Những điểm đến đẹp ở Bắc Giang
Thành cổ Xương Giang là ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ 15 – là điểm đến đầu tiên của những người đam mê lịch sử hay thích tìm tòi, khám phá kiến trúc.
Thành cổ Xương Giang
Năm 1407, giặc Minh cho đắp thành này. Tuy hiện nay thành đặt ở vùng bằng phẳng nhưng ngày xưa, nó là ở vị trí hiểm yếu với hệ thống sông con, đầm lầy, rộc trũng bao quanh. Do địa thế hiểm yếu, nên năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn phải vây đánh 9 tháng mới hạ được thành. Để kỷ niệm chiến thắng lịch sử này, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội kéo dài trong 2 ngày mùng 6 và mùng 7 tháng giêng.
Do sự tác động của lịch sử, thời gian và con người, ngôi thành hiện không còn nguyên vẹn mà chỉ còn những dấu tích. Từ các dấu tích ấy, có thể nhận thấy thành hình chữ nhật, rộng 27ha, có 4 cửa và được bao quanh bởi hào nước rộng.
Khi đến thành, khám phá từng ngóc ngách, chúng ta sẽ nhận ra những dấu ấn riêng biệt của ngôi thành như tại góc thành Tây Bắc vẫn còn cả tấm bia đá xanh nguyên vẹn, trên trán bia đề các chữ Hán “Xương Giang cổ thành bi ký” (bia ghi về thành cổ Xương Giang)…
Rừng nguyên sinh Khe Rỗ
Cách Hà Nội 120 km về phía đông bắc, rừng nguyên sinh Khe Rỗ thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho vùng Đông Bắc Việt Nam.
Rừng Khe Rỗ có hệ thống động thực vật phong phú và là khu rừng cấm nguyên sinh còn giữ được vẻ hoang sơ thích hợp với những du khách thích khám phá hay nghiên cứu. Đặc biệt, địa danh này sở hữu hai con suối lớn và rất đẹp. Một là suối nước Vàng quanh năm như mật ong, những viên đá nổi lên đủ màu sắc, kích cỡ; một là Khe Đin chảy dài với những đoạn thác cao đến 3, 4 tầng mỗi tầng khoảng 30-40m.
Có hai cách để khám phá Khe Rỗ. Một là xin nghỉ đêm ở trạm kiểm lâm, rồi vào bản, mua gà, rượu, rau, ra suối vừa câu cá, vừa tận hưởng thiên nhiên trong lành, vừa ngắm những tán rừng rậm rập, ghềnh đá vừa khề khà tâm sự. Vui chơi với những đoạn băng suối, lội đèo, dốc hay nghe mùi ngai ngái của cỏ lẫn trong không khí, tận hưởng bữa cơm nấu vội trong rừng, cái lạnh của núi, sương sớm là phương án thứ hai dành cho các bạn trẻ thích mạo hiểm.
Làng Thổ Hà và đình Thổ Hà
Từ Hà Nội theo quốc lộ 1 về hướng Bắc 31 km tới thành phố Bắc Ninh, rẽ trái đi 3 km tới phố Đặng, ngược theo đê sông Cầu 1 km thì tới bến đò Thổ Hà, sang đò là tới làng.
Video đang HOT
Thổ Hà là tên gọi một làng nghề có ba mặt là sông thuộc xã Vân Hà. Đây là một ngôi làng cổ thuần Việt với cây đa, bến nước, sân đình và những nếp nhà cổ nằm sâu trong các ngõ hẻm. Điểm khác biệt duy nhất so với các làng quê đặc trưng Bắc Bộ là người dân ở đây không sống bằng nghề nông mà sống bằng nghề thủ công và buôn bán nhỏ. Trước 1960 làng nổi tiếng về nghề làm gốm, từ 1990 lại đây nổi tiếng về nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo.
Nếu đến đây vài chục năm trước, du khách sẽ thấy rõ dấu ấn của nghề gốm vang bóng một thời thông qua những bức tường ngõ cổ, bức tường nhà xây toàn bằng những mảnh gốm vỡ hay tiểu sành phế phẩm mà không dùng chút vôi vữa nào, chỉ dùng bùn của sông Cầu để kết dính. Hiện nay các bức tường này đã bị “xi măng hóa”.
Đình Thổ Hà là một ngôi đình nổi tiếng của xứ Kinh Bắc. Đình thờ Thân Cảnh Phúc, một vị tướng nhà Lý, có công lớn trong kháng chiến chống quân Tống, dân tộc Tày, tù trưởng châu Quang Lang (Châu Ôn – Lạng Sơn), được vua Lý gả công chúa và phong chức tri châu.
Đình Thổ Hà là một công trình kiến trúc quy mô trên một khu đất rộng 3.000 m. Đình xây dựng năm 1685 thời vua Lê Chính Hòa năm thứ 7. Đến năm 1807 (Gia Long năm thứ 5) xây dựng tiền tế và hai nhà tả vu, hữu vu. Đình được dựng theo kiểu chữ công với nhiều chi tiết chạm trổ tinh vi, nhiều cảnh trí sinh động. Đặc biệt có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài, yếm, tóc búi hoặc chít khăn với nét mặt rạng rỡ. Nghệ thuật điêu khắc độc đáo từng được chính quyền Pháp xếp hạng trong Viện bảo tàng Bác Cổ Đông Dương.
Chương trình tham quan của khách khi đến đây là ngắm cảnh trên bến dưới thuyền của dòng sông Cầu, thăm đình làng, chùa, cổng làng, văn chỉ, xem các cây đa cổ thụ, thăm một số nhà cổ trong làng, xem những ngõ xóm hun hút đẹp với vẻ cổ kính, thăm lò sản xuất gốm, thăm các gia đình sản xuất bánh đa nem và mỳ gạo bằng máy và thủ công, thăm các gia đình nấu rượu gạo. Khi về du khách nên mua bánh đa nem, vài cân mỳ gạo, vài lít rượu gạo nếp để làm quà. Nếu du khách thích cảm giác mạnh hãy đến thăm Thổ Hà khi nước sông Cầu ở mức báo động số 3.
Khi du khách đến thăm Thổ Hà có thể đồng thời đến thăm hai địa điểm du lịch nổi tiếng nữa của đất Kinh Bắc, đó là chùa Bổ Đà và đền Bà Chúa Kho. Các địa điểm này chỉ cách nhau từ 3 đến 5 km.
Chùa Đức La
Chùa Đức La hay còn có tên chùa Vĩnh Nghiêm, là một trung tâm Phật giáo từ thời Trần thuộc thiền phái Trúc Lâm. Chùa nằm trên một quả đồi thấp, sau lưng là dãy núi Cô Tiên, thuộc xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Tương truyền chùa Vĩnh Nghiêm có từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự. Thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278) do có nhiều vị cao tăng tu hành nên chùa được tu tạo nguy nga, tráng lệ. Khi vua Trần Nhân Tông (1258-1308), từ bỏ ngôi vua thành người tu hành đến chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Ngoạ Vân (Yên Tử) thụ giới, lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sáng lập lên phái Thiền tông của Phật giáo Việt Nam. Hương Vân cùng hai đệ tử Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập, hoàn chỉnh phái Thiền tông Việt Nam gọi là Tam Tổ.
Chùa Vĩnh Nghiêm có quy mô lớn, tọa lạc trên mảnh đất khoảng 1 ha, bao quanh khuôn viên là luỹ tre dày đặc. Chùa được kiến trúc trên một trục, hướng đông nam gồm 4 khối: toà Thiên đường, toà Thượng điện, nhà Tổ đệ nhất, gác chuông, nhà tổ đệ nhị và một số công trình khác. Mở đầu là cổng tam quan xây gạch, sau đó đi vào hơn 100 m là bái đường (chùa Hộ).
Khu di tích Suối Mỡ và đền Suối Mỡ
Khu di tích suối Mỡ thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Khu di tích đón du khách với cái thoáng đãng của núi rừng, vẻ thanh bình của con đường uốn lượn men theo dòng suối, những mái nhà ẩn hiện trong tán cây, núi non hùng vĩ. Nếu không thích thong dong trên con đường này, bạn có thể khám phá lối đi khác được tạo ra bởi nhiều vách đá. Vào mùa mưa, những vách đá này thường rất trơn nên chống chỉ định cho du khách.
Dù chọn hành trình nào, trên đường đi, du khách sẽ có dịp nghỉ chân tại những ngôi nhà nhỏ, vừa giải khát với ngụm nước vối, thưởng thức những đặc sản địa phương như mít, vải, đu đủ… vừa ngắm nhìn mọi thứ từ trên cao.
Ngoài việc thưởng ngoạn phong cảnh, đến suối Mỡ du khách còn như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh với những ngôi đền, chùa nằm tĩnh tại trên những mỏm núi. Nổi bật nhất là đền Suối Mỡ, bao gồm đền Hạ, Trung, Thượng, nằm dọc theo dòng suối Mỡ chung Thượng Ngàn Thánh Mẫu (công chúa Quế Mỵ Nương đời vua Hùng thứ 16). Tương truyền bà là người đã có công mở thác Vực Mỡ đưa nước về cho dân khai hoang trồng trọt, lập làng xóm.
Tại mỗi đến phong cảnh lại có sự thay đổi khác nhau mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, đặc biệt nhất là 5 ngọn thác luôn đổ nước trắng xóa. Theo truyền thuyết, đó chính là 5 ngón tay của công chúa Quế Mỵ Nương.
Khu du lịch Khuôn Thần
Từ TP Bắc Giang đi ngược lên vùng Đông Bắc 40km (phố Chũ) rồi rẽ trái 10km là tới khu du lịch Khuôn Thần thuộc địa phận huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Khu du lịch có 2 điểm nhấn là hồ và rừng Khuôn Thần. Hồ Khuôn Thần rộng 240ha, lòng hồ có 5 đảo nhỏ được trồng thông xanh có tuổi từ 15-20 năm. Hồ thích hợp cho việc dạo chơi trên hồ, câu cá…
Rừng Khuôn Thần rộng khoảng 700ha, trong đó rừng tự nhiên là 300ha, rừng thông 400ha. Xung quanh khu du lịch Khuôn Thần là vườn cây đặc sản: vải Thái Lan, vải thiều, hồng, na… Du khách đến đây có thể cắm trại, thưởng thức mật ong, rượu tắc kè, hạt dẻ… hay tham dự các buổi sinh hoạt văn hóa với dân địa phương
Vườn Quốc gia Cúc Phương - rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam
Vườn quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là khu bảo tồn thiên nhiên, nơi có hệ sinh thái động, thực vật phong phú, đa dạng ở nước ta.
Không chỉ là vườn quốc gia, Cúc Phương còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên độc đáo.
Là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, sự đa dạng về hệ sinh thái động thực vật cũng như các giá trị văn hoá lịch sử, Vườn Quốc Gia Cúc Phương trở thành một trong những địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn nhất cả nước hiện nay.
Rừng quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn thiên nhiên tại Đông Bắc Bộ.
Rừng quốc gia Cúc Phương nằm giữa lòng dãy núi Tam Điệp hùng vĩ thuộc xã Cúc Phương, huyện Nho Quan (Nình Bình). Cách Hà Nội 120 km, Cúc Phương chính thức trở thành vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam vào ngày 7/7/1962. Rừng quốc gia Cúc Phương nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ, tiếp giáp với vùng núi Tây Bắc và thuộc địa phận 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa.
Với tổng diện tích là 22.408 ha, nơi đây có hệ sinh thái, động vật phong phú, đa dạng, mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn, tại đây có tới 2.234 loài thực vật bậc cao và rêu, 122 loài bò sát và lưỡng cư, 66 loài cá, gần 2.000 loài côn trùng, 135 loài thú, 336 loài chim cư trú. Trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ, đây là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thiên nhiên. Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, có thời tiết mát mẻ, hệ sinh thái độc đáo, là nơi du khách chứng kiến tận mắt nhiều loài linh trưởng, đặc biệt là loài voọc mông đen trắng.
Cúc Phương trở thành một khu du lịch nổi tiếng được Tổ chức World Travel Awards bầu chọn và vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á trong 5 năm liên tiếp, từ 2019 - 2023. Khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương cũng lưu lại nhiều giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo. Du khách có thể khám phá rừng thực vật, ghé thăm Bảo tàng Cúc Phương. Đây là nơi trưng bày những mẫu sinh vật, tìm hiểu thông tin về nhiều loài côn trùng.
Bên cạnh hệ sinh vật thì phong cảnh thiên nhiên là điểm nhấn không thể bỏ lỡ khi đến vườn quốc gia Cúc Phương. Ngắm trọn khung cảnh Cúc Phương, Tràng An, Bái Đính, tận hưởng khung cảnh yên bình trên hồ Yên Quang, khám phá những hang động tiền sử đầy bí ẩn sẽ là trải nghiệm thú vị dành cho du khách. Đặc biệt, bản người Mường là nơi bạn có dịp tìm hiểu về văn hóa, nếp sống của người Mường tại Cúc Phương.
Phần diện tích của Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận Ninh Bình được cho là có nhiều cảnh quan đẹp và hệ sinh thái đa dạng nhất. Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan Vườn quốc gia Cúc Phương là vào tháng 4 - 5. Đây là đầu hè nên thời tiết còn mát mẻ, hệ sinh thái nở rộ rất thuận tiện cho các hoạt động trải nghiệm của du khách. Đặc biệt, đây là thời điểm mùa bướm nở rộ đem đến cho Cúc Phương vẻ đẹp rất thơ mộng, độc đáo. Ngược lại, khoảng thời gian vào mùa mưa là thời điểm nên hạn chế vào giữa lòng rừng Cúc Phương. Đường trong rừng khá trơn, lại xuất hiện nhiều muỗi rừng hoặc vắt rất nguy hiểm.
Rừng Cúc Phương thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Theo Giám đốc Trung tâm Giáo dục Môi trường và Dịch vụ Vườn quốc gia Cúc Phương Phạm Kiên Cường: Ngoài tour du lịch, rừng Cúc Phương giúp mọi người đến tham quan trải nghiệm hiểu hơn về rừng nguyên sinh, cuộc sống thiên nhiên hoang dã, qua đó, nhằm giáo dục mọi người về việc tôn trọng môi trường thiên nhiên và lan tỏa trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Hiện Vườn quốc gia Cúc Phương mở tour du lịch đêm, đưa du khách tham quan khu bảo tồn thiên nhiên bằng xe điện, tìm hiểu về hệ sinh thái tự nhiên, tận hưởng không gian yên bình, trong trẻo trong cung đường xuyên rừng dài khoảng 5 km, du khách được trải nghiệm cuộc sống về đêm của các loài động vật hoang dã, tận mắt chiêm ngưỡng các loài thú như: nai, heo rừng, hoặc may mắn hơn có thể quan sát được các loài quý hiếm như tê tê, cầy vằn, cầy mực, mèo rừng, rái cá, culi...; vào mùa đom đóm, du khách sẽ được hòa vào màn trình diễn của hàng triệu con đom đóm lấp ánh, huyền ảo như bầu trời đầy sao dưới tán rừng nguyên sinh.
Vườn quốc gia Cúc Phương chính là tài nguyên du lịch quý giá và niềm tự hào của du lịch Ninh Bình, là rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam.
Thác Đồng Quan (Thanh Hóa): Điểm đến thú vị Thác Đồng Quan, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân là điểm đến lý tưởng để mọi người tìm đến giải tỏa hết mọi ưu tư, muộn phiền. Thế nên mới có câu: "Một lần đến thác Đồng Quan/ Ưu tư tan hết, nấc thang thiên đàng". Không gian ở nơi đây thật khác lạ, tiếng nước chảy ào ào suốt ngày đêm, cây...