gặp phải khi bay và ở đích đến.
Các nhân viên Hãng hàng không American Airlines hỗ trợ hành khách tại sân bay Ronald Reagan Washington ở Virginia hôm 11.1 . AFP
Hệ thống này có bộ phận dự phòng. Tuy nhiên, tập tin bị hỏng xuất hiện ở hệ thống chính lẫn dự phòng.
Vào những giờ đầu tiên của ngày 11.1, giới chức FAA quyết định khởi động lại hệ thống chính. Đây là một quyết định quan trọng vì quá trình khởi động lại có thể mất khoảng 90 phút.
Đến sáng sớm, FAA cho biết hệ thống “bắt đầu lên mạng trở lại”, nhưng cần thời gian giải quyết. Theo nguồn tin, hệ thống đã lên lại, nhưng chưa có thông tin cần thiết cho các chuyến bay an toàn. Đó cũng là lúc FAA thông báo ngưng cất cánh các chuyến bay trên cả nước vào khoảng 7 giờ 30 ngày 11.1 (múi giờ miền đông, 19 giờ 30 tại VN).
Các máy bay bị giữ lại khi chuẩn bị ra đường băng cất cánh. Các chuyến bay đang trên không được khuyên theo dõi thông tin an toàn bởi bộ phận kiểm soát không lưu.
Theo NBC dẫn thông tin từ trang FlightAware, có 1.343 chuyến bay nội địa, ra nước ngoài hoặc vào Mỹ đã bị hủy trong ngày 11.1 khi xảy ra sự cố, bên cạnh 10.060 chuyến bay bị hoãn tại Mỹ.
Hệ thống cũ kỹ, thiếu nhân sự
Nguồn tin cho biết hệ thống NOTAM là điển hình của hạ tầng cũ kỹ cần cải cách. “Do lo ngại ngân sách và tính linh hoạt của kinh phí, việc nâng cấp công nghệ này đã bị loại bỏ. Tôi cho rằng giờ đây họ sẽ cần tìm nguồn tiền để làm điều đó”, theo nguồn tin.
Trang Axios cho hay rằng sau sự cố trên, các nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi chính phủ cải cách FAA, cơ quan không có lãnh đạo thường trực kể từ tháng 3.2022.
Bảng thông tin thể hiện các chuyến bay bị hoãn, hủy tại sân bay Ronald Reagan Washington hôm 11.1 . AFP
Hạ nghị sĩ Sam Graves, chủ tịch mới của Ủy ban Giao thông Hạ viện, cho rằng sự cố phản ánh “những chiếc ghế và văn phòng trống ở FAA”.
“Hàng thế kỷ kinh nghiệm tổng hợp đã biến mất khỏi cửa trong vài năm qua và có quá ít vị trí trong số này được bổ sung. FAA không hoạt động trên chế độ lái tự động mà cần sự lãnh đạo lành nghề, tận tâm và lâu dài ở các vị trí trong toàn cơ quan, bắt đầu từ văn phòng điều hành”, ông cho biết.
Singapore thận trọng khôi phục vận tải hàng không với Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Bộ trưởng Giao thông Vận tải nước này S. Iswaran cho biết Singapore sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận "thận trọng" đối với việc mở lại biên giới và khôi phục kết nối hàng không với Trung Quốc, ngay cả khi các hãng hàng không của hai bên đã đăng ký khai thác nhiều chuyến bay hơn giữa hai nước.
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Quốc hội ngày 9/1, Bộ trưởng Iswaran thông báo Cơ quan Hàng không dân dụng Singapore (CAAS) đang đánh giá và sẽ phê duyệt dần các phương án khả dụng. Quá trình này sẽ được thực hiện trong bối cảnh CAAS đánh giá kỹ lưỡng sức khỏe cộng đồng hiện nay, sức chứa của Sân bay Changi và khả năng đảm bảo hoạt động hiệu quả của sân bay.
Để tạm thời tăng cường các biện pháp phòng chống COVID-19 tại Sân bay Changi do tình hình dịch bệnh phức tạp ở Trung Quốc, Bộ trưởng Iswaran cho biết tất cả nhân viên sân bay thực hiện nhiệm vụ tiếp đón hành khách và lao công đã được tăng cường thiết bị bảo vệ cá nhân.
Ngoài ra, một cơ sở mới được thành lập tại Nhà ga số 3 của Sân bay Changi để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên sân bay tiêm phòng vaccine. Ông Iswaran cho biết hầu hết người lao động tại sân bay đều đã được sự bảo vệ tối thiểu với ít nhất ba liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện hằng tuần có 38 chuyến bay giữa Trung Quốc và Singapore, với 700 - 1.000 hành khách nội địa từ Trung Quốc mỗi ngày, trong đó hơn 60% là công dân Singapore, thường trú nhân (PR) và người có thẻ dài hạn - chưa bằng 10% số chuyến bay được khai thác giữa hai nước trước dịch bệnh và bằng khoảng 1,5% tổng số chuyến bay do Sân bay Changi xử lý hiện nay.
Bộ trưởng Iswanran nhấn mạnh Singapore có mối quan hệ lâu dài và nhiều mặt với Trung Quốc, nên việc khôi phục kết nối hàng không giữa hai nước một cách an toàn và có trật tự là nằm trong lợi ích của cả hai quốc gia.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia yêu cầu xét nghiệm nhanh và xét nghiệm PCR với du khách từ Trung Quốc điều chỉnh chính sách ứng phó với COVID-19, Singapore xác định không đặt ra các yêu cầu xét nghiệm đối với các du khách đến từ Trung Quốc.
Lý giải về quyết định này, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung trong trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 9/1 cho biết Singapore không yêu cầu xét nghiệm PCR với du khách từ Trung Quốc là vì khi xét nghiệm thì du khách đã nhập cảnh vào nước này, đồng thời việc xét nghiệm PCR sẽ cho kết quả dương tính với cả những người đã từng mắc COVID-19 gần đây.
Đối với việc xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành (PDT), Singapore cũng không yêu cầu bởi các khách du lịch tới "đảo quốc sư tử" sẽ phải được tiêm phòng đầy đủ theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Ông Ong Ye Kung cho biết, việc không yêu cầu PDT với du khách Trung Quốc vì lưu lượng đi lại giữa Trung Quốc và Singapore đang ở mức thấp, chưa đến 10% mức trước đại dịch COVID-19. Ngoài ra, nếu áp đặt PDT với du khách Trung Quốc thì Singapore cũng sẽ phải áp đặt PDT với du khách đến từ một số quốc gia khác.
Bộ trưởng Ong Ye Kung khẳng định Singapore sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá tình hình, và nếu cần thiết sẽ có những điều chỉnh và áp đặt các biện pháp hạn chế mới. Các quyết định đưa ra sẽ phải dựa trên khoa học, chứng cứ và dữ liệu cụ thể.
Thái Lan áp dụng trở lại chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 với du khách Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, từ ngày 8/1, Cơ quan Hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT) yêu cầu tất cả du khách quốc tế phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ trước khi lên chuyến bay đến Thái Lan. Hành khách làm thủ tục tại sân bay sân bay quốc tế Suvarnabhumi. Bộ trưởng Giao thông vận...