Những điểm sáng le lói của thị trường game năm 2012
So với năm 2011 thì thị trường game nội địa năm 2012 đã khởi sắc hơn nhiều nhờ lượng MMO mới về ồ ạt, nhưng những vấn đề nan giải cố hữu vẫn chưa thể giải quyết, điển hình như việc game chưa được cấp phép, phát hành chui, dịch vụ hỗ trợ kém… Dẫu vậy, dù sao kể từ đầu năm đến nay cũng có vài tin vui le lói dành cho gamer.
MMORPG 3D vẫn về nước
Xét một cách toàn diện thì toàn bộ thị trường game Việt năm nay đã bị thể loại webgame lấn át, thậm chí số lượng webgame về nhiều đến nỗi hiện tại hiếm ai có thể nhớ được hết từng cái tên rành mạch. Đây cũng là nguyên do dẫn đến bức xúc trong lòng gamer, rất may, giữa xu thế ấy vẫn còn sự có mặt của những ứng viên 3D.
Thần Ma Đại Lục, một trong các MMORPG 3D hiếm hoi năm 2012.
Có thể kể tới các MMORPG 3D về nước từ đầu năm như Dragonica, Thần Ma Đại Lục, Thành Cát Tư Hãn… cùng với loạt server “lậu” như Dekaron, QQ Tây Du… Dĩ nhiên chúng còn quá nhỏ bé và cũng chưa thu được thành công nào đáng kể, nhưng vẫn cho thấy các NPH Việt chưa đoạn tuyệt hẳn với thể loại này.
Hơn nữa, thông tin về các dự án lớn đã được mua về Việt Nam như VLTK 3, Cửu Âm Chân Kinh cũng hứa hẹn sự bùng nổ của MMORPG 3D trong thời gian tới. Suy cho cùng, chính chúng đang nuôi niềm hy vọng của mỗi game thủ nội địa.
Game hay hồi sinh
Từ trước đến nay, dường như một quy luật bất thành văn tại Việt Nam là không phát hành lại game cũ. Chính vì thế mà cho tới tận đầu năm 2012, hầu hết gamer cũng chỉ biết mong ước trong vô vọng sự trở lại của các MMO đáng giá trong quá khứ. Thế nhưng mọi chuyện đã thay đổi nhiều.
CLTB, dự án game hồi sinh đang thành công bước đầu.
Khởi đầu từ việc Dzogame hồi sinh Hiệp Khách Giang Hồ, Cửu Long Tranh Bá và tiếp sau đó là HeroGame với Maple Story, suốt quý 3 vừa qua các thông tin về game cũ sống lại đã gây sóng gió cho cộng đồng. Và mặc dù các dự án Ghost Online, TS Online còn mập mờ nhưng chúng vẫn khiến người chơi Việt cảm thấy vui mừng.
Đặc biệt, đa phần các MMO hồi sinh cho tới lúc này vẫn sống khá tốt, nó cho thấy tiềm năng lớn của cách làm này trong giai đoạn mà thị trường game mới đóng băng. Âu đó cũng là kết cục dễ hiểu vì chất lượng các sản phẩm này đều xuất sắc từ gốc.
Video đang HOT
Ngành công nghiệp game được công nhận bước đầu
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp game còn quá xa lạ với phần đông xã hội truyền thống, chính vì thế mà trò chơi trực tuyến vẫn bị nhìn nhận như một thứ ma túy số, bất chấp nguồn thu từ đó đã lên đến con số gần 6.000 tỷ VNĐ. Và bài toán nan giải đặt ra cho các NPH vẫn là làm sao để được xã hội công nhận hình thức giải trí mới.
Công tác đào tạo trọng tài game đang rất được chú trọng.
Dĩ nhiên, cho tới tận lúc này thì những định kiến về game vẫn còn rất lớn, nhưng vừa qua một số sự kiện đã cho thấy sự thay đổi bước đầu. Đơn cử như kiện tướng các bộ môn eSport được công nhận cấp quốc gia (Fifa Online 2) hay khóa đào tạo trọng tài game do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy…
Chặng đường phía trước còn rất gian nan, nhưng dù việc gì khó đến đâu cũng cần có sự khởi đầu, hy vọng rằng tin vui sẽ còn tới với cộng đồng gamer Việt Nam trong thời gian tới.
Game thuần Việt được xuất khẩu
Trước nay, thị trường game Việt vốn được biết đến với xu thế “nhập siêu” 100%, đồng thời thị phần bị chiếm dụng hoàn toàn bởi các MMO tới từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đối với nhiều người, chuyện xuất khẩu game ra nước ngoài chỉ là mơ hão.
Ủn Ỉn, dự án game Việt xuất khẩu sang Nhật Bản.
Thế nhưng kể từ đầu năm tới nay, khá nhiều MMO sản xuất nội địa đã có mặt tại nước ngoài như Ủn Ỉncủa VNG (sang Nhật), SQUAD của VTC Game (sang Hàn Quốc) hay Jay Online của FGame (sang Singapore)… Chúng cho thấy Việt Nam cũng đầy khả năng xuất khẩu game, dù còn tương đối manh nha.
Ngoài ra, việc tựa game offline 7554 được phát hành ra nhiều thị trường phương Tây góp phần làm phong phú thêm các tựa game xuất khẩu về mặt thể loại. Cuối năm nay, dự án 2112 cũng đang rất hứa hẹn sẽ nối tiếp thành công trên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nếu được cấp phép trở lại, game cài đặt liệu có hồi sinh?
1 năm trở lại đây, làng game Việt bội thực với hàng chục webgame đua nhau ra mắt. Từ chiến thuật, nhập vai cho đến casual, webgame bây giờ không thiếu một thứ gì. Nguyên nhân thì có nhiều: nhẹ nhàng, dễ chơi, chơi nhanh... thì nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là việc các client bất lực trong việc xin giấy phép để chính thức có mặt tại thị trường trong nước trong khi phương án phát hành game nước ngoài server Việt Nam cũng trở nên không khả thi.
Một câu hỏi đặt ra? Liệu nếu được cấp phép trở lại, các game client có khả năng trở lại và đập tan làn sóng webgame đang lớn mạnh hay không? Liệu có thể có một VLTK thế hệ 3 hay một Audition nữa hay không? Có thể có, mà cũng có thể không.
Có
Vượt trội về chất lượng
Hầu hết các webgame cho đến thời điểm này vẫn chạy trên nền Flash, một số ít yêu cầu Java và nếu tôi không nhầm chưa có webgame nào tại Việt Nam chạy trên nền tảng HTML 5. Nhiều người đang nói chất lượng của webgame đang ngày một tiến gần đến game cài đặt nhưng, thực sự thì còn một quãng đường rất xa nữa mà webgame phải đi. Nói chung, các webgame tốt nhất hiện nay mới đạt chất lượng (về mặt kỹ thuật) của các game cài đặt cỡ khoảng... 10 năm trước.
Không xét riêng về mặt đồ họa hay kỹ thuật. Ngay cả trong nội dung game webgame cũng không thể bì được với game cài đặt. Với những hạn chế cố hữu của mình, không có nhiều không gian để cho các nhà sản xuất webgame thiết kế hệ thống nhiệm vụ, cốt truyện, hành động... tốt như những gì họ có thể làm ở các game cài đặt. Mà ngay cả nếu có thể, họ cũng không làm đơn giản vì webgame là những game có chi phí đầu tư, tuổi thọ thấp, nên không thể đầu tư cho những yếu tố kể trên.
Một điểm cần lưu ý nữa, các hoạt động trên webgame cũng khó mà đa dạng và hấp dẫn như game cài đặt. Với sự tùy biến cao, các nhà làm game có sẽ có đất để tổ chức các event, hoạt động trong game.
Nói chung, về cơ bản game cài đặt có chất lượng cao hơn rất nhiều. Chưa cần kể đến các siêu phẩm sắp ra mắt như VLTK hay CACK, những sản phẩm như Kiếm thế chẳng hạn cũng thừa sức "đập chết" webgame về chất lượng.
Một số thể loại game không thể có trên web
Ít nhất là trong thời điểm này, với công nghệ hiện tại, webgame không thể đáp ứng hết nhu cầu của gamer. Webgame chỉ có thể đáp ứng một số ít như casual hay cùng lắm là game nhập vai đồ họa kém.
Ngược lại một số thể loại như FPS chẳng hạn, hầu như bất khả thi để sản xuất ra một game FPS hay, đúng nghĩa trên nền tảng web. Với thể loại này, game cài đặt là giải pháp duy nhất và tốt nhất. Có thể, trong tương lai, web sẽ phát triển đủ để cho ra mắt 1 FPS hay nhưng đó là câu chuyện của tương lai.
Với những game thủ yêu cầu cao về đồ họa, như gamer game 3D, web cũng còn lâu mới đáp ứng được họ. Làm sao nền tảng web đủ mạnh để chạy một game như VLTK 3 hay CACK?
Nhưng cũng còn nhiều gian nan
Nghe có vẻ tươi sáng nhưng tương lại của game cài đặt chắc chắn sẽ không phải là một con đường trải toàn hoa hồng. Có nhiều lý do để các nhà phát hành tiếp tục tin tưởng vào sự phát triển của webgame.
Khoảng cách ngày càng ngắn
Một sự thật chúng ta nhận thấy là chất lượng, tính năng của webgame đang tiến rất nhanh hơn rất nhiều so với các game online cài đặt. Trong khi các game cài đặt đang phải giải bài toán kết nối thì webgame còn quá nhiều khoảng trống để phát triển. Chắc chắn, không bao giờ có chuyện chất lượng của webgame bằng được client game nhưng sẽ có một ngày khoảng cách đó đủ khiến người ta ngại không chơi game cài đặt.
Bạn hãy nhìn những Võ Lâm Chi Mộng, Chân Long Giáng thế hay gần đây là Chiến Ca. Là một người mới quay trở lại với thế giới webgame không lâu, tôi thực sự bất ngờ bởi những sản phẩm này. So với những webgame thời kỳ đầu, những đại diện trên đã có những bước tiến rất rất xa. Thậm chí so sánh với những game cài đặt đang hot trên thị trường như Kiếm Thế chẳng hạn, khoảng cách đã không còn quá xa.
Vốn nhỏ, rào cản ít, ít rủi ro
Vì sao suốt 10 năm đằng đẵng, thị trường game online Việt hầu như chỉ là cuộc chiến giữa 4 NPH lớn? Đơn giản là do chi phí mua game, vận hành, quy trình vận hành... quá phức tạp, hầu như không có cơ hội cho những NPH nhỏ hơn chen chân vào cuộc chiến của họ.
Còn webgame? Chi phí mua game, xây dựng server rất nhỏ (nếu so với game cài đặt). Quy trình vận hành cũng đơn giản hơn rất nhiều bởi những đặc điểm của game như vòng đời ngắn, dễ bảo mật... Hay những rào cản về việc người chơi cài đặt game... cũng đã được xóa bỏ hoàn toàn. Có lẽ vì thế mà thời gian quan hàng loạt các NPH nhỏ đang ăn nên làm ra với thể loại game này. Chắc chắn, trong thời gian tới họ cũng sẽ tiếp tục với xu hướng webgame bởi không dễ mà thành công ở thị trường game cài đặt vốn quá nhiều rủi ro.
Game thủ
Một sự thật không thể chối cãi là chơi webgame tiện hơn chơi client game rất nhiều. Với webgame, bạn chỉ cần có trình duyệt là chơi được ở bất cứ đâu, trên bất cứ máy tính nào với thời gian chờ đợi ít hơn 3 phút. Còn với client game, bạn phải download ít nhất 200 MB, thường là 1 GB và với những game mới đồ họa xuất sắc như VLTK 3 chẳng hạn, con số này có thể lên tới 3 hay 4 GB. Chưa kể đến câu chuyện cấu hình, chỉ riêng điều này đã tạo nên lợi thế cho webgame.
Hơn nữa, một khi đã có thói quen và gắn bó với nền tảng webgame, sẽ rất khó để họ chuyển về game cài đặt do cách chơi có nhiều điểm khác biệt...
Một điều quan trọng nữa, xu thế mỳ ăn liền hóa game online Việt đã đạt mức không thể tin nổi. Mà muốn cạnh tranh kiểu mỳ ăn liền, game cài đặt làm gì có cửa so với webgame - những sản phẩm đa phần được tạo ra để đáp ứng 3 nhanh "Chơi nhanh - Thu tiền nhanh và Chết nhanh"?
Kết
Trong một thị trường như Việt Nam, quá khó để nói trước về sự trở lại thành công của một game client. Có lợi thế nhưng cũng không ít khó khăn, việc game cài đặt có thể quay lại hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh của NPH và sự đón nhận của game thủ trong thời gian tới.
Theo Game Thủ
Những điểm sáng và tối của Thánh Chiến sau đợt beta Được đánh giá có một số ưu điểm như đội hình khắc chế, chiến tranh liên minh... song trò chơi vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục. So với những webgame chiến thuật cùng loại trên thị trường game Việt, đội hình khắc chế trong Thánh Chiến được thể hiện một cách rõ rệt. Ở đó, không có quân đội nào...