Những điểm nổi bật trong phiên tòa sơ thẩm vụ án tại BIDV
Trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã nhận định, hầu hết các bị cáo trong vụ án đều đã khai nhận hành vi phạm tội, phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ Cơ quan điều tra thu thập trong trong quá trình điều tra.
Riêng bị cáo Đinh Văn Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà) không thành khẩn khai báo, còn quanh co chối tội.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng (Công ty Trung Dũng) dự kiến diễn ra trong 10 ngày.
Tuy nhiên, sau 4 ngày xét xử, phiên tòa đã kết thúc phần tranh luận, chuyển sang phần nghị án và dự kiến Hội đồng xét xử sẽ tuyên án vào chiều 2/11. Phiên tòa được rút ngắn thời gian xét xử như vậy là do tại phiên tòa, hầu hết các bị cáo đã thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, các luật sư bào chữa chủ yếu tập trung vào các luận cứ, luận điểm nhằm làm tăng các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Việc truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật
Trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã nhận định, hầu hết các bị cáo trong vụ án đều đã khai nhận hành vi phạm tội, phù hợp với lời khai tại cơ quan điều tra, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ Cơ quan điều tra thu thập trong trong quá trình điều tra. Riêng bị cáo Đinh Văn Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà) không thành khẩn khai báo, còn quanh co chối tội.
Cụ thể, bị cáo Đinh Văn Dũng thừa nhận có việc 11 tỷ đồng chuyển vào tài khoản cá nhân của bị cáo như dòng tiền cơ quan điều tra chứng minh và bị cáo sử dụng để góp vốn. Tuy nhiên, bị cáo khai đây không phải tiền bán bò, vì tiền bò do bị cáo Trần Anh Quang (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Bình Hà, sau thời kỳ của Đinh Văn Dũng) chỉ đạo. Theo bị cáo Đinh Văn Dũng, trong số 11 tỷ đồng này có 6 tỷ đồng là tiền các nhà thầu trích lại vì đã ký được hợp đồng xây lắp, 5 tỷ đồng còn lại là do một số cá nhân cho bị cáo và cho bị cáo vay.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại BIDV.
Song, căn cứ lời khai của các cá nhân đã khai chuyển tiền cho Đinh Văn Dũng theo sự chỉ đạo của ông Lâm Tăng Khoát (Giám đốc Công ty cổ phần kỹ thuật Hantechco). Tiến hành đối chất giữa Lâm Tăng Khoát và Đinh Văn Dũng, ông Khoát khẳng định đây là tiền bán bò, theo sự chỉ đạo của Đinh Văn Dũng, ông đã chuyển tiền vào tài khoản của Dũng như trên. Ông Khoát khẳng định ông không có tiền cho Dũng vay, càng không có tiền để cho Dũng. Ông Khoát cũng xác nhận chỉ ký Hợp đồng môi giới bán bò với Đinh Văn Dũng và mọi việc đôn đốc bán bò cũng như thu hồi công nợ đều do Đinh Văn Dũng điều hành, chỉ đạo, ông Khoát không biết Trần Anh Quang là ai.
Lời khai này của ông Khoát phù hợp với lời khai của Trần Anh Quang, phù hợp với lời khai của Hoàng Hải Triều (kế toán Công ty Bình Hà), phù hợp với lời khai của Nguyễn Gia Thiều (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Bình Hà) về sự điều hành thu tiền bán bò của Đinh Văn Dũng (từ khi thành lập Công ty đến thời điểm 10/2016) và của Trần Anh Quang (là sau thời điểm 10/2016 khi Quang là Tổng Giám đốc Công ty).
Đồng thời, căn cứ vào các tài liệu, chứng từ khác… đại diện Viện Kiểm sát khẳng định đủ căn cứ xác định Đinh Văn Dũng đã chiếm đoạt 11 tỷ đồng của BIDV khi chuyển vào tài khoản cá nhân để Dũng thực hiện góp vốn và phải chịu trách nhiệm chung trong việc yêu cầu Hantechco chuyển vào tài khoản của các cá nhân số tiền 23,5 tỷ đồng. Hành vi của Đinh Văn Dũng đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, nên Cáo trạng truy tố bị cáo về tội danh này là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật.
Vai trò, động cơ phạm tội của các bị cáo
Do hầu hết các bị cáo trong vụ án đều thừa nhận hành vi phạm tội nên trong phần tranh luận, đa số các luật sư tập trung thời gian để phân tích vai trò, động cơ phạm tội của thân chủ. Trong đó nhấn mạnh hành vi phạm tội của các bị cáo chủ yếu là do chịu sức ép chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV), nhằm đưa ra nhiều tình tiết giảm nhẹ, mong Hội đồng xét xử cân nhắc giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Video đang HOT
Trong phần bào chữa cho bị cáo Đoàn Ánh Sáng (nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV), luật sư Hoàng Văn Dũng cho rằng, bị cáo Đoàn Ánh Sáng ký quyết định thành lập Tổ thẩm định chung; ký phê duyệt trên báo cáo của Tổ thẩm định chung đề xuất cấp tín dụng và một số văn bản khác trong bối cảnh bị ông Trần Bắc Hà thúc ép, chỉ đạo ráo riết, khiến bị cáo Sáng không dám làm trái với chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà.
Luật sư Dũng cũng cho rằng, trong một số hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp và dự án, bị cáo Đoàn Ánh Sáng đã có sự cảnh báo những khiếm khuyết, những hạn chế, thể hiện sự thận trọng cần thiết. Bị cáo Đoàn Ánh Sáng cũng có những nỗ lực nhằm ngăn chặn thiệt hại và khắc phục hậu quả trước khi vụ án bị khởi tố. Từ những luận cứ trên, Luật sư Hoàng Văn Dũng cho rằng, bị cáo Đoàn Ánh Sáng chỉ làm theo chức trách, nhiệm vụ được phân công mà không có động cơ nào khác.
Bào chữa cho bị cáo Ngô Duy Chính (nguyên Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành), luật sư Nguyễn Hồng Bách cho rằng, bị cáo Chính tham gia hạn chế, mờ nhạt trong giai đoạn thẩm định hồ sơ đề xuất cấp hạn mức cho Công ty Trung Dũng. Theo luật sư Hồng Bách, đối với hoạt động giải ngân, hồ sơ thẩm định và duyệt hồ sơ vay đều được các cán bộ chuyên môn chuẩn bị, soạn thảo, lập báo cáo đề xuất giải ngân và ký thẩm định. Hành vi phê duyệt của bị cáo Ngô Duy Chính là bước cuối cùng ở giai đoạn thẩm định hồ sơ; sau đó, chuyển sang Phòng quản lý rủi ro thẩm tra, soát xét trước khi tiến hành giải ngân. Do vậy, theo luật sư Bách, hành vi của bị cáo Ngô Duy Chính chỉ bao gồm và giới hạn trong giai đoạn của Phòng quan hệ khách hàng.
Luật sư Bách cũng đưa ra một số luận điểm chứng minh bị cáo Ngô Duy Chính thực hiện hành vi dưới sức ép của cấp trên, nằm ngoài ý chí của bị cáo và không tư lợi cá nhân. Từ đó, luật sư đề nghị Hội đồng xét xử xem xét một cách nhân văn để cho rằng đây chỉ là tai nạn rủi ro trong quá trình làm việc.
Luật sư Huỳnh Phương Nam bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Giáp (nguyên Phó Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành) đã đưa những lời khai của một số bị cáo khác để chứng minh trong hoạt động giải ngân 700 tỷ đồng cho Công ty Trung Dũng, bị cáo Nguyễn Xuân Giáp bị áp lực từ ông Trần Bắc Hà và buộc phải thực hiện mặc dù biết là không đúng với quy định của BIDV.
Về việc đề xuất phê duyệt phát hành L/C của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng, luật sư cho rằng bị cáo Nguyễn Xuân Giáp và một số bị cáo khác đã có ý kiến về việc không chấp nhận phát hành L/C theo đề nghị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhận được văn bản có bút phê của ông Trần Bắc Hà, các bị cáo của BIDV chi nhánh Hà Thành buộc phải thực hiện dù đều nhận thức được rằng đây là khoản vay mang tính rủi ro cao.
Phương án thu hồi nợ
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho BIDV tại phiên tòa, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho biết, sau khi vụ án bị khởi tố, Công ty Bình Hà có yêu cầu được tổ chức lại hoạt động và đã có phương án hợp tác kinh doanh để khôi phục lại dự án. Yêu cầu này của doanh nghiệp đã được cơ quan điều tra chấp thuận, tạo điều kiện. Hiện, Công ty Bình Hà đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
Theo luật sư Thiệp, doanh nghiệp Bình Hà và nhóm nhà đầu tư mới DoHoldings đã và đang thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo hợp đồng hợp này, nhóm đối tác sẽ trả tiền hàng năm cho công ty, để doanh nghiệp trả nợ ngân hàng. Theo tính toán, Công ty Bình Hà sẽ trả hết toàn bộ nợ gốc cho BIDV trong vòng 8 năm. Việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh của Công ty Bình Hà được đặt dưới sự giám sát của BIDV và ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm (toàn bộ tài sản của Công ty Bình Hà hiện nay đã thế chấp) để thu hồi nợ vay.
Nói về số tiền thất thoát tại Công ty Trung Dũng, luật sư Nguyễn Huy Thiệp nêu quan điểm, doanh nghiệp này thiết lập quan hệ tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Thành từ năm 2007, tính đến cuối năm 2011 được đánh giá xếp hạng tín dụng loại A. Từ năm 2012 – 2014 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, ngành thép bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái, Công ty Trung Dũng cũng bị ảnh hưởng. Khi phát hiện Công ty Trung Dũng có dấu hiệu không trả được nợ, BIDV đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm được hơn 358 tỷ đồng. Đến hết tháng 12-2019, dư nợ của doanh nghiệp này tại BIDV chi nhánh Hà Thành là hơn 967 tỷ đồng. BIDV đã thực hiện trích 100% dự phòng rủi ro.
Tình người trong phiên xử
Tại phiên tòa, với tư cách đại diện bị hại, bà Nguyễn Thị Phương (Giám đốc Ban Pháp chế BIDV) cho rằng, các bị cáo là cựu cán bộ của BIDV chỉ là những người làm công ăn lương, làm theo chức trách, nhiệm vụ, không vì động cơ, mục đích tư lợi và cũng không được hưởng lợi gì. Do vậy, đại diện BIDV đã đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm hình phạt cho 8 cán bộ ngân hàng.
Nói lời sau cùng tại phiên tòa, bên cạnh việc xin giảm nhẹ mức án cho mình, nhiều bị cáo cũng đã dành thời gian để xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khác. Bị cáo Ngô Duy Chính (nguyên Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Thành) trình bày: Quá trình trong trại tạm giam, làm việc với cơ quan điều tra, nhận cáo trạng, quá trình xét xử, bị cáo nhận thức rõ tội trạng của mình, thấy hối tiếc, ân hận khi để xảy ra các sai phạm. Bị cáo mong Hội đồng xét xử xem xét toàn diện, có tính đến yếu tố khách quan trong hành vi phạm tội của bị cáo và các bị cáo khác nguyên là cán bộ của BIDV, để từ đó cho bị cáo và các đồng nghiệp cũ được giảm nhẹ hình phạt, hưởng lượng khoan hồng.
Bị cáo Kiều Đình Hòa (nguyên Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh), bị cáo Trần Anh Quang đã bày tỏ mong muốn xin Hội đồng xét xử cho bị cáo Lê Thị Vân Anh (nguyên Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp BIDV chi nhánh Hà Tĩnh) được hưởng mức án thấp nhất có thể. Thời gian qua, bị cáo Vân Anh đã hợp tác tích cực cùng cơ quan điều tra trong việc truy vết dòng tiền của các hành vi phạm tội, là nhân tố tích cực giúp cơ quan chức năng làm rõ bản chất phức tạp của vụ án, thu hồi cho BIDV với số tiền lên đến 207 tỷ đồng. Hiện, bị cáo Vân Anh đang tiếp tục phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Bình Hà.
Đối với nhóm bị cáo bị truy tố tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đều đã gửi lời xin lỗi đến Ngân hàng BIDV vì đã gây thiệt hại cho ngân hàng này. Các bị cáo gửi lời xin lỗi chân thành vì việc làm sai trái của các bị cáo khiến các cán bộ Ngân hàng BIDV bị liên lụy.
Mức án tới đây Hội đồng xét xử sẽ tuyên phạt các bị cáo là hình thức để giáo dục, răn đe, cải tạo các bị cáo. Nhưng sự thành khẩn, ăn năn hối lỗi, nhận thức rõ sai phạm của từng bị cáo trong phiên tòa này chính là tự cải tạo chính mình thiết thực, hiệu quả nhất, để các bị cáo tự sửa chữa sai lầm, trở thành công dân tốt cho xã hội.
Xử vụ Trần Bắc Hà: Đề nghị phạt 2 cựu Phó TGĐ BIDV 6-7 năm tù
Sáng nay (28/10), tại phiên tòa xét xử vụ Trần Bắc Hà, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt 2 cựu Phó TGĐ BIDV mức án 6-7 năm tù.
Đối với những bị cáo bị truy tố tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt:
Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng (đều là cựu Phó TGĐ BIDV): 6-7 năm tù;
Kiều Đình Hòa (cựu Phó giám đốc BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh): 4-5 năm tù;
Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp BIDV - Chi nhánh Hà Tĩnh): 3-4 năm tù;
Ngô Duy Chính (cựu Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành): 7-8 năm tù;
Nguyễn Xuân Giáp (cựu Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Thành): 5-6 năm tù;
Phạm Hồng Quang (cựu Trưởng phòng Quan hệ khách hàng 1, BIDV - Chi nhánh Hà Thành): 4-5 năm tù;
Đặng Thành Nam (cựu cán bộ quản lý khách hàng BIDV - Chi nhánh Hà Thành): 3-4 năm tù.
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa
Đại diện VKS đề nghị cấm các bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng BIDV hành nghề liên quan đến các hoạt động tín dụng trong thời hạn 2-3 năm.
Theo đại diện VKS, hành vi của các bị cáo trên đã xâm phạm trực tiếp đến hoạt động đúng đắn của ngân hàng, tạo dư luận xấu, số tiền thất thoát đặc biệt lớn.
Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị cáo này và đề nghị HĐXX xem xét đến nhiều tình tiết giảm nhẹ tội cho các bị cáo.
Đối với nhóm bị cáo bị cáo bị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, đại diện VKS đề nghị mức xử phạt:
Đinh Văn Dũng (cựu TGĐ công ty Bình Hà): 12-13 năm tù;
Nguyễn Thị Thanh Sơn (cựu Giám đốc công ty Hà Nam): 5-6 năm tù;
Trần Anh Quang (cựu TGĐ công ty Bình Hà): 13-14 năm tù;
Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Công ty Trung Dũng): 18-19 năm tù.
Các bị cáo tại tòa
Theo quan điểm của đại diện VKS, các bị cáo Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng, Kiều Đình Hòa và Lê Thị Vân Anh đã thành khẩn khai nhận tội.
Các bị cáo nhận thức được việc cho Công ty Bình Hà vay vốn là trái quy định, nhưng không dám làm trái chỉ đạo của ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV), gây thiệt hại lớn cho NH.
Cáo trạng truy tố các bị cáo Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Phạm Hồng Quang và Đặng Thành Nam là có căn cứ, đúng pháp luật.
Đại diện VKS cho rằng, bị cáo Đinh Anh Dũng quanh co chối tội, Trần Anh Quang tích cực hợp tác với CQĐT, vợ chồng bị cáo Nguyễn Thị Thanh Sơn và Đoàn Hồng Dũng thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
Bản án dành cho "nữ quái" buôn ma tuý Cảm động vì bạn đến thăm mẹ người yêu nên Hồng đã đồng ý đi mua hộ ma tuý. Ngày 26/10, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Đào Thị Hồng (SN 1987), trú tại xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Tại phiên tòa, Hồng...