Những điểm yếu của quân đội Trung Quốc
Giữa tháng 1, Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ (DIA) công bố báo cáo thường niên đánh giá sức mạnh quân sự Trung Quốc trong năm 2018.
Bản báo cáo cho thấy quân đội Trung Quốc (TQ, PLA) thay đổi như thế nào trong năm vừa qua. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào những mặt mạnh của PLA không thì chưa đủ. Tham vọng của TQ được thể hiện qua mong muốn phục hưng, với “giấc mộng Trung Hoa” mà Chủ tịch Tập Cận Bình ấp ủ, trong đó PLA là chủ đạo. PLA sẽ trở thành lực lượng quân đội hùng mạnh sánh vai với các cường quốc thế giới vào năm 2050, với quá trình cơ giới hóa hoàn thành vào năm 2020 và hiện đại hóa hoàn thành vào năm 2035.
Đổ tiền đầu tư quân đội
Báo cáo của DIA phần nào cho thấy TQ đang dần dần tiến tới các mục tiêu trên. Quá trình hiện đại hóa PLA được thúc đẩy mạnh mẽ dựa trên hơn hai thập niên tăng trưởng chi tiêu quốc phòng ở mức hai con số. Cho tới năm 2018, chi tiêu quốc phòng của TQ được đánh giá chỉ đứng thứ hai sau Mỹ với con số xấp xỉ khoảng 200 tỉ USD.
Về mặt ngắn hạn, PLA sẽ phải đối phó với các thách thức đến từ các cuộc xung đột cục bộ khu vực có yếu tố công nghệ cao. Trong đó, vấn đề Đài Loan trong trường hợp chiến tranh xảy ra là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó là thực hiện tham vọng bá chủ qua việc tăng cường hiện diện và khả năng kiểm soát bên trong chuỗi đảo thứ nhất.
Tư duy chiến lược của PLA chính là tư duy hướng biển, với địch thủ tiềm tàng không ai khác ngoài Mỹ, cường quốc biển hùng mạnh nhất ở châu Á – Thái Bình Dương có khả năng đe dọa tham vọng bá quyền của TQ ở khu vực. Các chương trình hiện đại hóa gần đây của TQ cho thấy rõ đặc điểm này khi hải quân, không quân và lực lượng tên lửa chiến lược liên tục được nâng cấp và thay mới.
Có thể kể tới một số chương trình hiện đại hóa nổi bật như chương trình đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa (chiếc đầu tiên dự kiến tiến hành chạy thử vào năm 2019), chương trình phát triển khu trục hạm Type-055 (triển khai vào năm 2019, được đánh giá là khu trục hạm lớn nhất châu Á với lượng giãn nước 12.000 tấn), các chương trình chế tạo máy bay tiêm kích hàng hình J-20 và J-31, máy bay vận tải hạng nặng Y-20 hay loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình mới nhất H-20.
Trình độ khoa học công nghệ của TQ trong lĩnh vực quân sự còn được thể hiện thông qua các nỗ lực kiểm soát không gian vũ trụ. Tiêu biểu là việc phát triển hoàn thiện hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu nhằm cạnh tranh với hệ thống GPS của Mỹ; phát triển vũ khí chống vệ tinh cũng như các loại vũ khí và hệ thống mang vác vũ khí siêu thanh giúp tăng cường độ chính xác, năng lực tấn công của hệ thống tên lửa đạn đạo.
Lực lượng quân đội TQ phát triển đáng kể, song vẫn có nhiều hạn chế lớn. Ảnh: Internet
Hai điểm yếu
Tuy nhiên, chế tạo thêm nhiều vũ khí hay áp dụng khoa học công nghệ thôi là không đủ. Hai điểm yếu lớn nhất của PLA trong suốt thời gian qua chính là năng lực tác chiến và kinh nghiệm trong chiến tranh.
Video đang HOT
Để khắc phục một phần điểm yếu thứ nhất, từ năm 2015 cho tới nay PLA cải cách cấu trúc toàn diện mạnh mẽ nhất kể từ những năm 1950. Các cải cách này có tác động sâu rộng tới cấu trúc, cũng như phương thức điều hành và chỉ huy của PLA.
Có thể kể tới việc loại bỏ bốn tổng cục cũ và tái cấu trúc bảy đại quân khu trở thành các chiến khu và bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp. Quy trình chỉ huy và kiểm soát cũng được làm mới nhằm tránh chồng chéo. Trong hệ thống chỉ huy mới, Quân ủy Trung ương giữ quyền lãnh đạo tối cao, tư lệnh các chiến khu đóng vai trò là chỉ huy tác chiến, trong khi các quân binh chủng chỉ giữ nhiệm vụ phát triển lực lượng.
PLA cũng thành lập hai lực lượng mới, cho thấy rõ tầm quan trọng của khoa học công nghệ và của các thành tố mới trong chiến tranh hiện đại: Biến lực lượng tên lửa chiến lược trở thành một quân chủng độc lập có bộ chỉ huy riêng và thành lập quân chủng hỗ trợ chiến lược bao gồm các bộ chỉ huy về tác chiến không gian và trên mạng.
Phân tích về sự trỗi dậy của PLA không nên nóng vội, không nên quá sợ hãi nhưng cũng không thể đánh giá thấp sức mạnh của lực lượng này. Một góc nhìn toàn diện và khách quan về PLA luôn cần thiết, đặc biệt đối với các nước nhỏ hơn trong khu vực.
ThS NGUYỄN THẾ PHƯƠNG
Và nhiều thách thức
Tuy nhiên, các thách thức khác vẫn còn ở trước mắt. Thách thức lớn nhất với quân đội TQ là sự thiếu vắng kinh nghiệm tác chiến. PLA chưa từng tham gia vào một cuộc chiến thật sự nào kể từ năm 1979. Điều này có khả năng làm giảm đi tính hiệu quả của quá trình hiện đại hóa và tái cấu trúc đang diễn ra trong PLA.
Thứ hai là sự thiếu vắng kỷ luật cũng như vấn đề tham nhũng trong quân đội. Thách thức này hiện rõ qua công cuộc chống tham nhũng mạnh mẽ của ông Tập Cận Bình trong suốt những năm vừa qua nhắm vào các quan chức cấp cao của quân đội.
Thứ ba là vấn đề công nghệ. Mặc dù đã đầu tư rất lớn để hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân, vẫn còn những điểm nghẽn rất lớn mà PLA phải vượt qua. Công nghệ động cơ máy bay là ví dụ điển hình. Bên cạnh đó là cạnh tranh với các cường quốc khác trên không gian mạng và vũ trụ. Cần phải nhớ rằng đầu tư cho quốc phòng là khoản đầu tư cực kỳ tốn kém.
Đe dọa an ninh khu vực
Quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ của PLA ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quá trình này tạo ra tư duy an ninh tiêu cực. Đối với các nước lớn như Mỹ, bẫy Thucydides luôn được các nhà phân tích nhắc đi nhắc lại như lời cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang và khả năng chiến tranh giữa hai cường quốc hàng đầu. Đối với các nước ASEAN, sự lớn mạnh của PLA gây ra hoài nghi và thuyết “mối đe dọa TQ” nổi lên ngày một mạnh mẽ. Trong khi đó, hầu như các động thái nhằm xây dựng niềm tin đối với TQ không đạt được nhiều kết quả khả quan.
Theo PL
Nhận diện dàn vũ khí nguy hiểm nhất của Trung Quốc
Không chỉ nổi tiếng với việc sở hữu quân số đông đảo nhất nhì thế giới, Quân đội Trung Quốc còn sở hữu kho vũ khí cực kỳ nguy hiểm.
Một trong những loại vũ khí Trung Quốc được đánh giá nguy hiểm bậc nhất hiện nay chính là tiêm kích đa năng J-11, đây là bản sao hoàn hảo của dòng chiến đấu cơ Su-27 mà nước này mua từ Nga trước đây. Nguồn ảnh: Sina.
Khi đặt cạnh nhau, khó có thể phân biệt nổi Su-27 bản gốc và J-11 bản nhái do Trung Quốc sản xuất. Thậm chí, từ phiên bản J-11, Trung Quốc còn phát triển ra nhiều phiên bản phi cơ khác với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như J-11B và J-15. Nguồn ảnh: Sina.
Trong thời gian gần đây Trung Quốc liên tục đầu tư cho không quân, do đó không mấy ngạc nhiên khi lực lượng này sở hữu các loại vũ khí tiên tiến nhất của Bắc Kinh. Một trong số đó có thể kể tới máy bay vận tải quân sự chiến thuật Y-20. Nguồn ảnh: Sina.
Sở dĩ nói Y-20 là một loại vũ khí nguy hiểm bởi nó được xem như là cánh tay vươn dài của Không quân Trung Quốc, giúp nước này đưa quân đến bất kỳ đâu trên thế giới khi mẫu máy bay này có tầm hoạt động hiệu quả lên đến gần 8.000km với khả năng mang theo đến hơn 40 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhắc đến những loại vũ khí mang tính biểu tượng của Trung Quốc thì không thể không nhắc tới trực thăng tấn công WZ-10 được nước này quảng cáo là "tốt nhất thế giới" và sự thật thì có phần đúng như vậy. Nguồn ảnh: Sina.
Ra đời từ năm 2003 và có giá 17 triệu USD, trực thăng tấn công WZ-10 là một phiên bản đậm chất châu Á của trực thăng Apache do Mỹ sản xuất. Mặc dù vậy, do kế thừa ưu điểm sinh sau đẻ muộn, WZ-10 mang trong mình nhiều công nghệ mà không phải bất cứ chiếc Apache nào cũng có sẵn. Nguồn ảnh: Sina.
Trong kho vũ khí nguy hiểm của Trung Quốc không thể không kể đến J-20 - dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 đầu tiên của nước này. Chiến đấu cơ này còn được ví như "F-22 Trung Quốc" với một số nét tương đồng với các chiến đấu cơ tàng hình nổi tiếng của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Dù không rõ có được trang bị cho Quân đội Trung Quốc hay không nhưng VT-4 được đánh giá là mẫu xe tăng tốt nhất từng được Trung Quốc phát triển trong suốt 10 năm qua. Dĩ nhiên hiện nay VT-4 đang làm mưa làm gió trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới, với một loạt lợi thế trước các mẫu xe tăng hiện đại do châu Âu hay Nga chế tạo. Nguồn ảnh: Sina.
Được coi là chiếc xe tăng chủ lực có giá thấp nhất trên thị trường hiện tại, chỉ khoảng hơn 2 triệu USD cho một chiếc xe tăng cơ sở, VT-4 hoàn toàn phù hợp với các nước có ngân sách quốc phòng khiêm tốn hoặc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội. Nguồn ảnh: Military.
Và loại vũ khí cuối cùng tạo nên sức mạnh tuyệt đối cho kho vũ khí của Trung Quốc chính là dòng tên lửa đạn đạo Dongfeng của Bắc Kinh. Được phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ trước, tên lửa Dongfeng hiện đã có ít nhất 41 biến thể và chúng được coi là "nắm đấm" mạnh nhất của Quân đội Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.
Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)
Trung Quốc giảm mạnh quân số lục quân, cơ cấu quân đội thay đổi chưa từng có Quân Giải phóng Nhân dân trung Quốc (PLA) đã thực hiện những bước cải tổ lực lượng đáng kể, Tân Hoa Xã đưa tin ngày 20/1. Lục quân hiện chiếm chưa đến một nửa lực lượng quân chính quy của quân đội Trung Quốc. Ảnh minh họa: EPA-EFE "Lục quân hiện giờ chiếm chưa đến 50% tổng lực lượng của PLA, một nửa...