Những “điểm trừ” của Hà Nội trong mắt “khách Tây”
Hầu hết du khách nước ngoài, khi được hỏi về việc đi dạo phố, ngó nghiêng shopping, họ đều nói rất khó chịu khi bị những người bán rong quấy rầy – “họ rất dai, không chịu buông tha chúng tôi, và bán rất đắt”, một du khách nữ người Pháp phàn nàn.
Móc túi
Dù không nổi cộm những cảnh cướp giật giống phim xã hội đen HK tại TPHCM, nhưng Hà Nội vẫn bị liệt vào danh sách các thành phố mà du khách rất dễ trở thành con mồi, nạn nhân của những vụ móc túi, rạch ví… Thủ đoạn của nhóm đạo chích là xúm lại, đánh lạc hướng để đồng bọn dễ tác nghiệp, hạng mục chôm chỉa chính là ví tiền, túi xách, máy ảnh, hộ chiếu… Đã có không ít những du khách trở thành nạn nhân, hết tiền, sạch bách giấy tờ, hộ chiếu…
Từ hàng ăn, cho tới các mặt hàng chú trọng phục vụ du khách, đa phần giá được người kinh doanh đẩy lên rất cao, gấp 3,4 lần so với giá trung bình.
“ Chém đẹp”
Từ hàng ăn, cho tới các mặt hàng chú trọng phục vụ du khách, đa phần giá được người kinh doanh đẩy lên rất cao, gấp 3,4 lần so với giá trung bình. Đặc biệt là cứ Tây là phải “chém đẹp”. Gần đây nhất, du lịch Hà Nội mất hình ảnh khi liên tục bị khách nước ngoài tố là giá cước taxi chạy có mấy con phố mà họ phải móc hầu bao trả tới tiền triệu. Hoặc những dịch vụ chất lượng luôn tồi hơn so với hình ảnh mà họ đã được tham khảo qua tư vấn, quảng cáo. Không ít những lời nhắn trên Blog, FB, trên những trang mạng thông tin về du lịch, Hà Nội bị “bêu tên” khá nhiều, với những địa chỉ cần “né” rất cụ thể dành cho những người đến sau.
Bị chèn ép
Hầu hết du khách nước ngoài, khi được hỏi về việc đi dạo phố, ngó nghiêng shopping, họ đều nói rất khó chịu khi bị những người bán rong quấy rầy – “họ rất dai, không chịu buông tha chúng tôi, và bán rất đắt”, một du khách nữ người Pháp phàn nàn. Không chỉ có đeo bám, làm phiền, đội quân bán rong này không ngại cả việc lớn tiếng, cãi cọ, thậm chí văng tục, hùng hổ với cả du khách, nếu như họ bị khách hàng phản ứng.
Video đang HOT
Cảnh tượng này khiến nhiều du khách hoảng sợ
Phần lớn, những người móc ví trả tiền cho đội quân này, đều là những người chưa có được kinh nghiệm của những người đi trước, do vậy, khi lâm vào tình trạng này, họ đều phải chịu, buộc mua những mặt hàng kém chất lượng, giá đắt… Điều này gây một tâm trạng rất bực bội, ức chế vì cảm thấy bị chèn ép – Hà Nội đương nhiên bị rơi vào danh sách những thành phố cần loại trừ cho mùa du lịch sau.
Và chọi chó…
Một đám thanh niên hô hào 2 con chó đang cắn, giằng xé nhau. Một số du khách Tây đã bức xúc với cảnh tượng này, họ xông vào nói những lời to tiếng… với thái độ tức giận. Người Tây họ coi trọng con vật nuôi trong nhà, đặc biệt là chó, thấy cảnh tượng hai con chó cắn xé nhau, máu chảy đầm đìa mà không can ngăn lại hô hào, thích thú nên họ bức xúc. Hình ảnh con chó máu me đầm đìa, nhẹ thì rách da, gãy răng, nặng thì mất mạng sau mỗi trận đấu là hình ảnh bạo lực, dã man, khiến nhiều người xót xa với con vật nuôi. Chó Pitbull được xem là chúa tể của các loài chó chọi, có trọng lượng từ 30 đến 40kg, rất dũng mãnh. Dòng chó này có nguồn gốc từ châu Mỹ và đang dần được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Nhưng cũng có người cho rằng không nên phát triển thú chơi này, vì hình ảnh con vật nuôi máu me đầm đìa, gây phản cảm, xót xa…
Song An (tổng hợp)
Theo Dantri
Vụ tượng cổ bị đóng đinh: Sở VHTTDL Hà Nội nói gì?
Trước vụ việc trụ trì Thích Minh Phượng, Sở VHTTDL Hà Nội đã có văn bản gửi xuống huyện Thạch Thất, yêu cầu huyện xem xét và tập trung xử lý.
Như người dân xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) đã phản ánh về những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng đã làm trong nhiều năm qua tại chùa Chân Long như: Đào xới đất lên để làm hố bể tự hoại, nhà vệ sinh (ngay cạnh chùa chính) phục vụ cho lợi ích riêng. Tự ý chuyển bỏ nhiều pho tượng Phật, nhiều bát hương cổ đã tồn tại lâu đời trong chùa Chân Long, thay vào đó là những pho tượng, bát hương mới không rõ xuất xứ nguồn gốc, khiến người dân vô cùng bức xúc.
Chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội), nay đã vắng bóng trụ trì Thích Minh Phượng.
Đặc biệt nghiêm trọng hơn, là việc trụ trì Thích Minh Phượng đã đóng những chiếc đinh dài lên đầu nhiều pho tượng Phật cổ còn lại trong chùa Chân Long, sau đó tự đúc tượng đồng đưa về chùa để thờ, khiến hàng trăm người dân 7 xã Chàng Sơn vô cùng bức xúc. Trong khi tất cả những việc làm đó, trụ trì Thích Minh Phượng tự ý làm và không hề có văn bản hay giấy tờ nào báo cáo lên UBND xã Chàng Sơn. Đã nhiều lần UBND xã Chàng Sơn xuống để lập biên bản giải quyết (7 lần), thế nhưng trụ trì Thích Minh Phượng luôn bày tỏ thái độ bất hợp tác.
Sáng ngày 9/11, PV tiếp tục quay lại chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) để ghi nhận sự việc. Nhiều người dân trong xã cho hay: Trụ trì Thích Minh Phượng đã vắng mặt, không còn ở trong chùa Chân Long kể từ hôm xảy ra sự việc kéo tượng đồng ra giữa chợ. Hiện, trong chùa Chân Long chỉ có một "Đạo Tràng" tên Đắc, trông coi.
Lúc nhiều người dân trong xã Chàng Sơn kéo đến chùa Chân Long, yêu cầu "Đạo Tràng" mở cửa chùa ra để cùng nhau xem lại nơi đặt các pho tượng Phật cổ đã bị trụ trì Thích Minh Thượng tự ý dỡ xuống và thay bằng những pho tượng mới, thì "Đạo Tràng" gân cổ, cãi nhau với người dân và không chịu mở cửa chùa.
Người dân xã Chàng Sơn vẫn kéo về chùa Chân Long để đòi trụ trì Thích Minh Phượng trả lại những tượng cổ, bát hương cổ..., nhưng không thấy bóng dáng ông đâu.
Trước vụ việc xảy ra, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trương Minh Tiến - PGĐ Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội.
Ông Trương Minh Tiến cho biết: "Chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những Di tích lịch sử - Văn hóa đã được công nhận. Những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng gây xôn xao trong dư luận những ngày qua. Đặc biệt là việc trụ trì Thích Minh Phượng tự đúc tượng đồng khác đưa lên để thờ mà không hề báo cáo với chính quyền càng gây nên sự bức xúc cho hàng trăm người dân xã Chàng Sơn, Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội đã nắm bắt được tình hình cụ thể thông qua báo của UBND xã Chàng Sơn gửi lên ngày 30/10.
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội. (Ảnh Chinhphu.vn)
Hiện, Di tích Lịch sử - Văn hóa chùa Chân Long đã được bàn giao cho huyện Thạch Thất quản lý, trước vụ việc xảy ra Sở đã cử người xuống huyện Thạch Thất và đề nghị huyện Thạch Thất có những bước xử lý ban đầu theo thẩm quyền. Đến hôm nay (9/11), Sở đã có công văn gửi xuống huyện Thạch Thất, đồng thời tiếp tục cử người xuống và đề nghị huyện xem xét, tập trung xử lý vụ việc, sau đó báo cáo lên UBND Thành phố Hà Nội cùng với Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hà Nộ theo đúng quy định".
Trước những việc làm sai trái với quy định pháp luật về tôn giáo của trụ trì Thích Minh Phượng, gây rối loạn trật tự xã hội ở Thạch Thất PGS. TS Trịnh Hòa Bình Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Xã hội học phân tích: "Đằng sau những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng (chùa Chân Long, Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội) bị người dân phát hiện, có lẽ sẽ chưa dừng lại ở đó.
Một vấn đề mà nhiều người thấy rất rõ của trụ trì Thích Minh Phượng đó là nhân danh đạo pháp, để củng cố vị thế, cũng như quyền lực của chính mình nhằm thu về vật chất cho bản thân mình. Việc trụ trì Thích Minh Phượng tự cho bản thân mình có đủ đức độ, đủ đức tín nhiệm bắt nhân dân Chàng Sơn sùng bái là không thể được.
PGS. TS Trịnh Hòa Bình phân tích về vụ việc tại chùa Chân Long gây rối loạn cho người dân xã Chàng Sơn. Ảnh: VTC
Có thể thấy rằng, những việc làm của trụ trì Thích Minh Phượng còn xâm phạm nghiêm trọng đến vấn đề thiêng liêng của tôn giáo, nhất là gây rối loạn trật tự xã hội. Sự xâm phạm trắng trợn làm thay đổi, biến dạng các Di tích lịch sử tại chùa Chân Long ở bất cứ một chiều cạnh nào phân tích, có thể còn có những việc làm khuất tất khác nằm ở phía sau mà nhiều người chưa thể biết được".
Theo Kiến thức
Đặc nhiệm tóm gọn tên cướp giật sau 2 giờ đeo bám Tổ cảnh sát hình sự đặc nhiệm công an quận 1 đã đeo bám theo đối tượng khả nghi suốt 2 giờ đồng hồ, khi đối tượng vừa ra tay cướp giật tài sản của người đi đường đã bị các chiến sĩ ập vào khống chế. Ngày 19/10, công an phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM cho biết vẫn đang tạm...