Vụ án từng bị tòa cấp cao hủy 2 bản án: Luật sư chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý
Tại tòa, luật sư của bị cáo Quyền chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý trong vụ án và cho rằng cáo trạng của VKS truy tố là không có căn cứ.
TAND huyện Văn Giang ( Hưng Yên ) tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử bị cáo Đào Tất Quyền (SN 1960, ngụ xã Tân Tiến, huyện Văn Giang) về tội “Cố ý gây thương tích”.
Theo hồ sơ vụ án, các cơ quan tố tụng sơ thẩm và phúc thẩm lần 1 có nhiều vi phạm tố tụng trong việc xác định tỷ lệ thương tích của bị hại, khiến Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội hủy cả 2 bản án.
Đặc biệt, ông Quyền đã thụ án từ ngày 13/9/2018, đến ngày 22/7/2019 thì được tạm hoãn chấp hành án về nhà, để chờ đợi phán quyết cuối cùng khi vụ án điều tra lại.
Tại phiên tòa ngày 7/10, sau 1 ngày diễn ra phần xét hỏi, đại diện VKSND huyện Văn Giang đưa ra quan điểm luận tội cho rằng, việc có 2 kết quả chẩn đoán khác nhau là do sự sơ suất của bác sĩ và Sở Y tế Hưng Yên cũng chỉ đạo xử lý trách nhiệm đối với việc này.
Bị cáo Đào Tất Quyền tại phiên tòa ngày 7/10.
Theo vị đại diện VKS, dù bị cáo không thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội nhưng qua tài liệu, chứng cứ mà cơ quan chức năng thu thập được đủ cơ sở kết luận bị cáo dùng chuôi dao gây ra thương tích 13% cho bà Nguyễn Thị Tuyết.
“Dù bị cáo không thành khẩn khai báo nhưng có đủ cơ sở kết luận bị cáo dùng chuôi dao gây ra thương tích 13%” , vị đại diện VKS nói.
Qua đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên án bị cáo phạm tội “Cố ý gây thương tích” với mức hình phạt từ 2 năm 3 tháng đến 2 năm 6 tháng tù.
Chuyển sang phần tranh luận, HĐXX mời bị cáo Đào Tất Quyền đứng trước tòa tranh luận về phần luận tội mà đại diện VKS đưa ra. “ Bị hại mang dao đến phá tài sản của tôi và tôi chỉ chống đỡ lại việc đó, chứ không hề chủ động đánh bị hại” , bị cáo nói.
Do bị cáo Quyền có vấn đề về thính giác nên phiên tòa gặp nhiều khó khăn trong việc truyền tải thông tin. Sau phần tranh luận của bị cáo, HĐXX mời luật sư bào chữa cho bị cáo Quyền thực hiện phần tranh luận của mình.
Luật sư của bị cáo Quyền cho rằng, cáo trạng của VKS truy tố bị cáo Quyền là không có căn cứ bởi không nêu ra được những căn cứ trong quá trình điều tra vụ án.
“Điều tra vi phạm tố tụng khi điều tra viên không giải thích quyền và nghĩa vụ của người làm chứng nên họ không đọc lại lời khai mà ký vào các biên bản lời khai, khiến hôm nay VKS vẫn sử dụng những lời khai trước đây của nhân chứng.
Quá trình điều tra lại, điều tra viên không làm rõ được mâu thuẫn giữa các lời khai của nhân chứng, do đó lời khai này không có giá trị chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
Lời khai của bà Tuyết nêu bị cáo vụt một nhát từ trên xuống dưới, từ trước về sau, từ trái qua phải, như vậy nghĩa là thế nào, thương tích sẽ xảy ra ở đâu?” , vị luật sư nói và nhấn mạnh.
Đồng thời, vị luật sư này cho rằng, cần phải thực nghiệm hiện trường để xác định nguyên nhân gây ra thương tích cho bị hại, bởi liệu hành vi của bị cáo có thể gây ra thương tích hay không?
Hai người đứng đối diện, bị cáo là người thuận tay phải, khi giật được con dao theo lý thuyết thì phải cầm tay phải, và nếu đánh thì từ phải qua trái. Tuy nhiên, thương tích của bà Tuyết là bên trong chân trái, như vậy là không thuyết phục.
Hành vi của bị hại có lỗi khi không chỉ cầm dao cạy gạch mà còn cầm dao giằng co với bị cáo, xâm hại, gây kích động tinh thần cho bị cáo. Hơn thế, lúc giằng co, vợ bị cáo đứng ở giữa 2 người để can ngăn, không thể dùng dao mà đánh gãy chân. Tuy nhiên, VKS chưa đánh giá yếu tố này. Quá trình thực nghiệm hiện trường trước đó không có mặt kiểm sát viên là vi phạm tố tụng.
“Hành vi của bà Tuyết khiến bị cáo bức xúc và bị cáo không hề chuẩn bị hung khí, hung khí là do bị hại mang sang. Do đó, nếu có lỗi thì đó là vô ý”, vị luật sư nêu.
Luật sư tiếp tục kiến nghị HĐXX triệu tập điều tra viên và kiểm sát viên giai đoạn đầu, vì VKS hiện vẫn sử dụng những tài liệu giai đoạn này có nhiều mâu thuẫn để buộc tội bị cáo.
Đối với kết luận giám định, trong cùng một thời điểm mà bị hại có tới 2 phiếu điều trị nhưng khi đưa vào hồ sơ cơ quan CSĐT không làm rõ được tại sao lại có điểm này và chưa làm rõ được nguồn gốc một số phim chụp X quang của bị hại.
Luật sư dẫn lời của bác sĩ Dũng cho biết, không nhớ lần giám định của bà Tuyết và rất bất ngờ khi đưa ý kiến của mình và kết luận. Bản thân ông Dũng chỉ là giám định viên kiêm nhiệm, thực tế không có tên trong hội đồng giám định.
Đồng thời, cơ quan CSĐT dùng cả kết luận giám định lần đầu (đã bị tuyên hủy) đưa cho cơ quan giám định lại làm tài liệu, chưa khởi tố vụ án nhưng đã trưng cầu giám định.
Cuối cùng, luật sư khẳng định rằng tài liệu để khởi tố, truy tố bị cáo Quyền là không đúng quy định của pháp luật và đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không phạm tội.
Đối đáp lại phần tranh luận của luật sư bào chữa cho bị cáo Quyền, vị đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố và cho rằng, lời khai của 2 người làm chứng không như trước đây, những lời khai này đều được lấy ở UBND xã, ngày giờ khác nhau, không có việc mớm cung, đều được nghe đọc lại và ký tên, phù hợp với nhau.
Đồng thời, vị đại diện VKS không chấp nhận đề nghị khám nghiệm và thực nghiệm điều tra bởi bị cáo giằng được dao rồi mới gây thương tích nên không phải phòng vệ chính đáng. Còn nói về bản giám định pháp y, VKS cho rằng đã được giám định viên trình bày rõ, cho thấy đảm bảo đúng quy định.
Trước khi kết thúc phiên xét xử ngày 7/10, HĐXX thông báo thời gian nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào 14h30 ngày 12/10.
Trước đó, trong phiên tòa được mở ngày 6/10, HĐXX triệu tập thêm nhiều người liên quan, trong đó có điều tra viên thuộc Công an huyện Văn Giang, giám định viên thuộc Viện Pháp y Quốc gia.
Ngoài những người có mặt, một số có đơn xin vắng mặt, gồm đại diện Bệnh viện Đa khoa Phố Nối (nơi khám, cung cấp các tài liệu phục vụ giám định thương tích lần đầu của bị hại), kiểm sát viên và điều tra viên của giai đoạn sơ thẩm lần 1.
Theo cáo trạng, ngày 5/10/2017, ông Quyền thuê người làm sân, xây tường nhưng bà Nguyễn Thị Tuyết (hàng xóm) cho rằng ông Quyền lấn sang đất nhà mình nên cầm dao quắm cạy khoảng 3-4 viên gạch ở bức tường vừa xây.
Lúc này, ông Quyền chạy tới ngăn bà Tuyết thì hai bên xảy ra giằng co và ông Quyền giật được con dao, dùng 2 tay cầm chuôi dao vụt mạnh trúng cẳng chân trái bà Tuyết. Bà Tuyết được gia đình đưa về nhà rồi đi bệnh viện khám, điều trị.
10 ngày sau, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Hưng Yên kết luận bà Tuyết bị “gãy kín 1/3 dưới xương chày cẳng chân trái, đã cố định bằng nẹp bột, can xương chưa vững”, tỉ lệ thương tật 13%.
Sau đó, tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, TAND huyện Văn Giang đưa ông Quyền ra xét xử và tuyên phạt bị cáo 2 năm 3 tháng tù. Không đồng tình với phán quyết của tòa, bị cáo kháng cáo kêu oan nhưng tại phiên tòa phúc thẩm, TAND tỉnh Hưng Yên vẫn quyết định tuyên y án.
Cuối năm 2019, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội xử giám đốc thẩm, tuyên hủy cả 2 bản án vì nhiều tài liệu phục vụ việc giám định thương tích có sai sót, vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Đến tháng 3/2020, Công an huyện Văn Giang trưng cầu giám định lại tại Viện Pháp y Quốc gia, vẫn xác định tỉ lệ thương tích của bà Tuyết là 13%. Đây là lý do cơ quan tố tụng huyện tiếp tục truy tố ông Quyền.
Vụ tòa xử không bị cáo, bị hại: Chánh án trần tình
Chánh án TAND huyện Khoái Châu, Hưng Yên, cho rằng nguyên nhân dẫn đến những vi phạm tố tụng trong vụ án "tòa xử không bị cáo, bị hại" là xuất phát từ... nhận thức chưa đầy đủ.
Như PLO đã đưa tin, mới đây, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội quyết định hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của TAND huyện Khoái Châu (Hưng Yên) vụ làm nhục người khác do có vi phạm về trình tự, thủ tục tố tụng.
Theo đó, suốt quá trình điều tra, truy tố và xét xử, các cơ quan tố tụng huyện Khoái Châu không thể triệu tập, áp giải, cũng không có bất cứ biên bản nào thể hiện lời khai, nhưng vẫn tiến hành xét xử và tuyên án đối với bị cáo.
Cùng với việc hủy án, quyết định giám định đốc thẩm cũng chuyển hồ sơ vụ án cho VKSND Cấp cao tại Hà Nội để điều tra lại theo thủ tục chung.
Bà Trần Thị Thanh Hương, người bị tuyên án dù vắng mặt tại phiên tòa. Ảnh: UYÊN TRANG
Trao đổi với PV về vụ việc trên, ông Phạm Thế Phương, Chánh án TAND huyện Khoái Châu, thừa nhận bản án sơ thẩm của tòa án này có những vi phạm tố tụng như quyết định giám đốc thẩm đã nêu. Tuy vậy, ông Phương cho hay những vi phạm trên xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau.
Theo đó, quá trình điều tra, truy tố, bị can không hợp tác với cơ quan điều tra, dù đã triệu tập để lấy lời khai nhưng cũng không được. Đến khi tòa thụ lý, tòa có gọi bị can lên để thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nhưng cũng không lên, khi cán bộ tòa trực tiếp về còn bị dùng những từ ngữ khó nghe.
Đến giai đoạn đưa vụ án ra xét xử, TAND huyện Khoái Châu tiếp tục cho cán bộ về giao quyết định nhưng bị cáo cũng không nhận, dẫn tới phải niêm yết công khai. Tiếp đó, sau khi hoãn hai lần, đến lần thứ ba tòa mới quyết định xét xử dù bị cáo không có mặt.
Chánh án TAND huyện Khoái Châu cho rằng CQĐT chưa thực hiện điều tra đầy đủ các biện pháp cần thiết đối với bị can, còn VKS lẽ ra phải thực hiện phúc cung...
Trả lời câu hỏi hồ sơ vụ án không có lời khai của bị cáo, bị cáo lại không có mặt trong phiên xử, vậy tòa căn cứ vào đâu để kết tội bị cáo, ông Phương nói thông thường để xử lý một vụ án thì không nhất tiết phải căn cứ vào lời khai của bị cáo mà còn có các chứng cứ khác.
Cụ thể trong vụ án này, chứng cứ để kết tội đối với bị cáo rất rõ, toàn bộ hành vi đã được hệ thống camera ghi lại. Hơn thế, sự việc xảy ra vào ban ngày, có rất nhiều người chứng kiến.
Chánh án TAND huyện Khoái Châu nhấn mạnh nguyên nhân dẫn tới những vi phạm tố tụng như đã nêu xuất phát từ việc nhận thức có thể chưa đầy đủ, chứ không có yếu tố oan. Lẽ ra, các cơ quan tố tụng nên kiên quyết hơn trong việc thực hiện áp giải bị can, bị cáo.
Án mạng sau tiệc ma túy Nguyễn Hữu Thực, nhân viên quán bar ở phố Mã Mây, bị phạt tù chung thân do đâm thực khách 20 nhát trong lúc đi chơi riêng. Sáng 28/9, xác định bị hại có một phần lỗi, TAND Hà Nội tuyên mức án trên với Thực, 21 tuổi, về tội Giết người. Cáo trạng xác định, trong thời gian làm phục vụ tại...