Những điểm đến tại Nha Trang khiến dân phượt thích mê
Cùng du lịch Nha Trang và khám phá những điểm đến khiến dân phượt thích mê.
1. Mũi cực Đông
Mũi Đôi – Hòn Đầu, hay thường gọi là Mũi cực Đông, nằm ở bán đảo Hòn Gốm, thuộc địa phận huyện Vạn Ninh, cách Nha Trang khoảng 80km. Từ trung tâm thành phố, dân phượt có thể đi xe máy hoặc đi thuyền từ làng chài Đầm Môn.
Chinh phục Mũi cực Đông là một hành trình gian nan nhưng nhiều điều thú vị. Đường dài, dốc cao, những cồn cát bỏng rát và ghềnh đá dọc biển là tất cả những thách thức bạn phải vượt qua để có thể đặt chân đến nơi đây. Chặng đường không ít vất vả, nhưng khung cảnh biển trời ấn tượng dần xuất hiện trước mắt sẽ khiến bạn hài lòng.
Chinh phục Mũi Cực Đông: Mũi Đôi – Hòn Đầu. Ảnh: ST
Hiện tại Mũi Đôi là điểm đến số một của giới trẻ thích khám phá tại Nha Trang. Tới đây, các bạn có thể dựng lều, vui chơi trên bãi cát trắng ngần, tắm biển hay lặn ngắm san hô. Buổi tối thích hợp để đốt lửa, ăn hải sản, đàn hát trò chuyện cùng nhau. Tờ mờ sáng là thời khắc đáng mong chờ nhất, bạn có thể ưỡn mình kiêu hãnh đón ánh nắng đầu tiên của đất nước Việt Nam.
2. Đỉnh Hòn Bà
Cách thành phố Nha Trang khoảng 2 giờ đi ôtô, đỉnh Hòn Bà phủ sương và se lạnh được người dân địa phương yêu mến gọi là “Đà Lạt giữa lòng phố biển”. Đường lên đỉnh núi cao khoảng 1.600m so với mực nước biển này khá dốc và quanh co, cộng với cái lạnh thấm vào da thịt là một thử thách khiến dân phượt vô cùng thích thú.
Đỉnh Hòn Bà. Ảnh: ST
Hòn Bà có không khí trong lành, cảnh vật hoang sơ kỳ vĩ. Dân phượt đến với Hòn Bà để tận hưởng cảm giác hòa mình với mây trời, ngắm mặt trời mọc từ chân trời xa tít. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên với hệ động thực vật phong phú đa dạng.
Dân phượt đã lên tới đỉnh Hòn Bà đều mang theo lều chõng để cắm trại đêm, đốt lửa trong cái se lạnh của đỉnh núi và ngắm mặt trời mọc buổi sớm mai.
Ảnh: ST
Vài lưu ý nhỏ dành cho bạn: Đoạn đường leo dốc cả đi và về dài gân 80km nên bạn nhớ đổ xăng đầy bình, và mang theo đồ ấm vì buổi đêm ở đỉnh núi nhiệt độ có thể xuống thấp tới 10 độ C.
3. Hồ Đá Bàn
Hồ Đá Bàn là hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa. Từ thị trấn Ninh Hòa, dân phượt sẽ phải mất một đoạn đường hơn 20km mới tới được hồ này. Hồ có hình dáng như một chiếc lá với lượng nước trong xanh, bao quanh là dãy rừng nguyên sinh phòng hộ.
Hồ Đá Bàn – hồ chứa nước lớn nhất của tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: ST
Video đang HOT
Điểm khiến dân phượt yêu thích ở đây là khung cảnh hoang sơ, trong lành; bãi đá cuội đan xen cát trắng, những tảng đá to bằng phẳng như mặt bàn. Đặc biệt trong hồ có rất nhiều loại cá: cá chép, cá loc, cá chình, cá mè, cá trắm đen… có con nặng tới 1-2kg. Ngồi trên tảng đá, câu và nướng cá tại chỗ là thú vui làm dân phượt thích mê. Nhiều nhóm bạn trẻ chuyên đi phượt còn chuẩn bị cả nồi để nấu món canh cá lòng tong với lá giang, thêm gia vị và vài lát ớt xiêm là có ngay một món ăn hảo hạng.
Bên cạnh câu cá trên hồ, bạn có thể tiến vào khu rừng nguyên sinh và thử kỹ năng săn bắt của mình. Sẽ có những người dân địa phương sẵn sàng chia sẻ bạn bí quyết bắt Cheo (một loại thú rừng to bằng con thỏ) hoặc Kỳ tôm và cách chế biến hai món thịt rừng thơm ngon này.
4. Suối Đổ
Suối Đổ thuộc địa bàn xã Diên Toàn, huyện Diên Khánh, cách Nha Trang khoảng hơn 10km về phía Nam. Phong cảnh nơi đây cuốn hút với suối reo, thác đổ và núi rừng xanh tươi. Để tới được Suối Đổ, bạn sẽ phải leo bộ hơn 200m với những bậc thang được dựng bằng đá. Tại đây còn có hai ngôi chùa là Quan Âm Sơn tự và Phổ Đà Sơn tự.
Suối Đổ đẹp nên thơ. Ảnh: ST
Dưới góc ảnh của nhiều dân phượt yêu nhiếp ảnh, Suối Đổ đẹp nên thơ với dòng nước trắng xóa, khung cảnh mờ sương. Nhiều bạn trẻ tới đây thích ngâm mình trong dòng suối mát, rồi ăn mít, xoài, mãng cầu… hái trộm từ vườn của người dân xung quanh và ghé chùa… cầu duyên và ăn cơm chay. Lưu ý, vào mùa nước lớn bạn chỉ nên ngắm cảnh và lễ chùa thôi, tắm suối sẽ rất nguy hiểm.
Khung cảnh mờ sương cùng dòng nước trắng xóa… Ảnh: ST
5. Suối Ba Hồ
Suối Ba Hồ thuộc địa phận huyện Ninh Hòa, cách Nha Trang gần 25km. Từ trung tâm thành phố, chạy xe máy dọc theo quốc lộ 1A ra hướng bắc chừng 20km, rẽ trái ngay dưới chân đèo Rọ Tượng thêm 3km nữa là đến suối Ba Hồ. Đoạn đường từ quốc lộ 1 vào tương đối xấu nên các bạn nhớ cẩn thận.
Suối Ba Hồ. Ảnh: ST
Theo các tài liệu địa lý, nơi đây có một dòng suối đổ xuống, có ba lần suối mở lòng ra ngay triền núi, tạo liên tiếp ba cái hồ với cảnh quan thiên nhiên mỗi hồ mỗi khác, nên người ta gọi là Ba Hồ. Đây là điểm đến phù hợp cho dân phượt yêu thích khám phá và thử thách bản thân; vì đã tới đây phải leo lên hồ cao nhất mới chứng kiến được hết nét hoang sơ hùng vĩ của thiên nhiên.
Đường lên Suối Ba Hồ. Ảnh: ST
Đường lên hồ đầu tiên rộng và dễ đi, nhưng càng lên cao đường càng ghồ ghề, nhiều đá tảng. Bạn phải chuẩn bị sẵn một đôi giày leo núi cực chất, nước uống và thức ăn nhẹ để lúc mệt thì dừng chân nghỉ dưới bóng cây, lắng nghe tiếng gió rừng và tiếng chim muông. Không nên đi suối vào mùa mưa vì đường trơn trượt, nguy hiểm.
Ba Hồ thích họp cho nhóm bạn cắm trại, tắm suối, câu cá và thưởng thức cảnh non xanh nước biếc.
Theo Zing
Nam Du - chuyến đi tuyệt vời nhưng còn nhiều nuối tiếc
Không chỉ Hòn Dầu mà cả quần đảo Nam Du chỗ nào nước biển cũng trong, nếu cạn thì nhìn thấy cả cá đang bơi nữa.
Từ khi xem những hình ảnh hoang sơ về vùng đất này hồi tháng 5, tôi cứ luôn nghĩ về nó và mong muốn được một lần tới tận nơi này.
Quyết tâm phải đi cho bằng được nơi này, mọi việc từ tuyển người đi, lên kế hoạch, đặt xe, vé tàu đều được chúng tôi gói gọi trong vòng 1 tuần.
Tối 23h thứ 6 ngày 27/6, đoàn gồm 10 người lên xe xuất phát từ Sài Gòn về Rạch Giá- Kiên Giang. Đa số những người bạn mới trong đoàn chưa gặp nhau bao giờ, những người bạn chỉ nói chuyện trên facebook bị chúng tôi "dụ dỗ" đi.
Đúng 6h cả đoàn đã có mặt tại bến xe tỉnh Kiên Giang, thuê xe ôm chở xuống bến tàu cao tốc cách đó khoảng 15km để ra Nam Du.
Tàu đi du lịch Nam Du một ngày chỉ chạy một chuyến duy nhất vào lúc 8h15, đặc biệt những ngày biển động thì tàu không chạy. Tàu đi Nam Du giá 440ngàn/1 người đi về 2 chiều, hành khách đi đông, hầu như không còn chỗ trống. Đi từ Rạch Giá ra Nam Du mất khoảng 3 tiếng, bạn nào say xe hoặc chưa quen đi tàu biển thì nên mua thuốc say tàu xe uống vào vì sóng biển khá lớn.
Sau 3 tiếng lênh đênh trên biển, cuối cùng cả đoàn cũng ra đến Hòn Lớn thuộc quần Đảo Nam Du. Hòn Lớn có rất nhiều cư dân sinh sống, đa phần là làm nghề đánh bắt cá. Bước chân lên đảo, tôi khá ấn tượng bởi vì rất ít người dân đi theo mời thuê xe máy hay thuê nhà nghỉ.
Dân trên Hòn Lớn chủ yếu làm nghề đánh bánh hải sản
Tôi đã đặt cơm trưa cho anh Bảy từ trước, lúc lên đảo được chị người nhà anh Bảy dẫn về nhà ăn luôn không cần mất công đi kiếm chỗ ăn. Sau khi vệ sinh, ăn uống xong, nghỉ ngơi đến 12h15 cả đoàn đi bộ ra bến tàu, chuẩn bị lên tàu đi tham quan các đảo nhỏ ở quần đảo Nam Du.
Tàu đưa cả nhóm ra các đảo nhỏ
Đáng tiếc là hôm chúng tôi đi biển động nhẹ, nên tàu không vào được nhiều đảo nhỏ, đành phải về thẳng Hòn Dầu nơi cả đoàn dự định sẽ cắm trại qua đêm.
Không chỉ Hòn Dầu mà cả quần đảo Nam Du chỗ nào nước biển cũng trong, nếu cạn thì nhìn thấy cả cá đang bơi nữa.
Biển ở Hòn Dầu nước trong có thể nhìn thấy cá
Khác với những lần đi biển trước lần này tôi được trải nghiệm nhiều thứ nào là chèo thúng, bắt nhum, đặc biệt thích nhất là màn câu cá. Cá ở Hòn Dầu rất nhiều đứng ngay trên bờ có thể câu được rồi, vứt câu xuống thấy nguyên đàn cá bu vô ăn mồi luôn. Cả nhóm câu hơn 10 con sau đó đi bắt nhum để tối nướng nhâm nhi.
Chuẩn bị đi bắt nhum
Bạn nào lo ra Nam Du không có gì ăn thì yên tâm nhé, chỉ cần siêng bỏ ra tầm 30 phút câu cá thôi thì chắc chắn bạn sẽ có bữa BBQ cá thịnh soạn. Đó là chưa kể nhum rất nhiều nữa, có thể làm một nồi cháo nhum ngon tuyệt ấy chứ.
Sau khi câu cá, chèo thúng, uống nước dừa xong xuôi cả đoàn được chở ra Hòn Ngang để ăn cơm chiều, cơm nước xong xuôi cả đoàn đi vòng quay Hòn Ngang để xem người dân sinh sống như thế nào. Hòn Ngang để lại ấn tượng xấu cho chúng tôi vì ở đây rất rất nhiều rác, không biết rác từ biển trôi và hay là người dân vứt ra, đi đâu cũng thấy rác, dân số trên đảo khá đông nên có cảm giác hơi chật chội.
Quang cảnh trước Hòn Ngang
Tầm 7h30 tối tàu qua đón cả nhóm về lại Hòn Dầu, trên đường về Hòn Dầu cả nhóm được đưa vào một tàu vừa đánh bắt về để mua hải sản. Lên tận tàu đánh cá mua ghẹ sống, con nào con đó to bằng bàn tay, lại được mua mực tươi và to với giá rẻ.
Cả nhóm phi lên tàu mua hải sản
Tàu đưa cả nhóm về lại Hòn Dầu đi trong đêm, cảm giác đi giữa biển xung quanh tối mù thật là lạ, tôi thấy khâm phục những người ngư dân ở đây đánh bắt hải sản cả tháng trời, lênh đênh trên biển.
Về tới Hòn Dầu cả nhóm bắt đầu nhóm lửa trại, làm món ghẹ hấp bia, mực, sò, cá câu được làm món nướng, phải công nhận bữa tiệc hải sản vô cùng thịnh soạn mà còn rẻ nữa.
Nhóm lửa trại làm tiệc BBQ
Sau khi ăn uống no say cả nhóm bắt đầu dựng lều chuẩn bị đi ngủ, chúng tôi ngồi lại buôn chuyện với anh Bảy. Hy vọng lần sau quay trở lại nơi này vẫn còn hoang sơ chưa khai thác và chưa có bàn tay con người can thiệp vào.
Buổi sáng hôm sau thời tiết không được tốt lắm, mây che hết mặt trời, làm cả nhóm tiếc đứt ruột vì không ngắm được bình minh trên biển. 8h sáng mỗi người một tô mì gói hải sản, uống nước dừa sau đó lên tàu về Hòn Lớn chuẩn bị leo lên hải đăng.
Uống nước dừa trước khi chia tay Hòn Dầu
Lúc rời Hòn Dầu để lên thuyền tôi cảm giác lưu luyến nơi này, đặc biệt với 2 người bạn nhỏ mới quen tại đây. Tuy mới gặp nhưng rất thân thiện, nhiệt tình, 2 bạn nhỏ đã chỉ cho cả nhóm từ việc câu cá, bắt nhum, chèo thúng.
Tàu đưa cả nhóm về đảo lớn lúc 9h30, tàu cao tốc chạy từ Hòn Lớn vào Rạch Giá xuất phát lúc 12h, cả nhóm chỉ leo tới núi Ân Tình rồi đi về lại để kịp giờ tàu chạy.
Đảo Lớn nhìn từ trên cao
Trên núi Ân Tình
Chia tay Nam Du, chia tay anh Bảy, chia tay với những người bạn nhỏ, để lại trong tôi nhiều điều luyến tiếc vẫn chưa làm được. Vậy là tôi có lý do để quay trở lại, hẹn một ngày gần nhất sẽ về thăm những hòn đảo hoang sơ tuyệt vời này.
Theo 24h
Đảo Hòn Dáu - dấu tích lịch sử oai hùng Hòn Dáu là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng một km, có không khí trong lành và những điểm tham quan ý nghĩa. Người Hải Phòng hay gọi đảo Hòn Dáu là đảo đèn, bởi nơi đây có trạm đèn biển kỳ vĩ, gắn bó cùng thăng trầm lịch sử. Đèn biển Hòn...