Những điểm đến huyền thoại của dân chơi game xứ Hà Thành trước đây
Vì nhiều lý do khác nhau, các địa điểm này giờ chỉ còn là những ký ức đẹp trong lòng mọi người mà thôi.
Có thể với cộng đồng game thủ eSports Hà Nội ngày nay, những cái tên như Tam Giác Bách Khoa, Nét Chùa, Net Việt… sẽ vô cùng xa lạ. Thế nhưng, ở thời kỳ đầu, khi game PC cũng như game PS mới xuất hiện tại Việt Nam, đó chính là những điểm đến nổi tiếng, nơi quy tụ hàng loạt các anh tài ở tất cả các thể loại game như Đế Chế, StarCraft, WarCraft, PES…
Vì nhiều lý do khác nhau, các tụ điểm huyền thoại này đã bị dẹp bỏ và dần dần rơi vào quên lãng. Thế nhưng, trong ký ức của những game thủ đời đầu, Tam Giác Bách Khoa, Nét Chùa hay Net Việt sẽ vẫn mãi là kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua một số thông tin về chúng nhé!
Tam Giác Bách Khoa
Vào những năm 2001-2005, khi được hỏi đâu là tụ điểm lớn nhất của dân chơi game Hà Thành thì chắc chắn câu trả lời sẽ là Khu Tam Giác Bách Khoa. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi tụ điểm game này được xây dựng trên một mảnh đất hình tam giác, bên cạnh con sông Sét “thơ mộng” (sông Sét nay đã được bê tông hóa với hệ thống cống ngầm chảy phía dưới, còn bên trên chính là con đường Trần Đại Nghĩa hoành tráng ngày nay.
Để các bạn dễ hình dung hơn, khu Tam Giác Bách Khoa giờ chính là tòa nhà B1 bây giờ, đối diện KTX và siêu thị Minh Châu.
Ở thời kỳ hưng thịnh của mình, Tam Giác Bách Khoa tập trung rất nhiều quán game PC, quán net, quán PES… và tựa game được yêu thích nhất, nhiều người chơi nhất tại đây chính là Đế Chế ( AoE). Chỉ cần đi ngang qua khu này, bạn sẽ được thưởng thức những tiếng leng keng của ngựa chém, tiếng uỳnh uỳnh của pháo cũng như tiếng thét bi thương khi nông dân phải nằm xuống. Đan xen với đó là những tiếng nổ giòn tan của khẩu 46 trong Haftlife.
Đế Chế là tựa game được yêu thích nhất tại khu Tam Giác Bách Khoa.
Thậm chí, theo ý kiến của nhiều “tiền bối” 8x, một khi đã là sinh viên Bách Khoa yêu thích game, không ai là không một lần tìm đến Tam Giác Bách Khoa để “thử lửa”. Tại đây, ngoài việc chơi game giá rẻ, sinh viên còn được thưởng thức những bữa ăn “no đến tận bữa sau” với giá hết sức rẻ, chỉ vào khoảng 3.000đ đến 4.000đ. Thậm chí, chủ hàng khi đó cũng hết sức thoải mái khi sẵn sàng cho sinh viên “ghi nợ” mà chẳng lấy một đồng tiền lãi nào. Tất nhiên, việc cơm giá rẻ, cửa hàng lại được đặt trong tụ điểm game nên chất lượng cũng như khâu vệ sinh đều tệ.
Hình ảnh quen thuộc của những game thủ đời đầu.
Đến năm 2006, khu Tam Giác Bách Khoa đã bị giải tỏa với mục đích phục vụ cho kế hoạch xây dựng, cải tạo của trường Đại Học Bách Khoa. Mặc dù vậy, theo ý kiến của những tiền bối trước đây, sở dĩ Tam Giác Bách Khoa bị xóa sổ là bởi ngoài game ra nó tụ tập rất nhiều tệ nạn xã hội như Lô đề, cờ bạc, cá độ, cho vay cầm đồ… Các sinh viên khi bước vào đây rất khó tránh khỏi sa ngã, hư hỏng cả cuộc đời nên các nhà chức trách mới quyết định phải thẳng tay dẹp bỏ.
Thế nhưng, dù nói thế nào đi chăng nữa, Tam Giác Bác Khoa sẽ vẫn mãi là niềm tự hào, là biểu tượng và là ký ức đẹp trong lòng cộng đồng game Việt.
Video đang HOT
Sau thời Tam Giác Bách Khoa, cộng đồng game thủ Việt lại có thêm một tụ điểm “ăn chơi” khác cực kì nổi tiếng, đó chính là NetChùa. Đây là một Cyber Game đặt tài tầng 3 Trung tâm giải trí Hà Nội Starbowl được chính thức đưa vào hoạt động ngày 18/3/2006.
Mặc dù vậy, trái ngược với sự “dân dã, giản dị” của Tam Giác Bách Khoa, NetChùa được đầu tư rất lớn với dàn máy tính cấu hình cao Pentium 4 – 3.0 Ghz, Ram 1GMb, Video Card 256 (cực khủng vào thời điểm đó).
Ngoài ra, cách dịch vụ tại đây cũng tốt hơn nhiều lần so với Tam Giác Bách Khoa. Thế nhưng, giá thành chính là một trở ngại lớn đối với các sinh viên khi đến với NétChùa. Thành ra, Cyber Game này được đánh giá là phục vụ cho các người chơi có tiền, có nhu cầu chơi những game cấu hình cao hơn như Counter-Strike, FIFA, StarCraft, WarCraft III…
Sau Đế Chế, StarCraft là tựa game chiến thuật được yêu thích nhất tại Việt Nam.
Trong một thời gian dài, NetChùa liên tục được lựa chọn để tổ chức những giải đấu lớn tầm cỡ khu vực cũng như thế giới, tiêu biểu có thể kể đến là kì World Cyber Games 2006. Các anh tài StarCraft, WarCraft III, FIFA, Counter Strike thời bấy giờ cũng thường lựa chọn NetChùa làm địa điểm luyện tập.
NetChùa là nơi luyện tập của rất nhiều anh tài WarCraft III.
Thế nhưng, do vị trí không thuận lợi cũng như sự cạnh tranh gắt gao tới từ các phòng máy khác, cuối cùng NetChùa cũng đã phải đóng cửa. Mặc dù vậy, mô hình quán game chuyên nghiệp mà NetChùa áp dụng đã mở ra một kỉ nguyên mới để các phòng máy sau đó học tập theo.
Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến một số tụ điểm ăn chơi khác của giới game thủ Hà Nội nay đã không còn như Net Việt Cyber Game (Hoàng Cầu), Cyzone 1 (Tây Sơn).
Theo Gamek
Những kiểu 'chết' khác thường của game thủ AOE
Cuộc sống của mỗi người chơi bắt đầu từ lúc chúng ta tìm được niềm đam mê từ chuột và bàn phím, nhưng ai biết được đoạn kết của mỗi người.
1. Không tìm thấy mỏ quả, mỏ quả trong rừng trong đá, thằng ăn thằng đợi chậm dân, buồn quá chết.
2. Gặp mỏ quả đôi, mừng quá chết.
3. Dân Pesian nhà 7 voi, 2 hươu, sướng quá không đi tìm vàng, bị sỉ nhục mà chết.
4. Hăng máu đánh kèo, bị bùng độ, ức quá chết.
5. Đang chơi game bị mất điện. bực quá chết.
6. Đang chơi trong phòng kín, đông người, có "thằng mất dạy" nào ở gần "thả bom", thúi quá chết.
7. Đang chơi, time đè, bị tắt ứng dụng. Nhảy lầu chết.
8. Câu voi bị ken E không ăn được, chửi rủa om sòm, viêm họng chết.
9. Đang đánh chung kết, đập nhầm BG đối phương. Mất chức vô địch, ức chết.
10. Đánh chung kết, quân bài xấu hơn, bị đối phương đập móng BG, được xử thắng. Hạnh phúc mà chết.
11. Vừa đặt móng BM lên đời, bị ngựa dò đi qua chọc nổ. Khóc hết nước mắt mà chết.
12. Đang lên đời 3, gom nhầm nhà chính vào đạo ruộng nhấn S. Lại về đời 2. Chán nản mà chết.
13. Bị đối phương vẩy E bắt toàn bộ dân, thương dân mà chết.
14. Gọi đồng đội sang cứu, đồng đội bảo "Kệ mẹ mày". Cay quá chết.
15. Cầm chém tuyển (Greek, Choson, Cathar..) gặp nhà cung tuyển bo kín 3 lớp E không công được. Bất lực mà chết.
16. Cả ngày hóng kèo không có, chờ đợi mà chết.
17. Nghe G_Man bình luận hài quá, cười nhiều cũng chết.
18. Bị "chim lợn" bao quanh, điếc tai mà chết.
19. Đang chơi AOE, gặp thần tượng bên cạnh khen đánh hay, uy phong mà chết.
20. Gặp hacker, thất vọng về bản chất con người mà chết.
21. Lên đời sớm mà không chém được ai, nhục quá chết.
22. 799 food mà không có gi ăn thêm để kích lên đời, đập đầu vào bàn phím chết.
23. Nhà nghèo đi "đập lô", găp bãi voi hươu bi Person ăn chung, chán quá ngồi gặm chuột rồi chết.
24. Đánh cung R nhà không có rừng, hận đời rồi chết.
25. Găp đôi thu qua chay côi, nhồi máu cơ tim mà chêt.
26. Đánh team 4vs4. Cả 4 người đều cầm Shang, mải ngồi cười với khoe nhau, thua rủ nhau cùng chết.
27. Đang câu 2 voi co người ngồi bên quăng tay vương vao dây chuôt. Đánh nhau trong quán game mà chết.
28. Mải đánh kèo, nhịn đi vệ sinh, hư thận mà chết.
29. Thể lực kém, chơi xuyên đêm không ngủ, mệt mà chết.
30. Đang chơi có gái xinh tới ngồi bên cạnh, hoang mang mà chết.
Theo Gamek
Garena đang dần đóng cửa tính năng mạng LAN ảo Như vậy, các game thủ DotA, AOE, Left4Dead... sẽ không còn chỗ trú chân quen thuộc. Bất ngờ và không hề báo trước, tính năng mạng LAN ảo của Garena Plus đã bị chặn tại một số quốc gia cuối tuần qua. Rất nhiều game thủ đã thất vọng khi không thể sử dụng dịch vụ này để chơi các game quen thuộc...