Những điểm đến lý tưởng ở Vũng Tàu
Bên cạnh những bãi biển đẹp thơ mộng còn có cả rừng nguyên sinh nên Vũng Tàu là nơi lý tưởng cho bạn cùng gia đình khám phá dịp nghỉ lễ.
Những bãi biển hoang sơ, thơ mộng
Đến đây bạn được thỏa sức ngâm mình trong làn nước mát rượi, tung tăng chơi đùa với từng cơn sóng biển rì rào; được nghe biển hát qua những cơn sóng vỗ hòa với dàn hợp xướng của những chú chim non trên những rừng phi lao. Buổi trưa nép mình dưới tán cây xanh, thả hồn theo những tiếng sóng, tiếng lá cây xào xạc, cho bạn quên đi những tháng ngày oi bức chốn thị thành.
Vẫn còn nhiều nét hoang sơ, ba mặt là vách đá cheo leo, hùng vĩ. Để đến bãi Vọng Nguyệt bạn phải vượt qua những con dốc thoai thoải, lần theo những lối mòn dưới những tán cây xanh rì. Căng mình hít thở bầu không khí trong lành và đón nhận những cơn gió mát lạ thổi lồng lộng là những gì bạn nhận được khi dừng chân nơi đây. Bãi luôn là địa điểm yêu thích của những dân phượt thích khám phá hay cho những ai thích thưởng ngoạn trong không gian yên tĩnh, thanh bình và mát mẻ.
Bãi Đồi Nhái
Khác với những bãi biển khác ở Vũng Tàu luôn nhộn nhịp và đông đúc, Đồi Nhái khá yên tĩnh, vắng lặng. Nơi đây chỉ được khám phá bởi cư dân phượt và người dân địa phương. Cắm trại qua đêm để ngắm bầu trời biển về đêm hay lững thững tản bộ ngắm ánh bình minh, chào đón ngày mới bằng những tiếng hót líu lo của những chú chim là những điều thú vị khi bạn ghé thăm nơi này.
Rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu
Khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn ở Nam Bộ, khu rừng nằm dọc ven biển xen kẽ với những quả đồi thoai thoải dốc bao trùm bởi những hàng cây xanh mướt. Vào khu rừng già du khách sẽ cảm nhận được những cái mát lạnh dịu nhẹ đủ làm ta mê man để quên đi cái nóng mùa hè oi ả.
Đôi khi bắt gặp những dòng suối hiền hòa, róc rách chảy êm đềm ra biển khơi tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng. Vươn mắt lên những tán cây rừng du khách sẽ bắt gặp vô số những loài hoa đẹp lạ và quý hiếm. Đến Bình Châu-Phước Bửu bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên hoang sơ và kỳ vĩ.
Video đang HOT
Di tích nổi tiếng
Tượng chúa Kitô
Được xây dựng vào năm 1974 sau 19 năm mới được hoàn thiện, tượng Chúa Kito quay mặt về hướng Nam, nhìn ra biển, nét mặt hiện lên vẻ bao dung, nhân từ. Nằm trên đỉnh núi Tao Phùng với độ cao hơn 200 m, du khách có thể đón những cơn gió mát từ biển thổi vào và ngắm nhìn toàn cảnh Vũng Tàu khi vượt qua 133 bậc cầu thang xoắn ốc nằm trong lòng bức tượng.
Miếu Hòn Bà
Đảo Hòn Bà nằm trong một hòn đảo chơ vơ giữa biển xanh bao la, quanh năm sóng, tại đây có ngôi miếu nhỏ cùng tên. Đến đây, du khách sẽ được trầm mình trong những không gian thanh tịnh nghi ngút khói hương hay thưởng ngoạn những cảnh sắc thơ mộng, hoang sơ quanh đảo. Nước biển trong vắt, mát lạnh, phản chiếu xa xa là những phiến đá đủ màu sắc, hình dạng. Sự kết hợp giữa đá và biển tạo nên nét đặc trưng của đảo Hòn Bà. Đặc biệt vào những lúc bình minh hay hoàng hôn, hòn đảo lại càng rực rỡ do những ánh nắng nhẹ phản chiếu, lung linh mờ ảo.
Thích ca Phật Đài
Là một ngôi chùa lớn nằm trên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu, vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp rất khéo léo giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Đáng chú ý ở ngôi chùa này là ngọn tháp Bát Giác cao 19 m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây trên lưng chừng núi du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được.
Thích Ca Phật Đài là nơi tịch liêu, đượm vẻ huyền diệu của chốn thiên thai, đồng thời là thắng tích nổi tiếng nhất trong những thắng tích nổi tiếng của thắng cảnh Vũng Tàu. Hàng năm, Thích Ca Phật Đài đón chào hàng chục nghìn người từ khắp nơi hành hương vãn cảnh.
Thưởng thức các món ăn đặc sản
Nguồn hải sản phong phú đã làm nên những món ăn đặc sản đa dạng về chủng loại ở Vũng Tàu. Bên cạnh các món ăn truyền thống đặc trưng mang hương vị vùng miền như bánh khọt Vũng Tàu, bánh xèo Long Hải, mắm bằm Long Điền, bánh hỏi An Nhứt…, là những món ăn được chế biến từ hải sản tươi, sống được đánh bắt từ vùng biển Vũng Tàu hiền hòa.
Được thưởng thức các món ngon đặc sản trong khung cảnh hữu tình bên bờ biển, ngắm nhìn hoàng hôn đang dần xuống là một trải nghiệm không thể nào quên. Một chuyến du ngoạn đến Vũng Tàu sẽ mang đến cho du khách những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn thực sự.
Theo BĐT Gia Đình VN
7 dinh thự của vua Bảo Đại dọc miền đất nước
Ngoài ba dinh thự nổi tiếng ở Đà Lạt, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn còn có nhiều dinh đẹp và xa hoa ở Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang và Đắk Lắk.
Biệt thự Bảo Đại - Đồ Sơn, Hải Phòng
Toàn quyền Đông Dương cho xây dựng biệt thự này từ năm 1928, với hình bát giác theo kiến trúc Pháp, sau đó tặng vua Bảo Đại. Biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủ của vua, hoàng hậu, các hoàng tử và công chúa. Đến đây, bước chân lên đỉnh đồi Vung, du khách có thể ngắm toàn cảnh Đồ Sơn từ độ cao gần 40 m so với mặt nước biển. Hiện tại Biệt thự Bảo Đại do Công ty du lịch Đồ Sơn khai thác, có các dịch vụ tham quan lưu trú.
Ảnh: Báo Hải Phòng.
Dinh I - Đà Lạt, Lâm Đồng
Nằm trên đường Trần Quang Diệu cách trung tâm Đà Lạt 4 km về hướng đông nam, Dinh I nằm trên một ngọn đồi cảnh đẹp và thơ mộng, ở độ cao 1.550 m. Công trình được xây dựng ở giữa rừng thông, trên một chỏm đồi nhìn xuống thung lũng là nơi săn bắn xưa kia của Bảo Đại. Hiện nay Dinh I có cho khách vào tham quan, vé là 30.000 đồng.
Ảnh: Khánh Hương.
Dinh II - Đà Lạt, Lâm Đồng
Dinh được xây dựng từ năm 1933 đến năm 1937, có diện tích tự nhiên rộng khoảng 26 ha, trong đó khu dinh thự 10 ha và khu vực cảnh quan quy hoạch 16 ha, nằm trên đỉnh đồi cao, quanh năm bát ngát thông xanh và xen giữa những thảm cỏ. Đây là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí sang trọng. Hiện nay, dinh II được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, có cho khách đặt lưu trú với giá 500.000 - 700.000 đồng một phòng.
Ảnh: mytour.
Dinh III - Đà Lạt, Lâm Đồng
Tọa lạc trên ngọn đồi này độ cao 1.539 m ở đường Triệu Việt Vương, Dinh III là dinh thự đẹp và trang nhã nằm giữa một rừng thông, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân. Đây là dinh mà vua Bảo Đại thường cùng gia đình lên Đà Lạt nghỉ mát và ở lại mỗi dịp hè. Hiện nay, Dinh III vẫn giữ được gần như nguyên trạng ban đầu với các phòng tiếp khách, hội họp, phòng ngủ... của vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương và các con. Giá vé tham quan Dinh III là 15.000 đồng.
Ảnh: Tiến Hùng.
Bạch Dinh - Vũng Tàu, Bà Rịa Vũng Tàu
Bạch Dinh nằm ở đường Trần Phú, phía nam núi Lớn, có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ. Năm 1934, Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày các chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau - Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu... Giá vé tham quan Bạch Dinh là 5.000 đồng.
Ảnh: Nguyễn Sỹ Đức
Biệt thự Cầu Đá - Nha Trang, Khánh Hòa
Đây là một cụm 5 toà biệt thự mang phong cách kiến trúc thời Pháp, toạ lạc trên đỉnh núi Cảnh Long, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang. Toà nhà được xây dựng năm 1923, làm nơi ăn ở cho các nhà hải dương học. Từ năm 1940 đến năm 1945, Hoàng đế Bảo ại và Hoàng hậu Nam Phương thường đến nghỉ tại biệt thự nên cái tên Lầu Bảo Đại có từ đó. Hiện nay khu Biệt thự Cầu Đá hay Lầu Bảo Đại chính thức có tên là Khu Du lịch Bảo Đại. Mỗi biệt thự được đặt một cái tên gắn với cây trồng xung quanh, như: Xương Rồng, Hoa Sứ, Hoa Giấy, Phượng Vỹ và Cây Bàng.
Ảnh: Tiến Hùng.
Biệt điện Bảo Đại - Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Tại số 4 đường Nguyễn Du, TP Buôn Ma Thuột, khu nhà trước đây vốn là một nhà sàn làm nơi ở của Sabatier, Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Sau đó khu nhà được xây dựng lại cho vua Bảo Đại sử dụng. Khuôn viên di tích rộng gần 7 ha, có nhiều cây cổ thụ hơn 100 tuổi. Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc. Hiện tại biệt điện là một phần của Bảo tàng Đắk Lắk, giá vé vào tham quan bảo tàng là 20.000 đồng.
Ảnh: BaotangDakLak.
Theo ngôi sao
Côn Đảo hoang sơ trong mắt cô gái Sài Gòn Trong vòng 3 ngày, Myl Trương đã dành thời gian thăm thú hầu hết cảnh đẹp thiên nhiên Côn Đảo, đặc biệt là trải nghiệm xem rùa đẻ trứng lúc nửa đêm. Myl Trương thực hiện chuyến đi Côn Đảo hồi tháng 8. Cô cho biết có hai cách để đến đây là đi tàu hoặc máy bay. Nếu đi tàu, thời gian...