Những điểm ‘giải nhiệt’ thú vị ở huyện vùng cao Tương Dương
Mới đầu Hè nhưng trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An đã xuất hiện những ngày nắng nóng, khiến nhu cầu ‘ giải nhiệt’ tăng theo.
Trong đó, huyện Tương Dương từ lâu được biết đến là địa phương có nhiều khe, suối được du khách ưu thích.
Nằm cạnh Quốc lộ 7, cách rừng săng lẻ Tương Dương khoảng chừng 2km, khe Cớ đang thu hút hàng trăm đợt khách mỗi ngày trong những ngày Hè nhờ vẻ đẹp và sự hoang sơ nơi đây. Ảnh: Đình Tuân
Đến khe Cớ, du khách sẽ được ngâm mình trong dòng nước trong xanh hiền hòa. Ảnh: Đình Tuân
Video đang HOT
Điểm du lịch Văng Phột, thuộc địa bàn bản Xoóng Con, xã Lưu Kiền, nằm cách trung tâm huyện Tương Dương chỉ chừng 18km về hướng Tây. Từ trung tâm xã vào chỉ độ 4km, trước mắt du khách sẽ hiện ra một khu rừng rộng, mát dịu bởi được bao bọc màu xanh của một hệ thực vật đa dạng với dòng suối uốn lượn quanh co. Đến đây, du khách sẽ có được những phút giây thư giãn trong những ngày Hè oi bức. Ảnh: Đình Tuân
Nếu bạn là người yêu thiên nhiên, yêu vẻ hoang sơ thì thác Xói Voi (còn có tên gọi khác là thác Nha Vang), ở xã biên giới Nhôn Mai, là điểm dừng chân không thể bỏ qua khi đến với Tương Dương. Ảnh: Đình Tuân
Vẻ đẹp nguyên sơ của thác Khe Vạt, ở xã Yên Tĩnh. Ảnh: Đình Tuân
Từ trung tâm huyện Tương Dương xuôi về theo Quốc lộ 7A xuống xã Tam Thái khoảng 10 km, rồi rẽ vào đường lên biên giới xã Tam Hợp khoảng gần 4-5 km là đến khu vực tắm của khe Chà Lạp thuộc địa phận bản Đoọc Búa, xã Tam Thái. Khe Chà Lạp bắt nguồn từ biên giới nước bạn Lào, chảy vào xã Tam Hợp, qua bản Đoọc Búa, xã Tam Thái rồi đổ ra sông Cả. Trong những ngày nắng nóng, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, có xu hướng tìm về với thiên nhiên. Ảnh: Đình Tuân
Đến với những điểm du lịch này du khách không chỉ được ngâm mình trong dòng nước trong xanh mát lành, mà còn được thưởng thức những món ăn đậm chất vùng cao do người dân bản địa chế biến. Đặc biệt, có nhiều điểm check-in khá lãng mạn để du khách lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Ảnh: Đình Tuân
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
BHG - Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn Lĩnh, nơi đây khí hậu mát mẻ, kiến trúc làng bản còn giữ nguyên nét truyền thống với nhiều phong tục, tập quán đặc sắc.
Đặc biệt khi tới đây vào mùa lúa, du khách sẽ cảm nhận được trọn vẹn nhịp sống thanh bình của vùng cao.
Xà Phìn cùng với 3 thôn khác là Mào Phìn, Nặm Tẹ, Nà Màu đều nằm dưới dải núi hùng vĩ cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển. Các bản nhỏ này quanh năm sương mù bao phủ, nhất là vào buổi sáng và chiều tối, không khí luôn mát mẻ, thoáng đãng. Địa hình có độ dốc cao đã tạo tác cho Xà Phìn những thửa ruộng bậc thang trải dài ngút tầm mắt.
Từ bao đời nay, lúa và những thửa ruộng bậc thang có vai trò quan trọng trong cuộc sống và văn hóa của đồng bào nơi đây. Cây lúa nuôi bao thế hệ người Dao khôn lớn, làm bạn với họ trong những đêm trăng hẹn hò và xuất hiện trong các nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng cộng đồng. Không chỉ là cây lương thực mà cây lúa đã góp phần tạo nên nét mềm mại, giản dị mà phóng khoáng của con người nơi đây.
Du khách tham quan, trải nghiệm tại thôn Xà Phìn.
Mùa lúa ở Xà Phìn thường muộn hơn các vùng khác. Cấy vào giữa tháng 6, đầu tháng 7 và cho thu hoạch vào trung tuần tháng 10. Nếu du khách chưa có dịp đến Hoàng Su Phì danh thắng ngắm mùa lúa chín thì có thể đến với Xà Phìn, cách trung tâm thành phố Hà Giang chỉ khoảng 25 cây số. Diện tích rộng, độ dốc lớn lại nằm trên độ cao hơn 1.000 m, không khí thoáng đãng khiến những thửa ruộng bậc thang ở Xà Phìn đẹp không kém những nơi khác. Đến với Xà Phìn mùa lúa xanh, ngắm vẻ đẹp của cây lúa trên những thửa ruộng bậc thang xanh ngút ngàn để đắm say với thiên nhiên hùng vĩ và thấu hiểu sự kiên cường, sáng tạo của con người trong lao động sản xuất.
Thôn Xà Phìn có hơn 50 hộ người Dao sinh sống, kiến trúc chủ yếu là nhà sàn mái cọ, nhà được cất trên những gò đất thấp, trong các thung lũng gần ruộng nước. Đồng bào ở đây cho biết do độ ẩm cao, mát mẻ quanh năm, mỗi tháng có đến trên dưới 20 ngày mưa nên tạo điều kiện rất thuận lợi để rêu tồn tại và sinh sôi. Khoảng 5 năm thì mái nhà sẽ có rêu, thông thường rêu mọc nhiều từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm sau, cứ sau 15 ngày thì lụi rồi lại mọc lớp mới xanh tốt. Qua thời gian, những ngôi nhà sàn của người Dao lại mang vẻ đẹp cũ kỹ, mái phủ rêu phong tạo cảm giác yên bình, thư thái của một bản làng miền núi.
Ông Đặng Văn Háu, Trưởng thôn Xà Phìn chia sẻ: "Nhà mái rêu phù hợp với thời tiết nơi đây, trước đây nhiều gia đình lợp mái nhà bằng tôn, nhưng nhiều năm trở lại đây họ quay lại lợp mái cọ, vừa phù hợp với thời tiết, vừa gìn giữ bản sắc. Những năm qua, người dân địa phương đã biết tận dụng lợi thế cảnh quan thiên nhiên cùng những tiềm năng sẵn có để phát triển du lịch. Đã có nhiều lượt du khách đến tham quan và trải nghiệm. Từ đó, đời sống của nhân nhân được nâng lên rõ rệt".
Người Dao đến định canh, dựng nhà lập thành bản Xà Phìn ở lưng chừng núi cao đã nhiều đời nay. Sống ở đỉnh núi cao quanh năm mây mù bao phủ, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng người Dao ở Xà Phìn luôn chịu thương chịu khó, biết làm ruộng bậc thang, mỗi năm cấy một vụ lúa có thóc ăn quanh năm, biết nuôi cá Hồi để bắt kịp nhu cầu thị trường, biết trồng Thảo quả dưới tán rừng để thoát nghèo và đặc biệt biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng chè Shan tuyết phát triển kinh tế.
Là thôn hội tụ đầy đủ các yếu tố thu hút khách du lịch và phát triển kinh tế, thôn Xà Phìn đang tích cực trong định hướng xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng, từng bước đưa du lịch trở thành thế mạnh phát triển.
Dòng "Nho Quế" ở vùng cao Đà Bắc Sau hàng chục năm "ẩn mình" giữa mênh mang của núi rừng, nay dòng "Nho Quế" của vùng cao Đà Bắc đã lộ diện với vẻ đẹp mềm mại, kỳ vỹ khi một con đường mới mang ý nghĩa lịch sử được mở... Một phiên bản của sông Nho Quế ở vùng cao Đà Bắc. Dòng sông Nho Quế xanh biếc chảy giữa...